Hiệp ước với Solomon mang lại vị thế mới cho Bắc Kinh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo cựu lãnh đạo tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hiệp ước an ninh mới được ký kết giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đang tìm cách cô lập Hoa Kỳ và các đồng minh của họ trong khu vực này.

Hiệp ước gây tranh cãi được ký kết hồi tuần trước này sẽ cho phép ĐCS Trung Quốc — với sự đồng thuận của Quần đảo Solomon — điều động cảnh sát, quân đội, vũ khí, và thậm chí cả chiến hạm hải quân để “bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và các dự án lớn của Trung Quốc trong quần đảo Solomon”, dựa trên một số trang bị rò rỉ từ văn kiện này.

Nếu hiệp ước này được thực hiện một cách toàn diện, thì nó sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng vươn tầm ảnh hưởng của mình ra khỏi khu vực Biển Đông và tiến vào khu vực Nam Thái Bình Dương, đồng thời cắt đứt các tuyến đường hàng hải và đường hàng không nối Hoa Kỳ với các đồng minh Úc và New Zealand, theo ông James Fannell, cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.

Lực lượng cảnh sát hoàng gia Quần đảo Solomon (RSIPF) công bố ngày 29/3/2022 cho thấy các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc đang đào tạo các sĩ quan RSIPF diễn tập các kỹ năng chiến đấu phi vũ trang, cách sử dụng gậy dài, khiên tròn, dùi cui chiến thuật, còng tay, chiến thuật súng trường cơ bản và kiểm soát đám đông. (Ảnh: Getty Images)

Quần đảo Solomon có một vị thế chiến lược ở Thái Bình Dương, cách Úc chưa đầy 1,200 dặm (hơn 1,900 km).

Cả Trung Quốc và Quần đảo Solomon đều bác bỏ thông tin cho rằng hòn đảo này sẽ cho phép Bắc Kinh đóng quân ở đó theo sau hiệp ước trên. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Fanell, thỏa thuận này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc dừng chân ở Solomon trong trường hợp cần tiếp nhiên liệu và tái trang bị. Ông cho rằng đây mới chỉ là “sự khởi đầu của một loại căn cứ”.

“Lần đầu tiên điều này đang đặt ra một chỗ đứng vững chắc rằng Trung Quốc giờ đây sẽ có khả năng vận hành đầy đủ các tàu quân sự và tàu chiến từ bên trong Biển Đông”, ông Fannell gần đây đã nói với chương trình “China Insider” của Epoch TV.

Xét đến địa thế chiến lược của hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương, bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc trên quần đảo Solomon cũng đều có lợi cho Bắc Kinh dưới kịch bản xâm lược Đài Loan bằng cách cản trở khả năng đáp trả của Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực này, ông Fannell nói. Trung Quốc coi Đài Loan tự trị là một phần lãnh thổ của mình và tuyên bố sẽ chiếm đoạt bằng vũ lực nếu cần thiết.

Ông nói: “Nếu Trung Quốc có thể thiết lập một chuỗi các căn cứ … như một thanh sắt đi qua Nam Thái Bình Dương, thì nó sẽ tách Úc, New Zealand, khỏi Hoa Kỳ, đồng thời sẽ tách khỏi Úc, khỏi Nhật Bản”.

Với một kịch bản như vậy, nhà cầm quyền này cuối cùng sẽ có thể phá vỡ mạng lưới đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cụ thể là Nhật Bản, Úc, và New Zealand, và bành trướng sự ảnh hưởng của riêng mình ở đó, theo ông Fannell.

Nhiều năm bỏ mặc

Các nước phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ và Anh, có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương, ông Fannell cho biết. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, hàng ngàn binh sĩ Mỹ, Anh, và Úc đã hy sinh mạng sống của họ trong cuộc chiến giải phóng các hòn đảo này khỏi sự đô hộ của Nhật Bản.

Tuy nhiên, trong hơn một thập niên qua, các cường quốc phương Tây đã bỏ mặc khu vực này, khiến người dân ở đó sống trong điều kiện thiếu thốn mà không có sự hỗ trợ cần thiết, ông nói. Điều này đã mở đường cho Trung Quốc điền vào chỗ trống và đề nghị trợ giúp.

Quần đảo Solomon, hình ảnh này được tổng hợp từ dữ liệu thu được bởi vệ tinh LANDSAT 7. (Ảnh: Planet Observer / Universal Images Group / Getty Images)

Ông Fannell phân tích, “Họ có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng cơ sở hạ tầng và sự phát triển của họ còn hạn chế để giúp họ hưởng lợi từ chính tài nguyên của mình. Vậy nên họ cần một người ra tay giúp sức. Thế là Trung Quốc đã xuất hiện và đưa ra những cam kết”.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, người dân quần đảo Solomon, phần lớn đều theo Cơ Đốc Giáo, nên không ủng hộ Trung Quốc.

Ông Fannell cho biết, “Họ chỉ muốn có tự do, họ muốn có quyền sở hữu đất đai của họ, họ muốn có sự tôn trọng và pháp quyền. Họ không muốn bị ảnh hưởng bởi một quốc gia như ĐCS Trung Quốc”.

Năm ngoái (2021), đất nước này đã bị rung chuyển bởi các cuộc bạo động xuất phát từ các cuộc biểu tình ôn hòa, một phần là do mối quan hệ ngày càng nảy nở của chính phủ nước này với Bắc Kinh.

Do đó, Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Đài Loan và Nhật Bản nên hợp tác với nhau để đưa ra các dự án phát triển các quốc đảo [trong khu vực] này nhằm cho phép các quốc gia này tự kiểm soát vận mệnh của mình, theo ông Flannel.

Ông tin rằng người dân Quần đảo Solomon có thể chấp nhận được những lời đề nghị từ các quốc gia có cùng chí hướng, thay vì ĐCS Trung Quốc.

Ông Flannel nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và các đồng minh nên hành động nhanh chóng, nếu không, “Trung Quốc có thể đẩy Hoa Kỳ và sự ảnh hưởng của nước này ra khỏi khu vực Nam Thái Bình Dương trong 15 năm”.

Ông nói: “Mỗi ngày mà chúng ta trì hoãn, là thêm một ngày ĐCS Trung Quốc thâm nhập một sâu vào khu vực”.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hiệp ước với Solomon mang lại vị thế mới cho Bắc Kinh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương