Hãy dừng hợp tác với ĐCSTQ để không tiếp tay cho tội ác diệt chủng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 28/8, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nói: “Chúng ta cần giữ vững lập trường tư tưởng. Chúng ta cần tích cực và kiên định giải quyết các vấn đề tư tưởng liên quan đến yếu tố dân tộc, và tiếp tục xóa bỏ những tư tưởng độc hại về chủ nghĩa ly khai sắc tộc và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”.

Tuyên bố của ông Tập mang tính phân biệt chủng tộc sâu sắc và được nhấn mạnh trong bối cảnh có ba cuộc diệt chủng chống lại người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc .

Phát biểu trước một hội nghị quốc gia về các vấn đề dân tộc, ông Tập nói rằng, những người tham dự nên “kiên quyết ngăn chặn những rủi ro lớn và những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong các vấn đề dân tộc”.

Ở đây, ông Tập đang biện minh cho các cuộc diệt chủng ngay cả khi không có "mối nguy hiểm" rõ ràng về sắc tộc, mà chỉ là "mối nguy hiểm" tiềm ẩn.

Ông Tập dường như phớt lờ hành vi đạo đức giả của bản thân, tuyên bố, "Cần hợp tác với các nước lớn, khu vực, các tổ chức quốc tế và các dân tộc thiểu số Hoa kiều để tăng cường hoạt động chống khủng bố quốc tế".

Ông Tập rõ ràng không đưa ra vấn đề sắc tộc đối với người Trung Quốc (người Hán) ở nước ngoài. Trên thực tế, ông Tập ưu ái sự hợp tác với đối tượng này hơn. Ở đây, sự phân biệt chủng tộc của ông Tập đã thể hiện rõ hơn. Đặc biệt, người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ không còn được phép đi lại, cho nên, họ tất nhiên sẽ không phải là người Trung Quốc mà ông Tập đang khuyến khích hợp tác để “chống khủng bố quốc tế.

Ông Tập đã đề xuất hợp tác với người Hán ở Hoa Kỳ hoặc ở Afghanistan để tiến hành cuộc chiến chống khủng bố và “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” cụ thể như thế nào? Để có câu trả lời, xin độc giả hãy đọc nghiên cứu điển hình mới nhất của Freedom House về cuộc đàn áp người thiểu số xuyên quốc gia của Trung Quốc.

Hội nghị ông Tập có những lời phát biểu trên tập trung vào việc "rèn luyện ý thức cộng đồng của đất nước Trung Quốc".

“Cộng đồng” này được các nhà phân tích Trung Quốc hiểu là chống Mỹ, như được ông Xie Maosong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Khoa học Trung Quốc giải thích với tờ Morning South China: "Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc vào năm 2018, sau đó là cuộc chiến công nghệ và cuộc chiến ý thức hệ, bao gồm các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Ý thức cộng đồng trong đất nước Trung Quốc có thể giúp chúng ta đối mặt với sự cạnh tranh của đất nước với Hoa Kỳ. Đó là về an ninh quốc gia và sự ổn định của quốc gia, và chúng ta không nên để điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển của mình”.

Nhưng theo nhà nghiên cứu Teng Biao của Đại học Chicago và luật sư nhân quyền quốc tế Terri Marsh, chính phủ Hoa Kỳ cần nhận thức rằng ĐCSTQ hoạt động như một tổ chức khủng bố.

Xét về chủ nghĩa diệt chủng, chủ nghĩa chống Mỹ và sự gia tăng sức mạnh to lớn của Trung Quốc, thì sự hợp tác với ĐCSTQ về bất kỳ vấn đề nào, kể cả chống lại chủ nghĩa khủng bố đều là đạo đức giả, là phân biệt chủng tộc, là mù quáng và cuối cùng là “chuốc vạ vào thân”.

Tuy nhiên, chính quyền Biden dường như đang cầu xin Trung Quốc hợp tác nhiều hơn, mà trên thực tế, chính là hình phạt nhiều hơn.

Trước khi trở thành Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Antony Blinken ủng hộ hợp tác với Bắc Kinh về COVID-19. Giờ đây, ông ta ủng hộ hợp tác với Trung Quốc để chống lại chủ nghĩa khủng bố, ngay cả khi ĐCSTQ thực hiện một cuộc diệt chủng chống lại người Duy Ngô Nhĩ nhưng lại tuyên bố đó là một hình thức chống khủng bố. Trung Quốc cũng vu khống rằng Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) là một “nhóm khủng bố Duy Ngô Nhĩ”.

Vào tháng 7, Ngoại trưởng Blinken đã gợi ý hợp tác với Trung Quốc bằng cách nói rằng, sự tham gia của Trung Quốc vào Afghanistan có thể là “một điều tích cực”. Phát ngôn của ông Blinken cho thấy ông ta cực kỳ ngây thơ, nếu không muốn nặng lời hơn nữa.

Ông Blinken đồng sáng lập WestExec Advisors, một công ty để “quảng bá về sự hỗ trợ các trường đại học lớn của Mỹ quyên góp tại Trung Quốc mà không ảnh hưởng đến các khoản tài trợ nghiên cứu từ Lầu Năm Góc”, theo Washington Free Beacon. “Một phiên bản lưu trữ của trang web của WestExec tuyên bố rằng ‘các trường đại học nghiên cứu của Mỹ là một trong số các khách hàng của công ty và công ty sẽ tư vấn để các trường đại học Mỹ tiếp tục là đối tác đáng tin cậy cho các khoản tài trợ nghiên cứu từ Bộ Quốc phòng, đồng thời mở rộng hợp tác nghiên cứu nước ngoài, chấp nhận tài trợ nước ngoài và chào đón sinh viên nước ngoài tham gia các chương trình STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) quan trọng”.

Vào thời điểm mà hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ Hoa Kỳ của Trung Quốc khiến Hoa Kỳ tiêu tốn tới 600 tỷ đô la mỗi năm, đây là người mà Tổng thống Joe Biden đã chọn làm Ngoại trưởng.

Một bản tóm tắt của Reuters về tuyên bố của ông Vương cho biết, vào ngày 29/8, ông Blinken lại nói chuyện điện thoại với Trung Quốc, lần này là với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, người được cho là đã nói với Ngoại trưởng Mỹ “rằng cộng đồng quốc tế nên tham gia với các nhà cầm quyền Taliban mới của Afghanistan và “cung cấp cho họ những hướng dẫn tích cực”.

Một cuộc tuần tra của Taliban trên đường phố Kabul vào ngày 29/8/2021. (Aamir Qureshia / AFP qua Getty Images)

Theo Reuters, tuyên bố của ông Vương cũng nói: “Washington nên làm việc với cộng đồng quốc tế để cung cấp viện trợ kinh tế và nhân đạo cho Afghanistan, giúp chế độ mới vận hành các chức năng của chính phủ một cách bình thường, duy trì ổn định xã hội, ngăn chặn lạm phát và sự leo thang giá cả sinh hoạt".

Nói cách khác, ông Vương khuyến cáo Hoa Kỳ đổ tiền vào chính phủ Taliban, sau 20 năm Taliban giết người Mỹ và bảo vệ trùm khủng bố Osama bin Laden.

"Trong khi tôn trọng chủ quyền của Afghanistan, Hoa Kỳ nên có hành động cụ thể để giúp Afghanistan chống lại chủ nghĩa khủng bố và ngăn chặn bạo lực, thay vì chơi các tiêu chuẩn kép hoặc chống khủng bố một cách có chọn lọc", ông Vương nói tiếp trong tuyên bố. Ông đổ lỗi cho "sự rút lui vội vàng" của Mỹ cho phép những kẻ khủng bố "tập hợp lực lượng trở lại và trở lên mạnh mẽ hơn".

Ông Vương dường như đã phớt lờ cam kết kéo dài 20 năm của Mỹ và đồng minh trong việc xây dựng nền dân chủ và pháp quyền ở Afghanistan. Trong thời gian đó, Trung Quốc luôn ủng hộ Pakistan, quốc gia bảo trợ chủ nghĩa khủng bố. Sự tài trợ đó của Trung Quốc bao gồm cả Taliban.

Vào tháng 7, ông Vương đã tiếp đón Mullah Baradar, lãnh tụ chính trị của Taliban. Điều này phù hợp với thâm niên quan hệ ngoại giao của ĐCSTQ với Taliban và các hỗ trợ khác của Bắc Kinh cho tổ chức khủng bố này.

Nhưng tuần trước, ông Blinken rõ ràng đã bị hoàn cảnh buộc phải tập trung vào mục tiêu ngắn hạn là sơ tán sân bay Kabul, thay vì một chiến lược dài hạn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price đã đưa ra một tuyên bố cho biết, ông Blinken và ông Vương đã thảo luận về “tầm quan trọng của cộng đồng quốc tế trong việc yêu cầu Taliban phải chịu trách nhiệm về những cam kết công khai của họ liên quan đến sự an toàn và tự do đi lại cho người Afghanistan và các công dân nước ngoài”.

Nói cách khác, Washington đang cầu xin Taliban và Trung Quốc để cho phép người Mỹ và đồng minh Afghanistan của họ rời khỏi Kabul. Các nhà ngoại giao của Hoa Kỳ đang rất tuyệt vọng khi bị đẩy vào tình trạng đáng sợ mà ông Vương đang lợi dụng để trục lợi cho Trung Quốc.

Trong một cuộc gọi ngày 16/8 với ông Blinken về Afghanistan, ông Vương nói: “Hoa Kỳ không thể vừa chủ động tìm cách kiềm chế và đàn áp Trung Quốc, làm tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc, lại vừa hy vọng vào sự hợp tác của Trung Quốc”. Ông Vương cũng chỉ trích Hoa Kỳ đã loại bỏ tổ chức ETIM khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Rõ ràng, sự “hợp tác” của Trung Quốc trong việc đưa người dân Hoa Kỳ ra khỏi Afghanistan là có giá cả: Hoa Kỳ phải để Trung Quốc bành trướng, phải từ bỏ yêu cầu về các giá trị dân chủ, đạo đức và cam kết nhân quyền. Nếu Hoa Kỳ từ chối tham gia vào cuộc chiến của Tập Cận Bình để chống lại chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và phân biệt chủng tộc “độc hại”, thì Hoa Kỳ sẽ phải chứng kiến các công dân của mình ​​và đồng minh ở Kabul bị giết hại bởi Taliban được ĐCSTQ hậu thuẫn.

Điều đó đủ để bất kỳ chính quyền sáng suốt nào của Hoa Kỳ dừng hợp tác với ĐCSTQ. Họ là những kẻ cực đoan, và Hoa Kỳ không thể thương lượng với những kẻ khủng bố, bất kể chúng trực thuộc Taliban hay ĐCSTQ.

Quan điểm thể hiện trong bài báo là quan điểm riêng của tác giả và không đại diện cho quan điểm của NTDVN.

Tác giả: Anders Corr

Anders Corr tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là Tổng biên tập của Corr Analytics Inc., nhà xuất bản Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã làm các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của cuốn “Tập trung quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời là nhà biên tập cho cuốn “Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn”.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hãy dừng hợp tác với ĐCSTQ để không tiếp tay cho tội ác diệt chủng