Hiệu ứng Kabul và Trục ma quỷ mới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiệu ứng cánh bướm, như bạn không còn nghi ngờ gì nữa, là một hiện tượng theo đó những thay đổi nhỏ trong một hệ thống phức tạp, cục bộ dẫn đến những thay đổi to lớn ở những nơi khác. Nếu tôi có thể phóng đại một chút, thì cái đập của cánh bướm ở Tokyo có khả năng gây ra động đất ở Tehran.

Còn “Hiệu ứng Kabul”, một hiện tượng mà sự sụp đổ của thủ đô Afghanistan đã gây ra những hiệu ứng lan truyền trên khắp thế giới, từ châu Âu đến Hoa Kỳ, Bắc Kinh đến Bengaluru, từ Karachi đến Kashmir? Với việc Taliban trở lại nắm quyền, "hiệu ứng Kabul" có vẻ sẽ thay đổi tình thế địa chính trị theo những cách sâu sắc nhất có thể tưởng tượng được.

Với việc chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) sẵn sàng liên kết với Taliban, khai thác khoáng sản đất hiếm của Afghanistan, điều gì sẽ xảy ra với Pakistan, một quốc gia mà Trung Quốc đã có ảnh hưởng khá lớn?

Sáu năm trước, chính quyền Trung Quốc đã khởi động Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), một “công cụ thay đổi thế cuộc” kinh tế trị giá hàng tỷ đô la. Là một bánh răng quan trọng trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, hành lang kinh tế, theo báo cáo, hiện trị giá 62 tỷ đô la. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Pakistan và rất háo hức khi thấy những khoản đầu tư này có kết quả. Tuy nhiên, với việc Taliban nắm quyền, liệu sự biến động ở nước láng giềng Afghanistan có thể đem đến tổn hại cho Pakistan? Nếu Pakistan bị kéo vào vòng xoáy bạo lực, thì các khoản đầu tư của Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Tất cả những tòa nhà và cây cầu ở đó, do Bắc Kinh tài trợ, có thể bị ném bom vào quên lãng.

Người lao động đi qua Cảng Gwadar ở Pakistan, một dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ đô la mà Trung Quốc đã đầu tư trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. (Hình ảnh Amelie Herenstein / AFP / Getty)

Tuy nhiên, trên thực tế, Thủ tướng Pakistan Imran Khan là người ủng hộ Taliban. Khi nhóm khủng bố chiếm thủ đô, ông Khan ca ngợi việc chiếm giữ, tuyên bố rằng "xiềng xích nô lệ" đã bị phá vỡ. Người ta tự hỏi, phụ nữ Afghanistan phải nói gì về sự phá vỡ "xiềng xích nô lệ" này, đặc biệt là những cô gái sẽ bị ép gả cho các thành viên của Taliban. Hiện tại, các khoản đầu tư của chính quyền Trung Quốc vào Pakistan có vẻ an toàn. Nếu Taliban, Bắc Kinh và Pakistan hợp tác hòa hợp, mà có vẻ là như thế, thì chúng ta rất có thể sẽ chứng kiến ​​một Trục ma quỷ mới.

Tam nan kinh tế (Unholy Trinity)

Vào ngày 16/8, chính quyền Trung Quốc, rõ ràng là không quen với khái niệm đối ngược, đã đưa ra một tuyên bố khá thú vị. Các quan chức ở Bắc Kinh, “tôn trọng ý chí và sự lựa chọn của người dân Afghanistan”, nhưng cũng tôn trọng ý chí và sự lựa chọn của Taliban, một phong trào giết người đã và đang thực thi nghiêm ngặt luật Sharia trên khắp đất nước. Tất nhiên, ĐCSTQ không tôn trọng “ý chí và sự lựa chọn” của bất kỳ ai, ngay cả đó là người dân của họ. Tuyên bố, đầy rẫy những điều chung chung, thực sự có thể rút gọn thành hai câu: Bắc Kinh đã sẵn sàng và sẵn sàng làm việc với Taliban. Tất cả đều vì lợi nhuận.

Ở Afghanistan, khoáng sản và kim loại đất hiếm là một phần của ngành công nghiệp trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD. Khi ĐCSTQ có vẻ sẽ tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Afghanistan, họ cũng sẽ tìm cách thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Taliban và Pakistan.

Mặc dù những phát triển như vậy có thể khiến chính quyền Biden lo ngại, nhưng Hoa Kỳ được may mắn bởi khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, Ấn Độ, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, thì không. Pakistan và Trung Quốc, thống nhất bởi lợi ích kinh tế, cũng thống nhất bởi thái độ coi thường Ấn Độ. Liệu các quan chức ở Bắc Kinh và Islamabad có sử dụng sự phát triển của Taliban để nhắm vào quốc gia đông dân thứ hai thế giới không?

Nhà báo Brazil Pepe Escobar đã chế nhạo ý tưởng về “Trục ma quỷ mới”. Ông ta cho rằng, mối liên hệ giữa Taliban-Pakistan-Trung Quốc là điều bịa đặt, là sản phẩm của trí tưởng tượng của chúng tôi. Tôi có ý kiến ​​khác. Với việc Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Taliban, người dân Ấn Độ hiện dễ bị tấn công hơn so với cách đây vài tuần.

Từ đường sá đến các con đập, chính phủ Ấn Độ đã đầu tư đáng kể vào Afghanistan. Nhưng tất cả các khoản đầu tư này đều đến với sự chúc phúc của Hoa Kỳ từ rất lâu, trước khi Taliban thay đổi câu chuyện. Bây giờ, như BBC đưa tin, sự lên ngôi của Taliban có khả năng sẽ "nắm gân" chính phủ Ấn Độ, "do mối quan hệ căng thẳng trong lịch sử của đất nước và tranh chấp biên giới với Pakistan và Trung Quốc". Việc tái cơ cấu địa chính trị có khả năng gây ra những tổn hại đáng kể cho Ấn Độ, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Trước đây, Taliban từ chối công nhận đường biên giới nổi tiếng lỏng lẻo giữa Pakistan và Ấn Độ, nhưng điều đó có thể sắp thay đổi

Nếu Taliban đồng ý công nhận biên giới, thì Kashmir đang do Ấn Độ quản lý, một lần nữa, sẽ trở thành tâm điểm của xung đột bạo lực. Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền Kashmir, một khu vực Himalaya đa dạng về sắc tộc và có nhiều biến động. Hiện tại, cả hai quốc gia đều cai quản các phần riêng biệt của Kashmir, được phân chia bởi Ranh giới Kiểm soát (LoC). Nếu Taliban, được hỗ trợ bởi các quan chức ở Bắc Kinh, bị cuốn vào phương trình Kashmir, thì Ấn Độ sẽ phải chịu thiệt hại.

Mặc dù vẫn còn phải xem liệu bộ ba tà ác này có trở thành một Trục ma quỷ chính hiệu hay không, nhưng những ai giễu cợt ý tưởng này vẫn sẽ nhớ rằng chính quyền Trung Quốc, Pakistan và Taliban được biết đến với nhiều thứ, hầu hết mọi thứ đều xấu xa. Một liên minh như vậy sẽ chỉ làm gia tăng những thứ tà ác, thay vì kiềm chế chúng.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hiệu ứng Kabul và Trục ma quỷ mới