Hoa Kỳ đàm phán 7 giờ với Trung Quốc sau khi có thông tin Bắc Kinh giúp Nga

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã gặp nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Rome hôm 14/03, sau khi có thông tin rằng Nga đã yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ quân sự và kinh tế cho cuộc xâm lược đang diễn ra của họ tại Ukraine.

Cuộc gặp kéo dài khoảng 7 giờ. Một tuyên bố chính thức ngắn gọn từ Nhà Trắng cho biết cuộc gặp này thảo luận thêm về những lo ngại được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa lãnh đạo ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden vào cuối năm ngoái, và bao gồm một “cuộc thảo luận quan trọng” về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Ngay trước cuộc gặp, theo Financial Times, các quan chức ẩn danh trong Bộ Ngoại giao của chính phủ Tổng thống Biden đã gửi thông tin đến các đồng minh ở Châu Âu và Châu Á, tuyên bố rằng Nga đã yêu cầu hỗ trợ quân sự và kinh tế từ Trung Quốc và các quan chức ĐCS Trung Quốc đã ra hiệu sẵn sàng hỗ trợ.

Tuyên bố này được lặp lại bởi Trung tướng Keith Kellogg đã về hưu trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News hôm 14/03.

Ông Kellogg nói: “Ông ấy [Putin] sẽ đến Trung Quốc để nhận hỗ trợ quân sự và hỗ trợ kinh tế".

“Ông ấy sẽ không nhờ tới Trung Quốc để được viện trợ hoặc hỗ trợ quân sự nếu ông ta không gặp một số vấn đề thực sự với quân đội của mình".

Cả Trung Quốc và Nga đều đã bác bỏ cáo buộc này.

Ảnh chụp ngày 25/9/ 2015, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng trong Tiệc trưa cấp Nhà nước dành cho Trung Quốc do Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chủ trì tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC. ( PAUL J. RICHARDS/AFP / Getty Images)
Ảnh chụp ngày 25/9/ 2015, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng trong Tiệc trưa cấp Nhà nước dành cho Trung Quốc do Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chủ trì tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC. ( PAUL J. RICHARDS/AFP / Getty Images)

Hoa Kỳ đã cảnh báo thêm rằng ĐCS Trung Quốc sẽ phải chịu các hình phạt kinh tế và bị cô lập trên toàn cầu nếu chọn ủng hộ cuộc xâm lược của Nga.

Khi được hỏi trực tiếp về bức điện ngoại giao và về việc liệu các bản tin cho rằng ĐCS Trung Quốc trên thực tế đã phát đi tín hiệu có ý định hỗ trợ Nga có là sự thực hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price đã từ chối bình luận trực tiếp.

Thay vào đó, ông Price nói về ý nghĩa rộng lớn hơn của việc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong trường hợp ĐCS Trung Quốc quyết định ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Price nói trong cuộc họp hôm thứ Hai ở Rome, “Cố vấn an ninh quốc gia và phái đoàn của chúng tôi đã nêu lên trực tiếp và rất rõ ràng những lo ngại của chúng tôi về sự hỗ trợ [của Trung Quốc] đối với Nga sau cuộc xâm lược và những tác động mà bất kỳ sự hỗ trợ nào như vậy sẽ có đối với mối quan hệ [của Trung Quốc] không chỉ với chúng tôi mà còn đối với các mối quan hệ của họ trên khắp thế giới".

Tuyên bố của Nhà Trắng cũng nói rằng, cuộc họp nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc".

Hoa Kỳ đang ngày càng cố gắng tổ chức các đồng minh của mình để gây áp lực với chính quyền ĐCS Trung Quốc, khẳng định rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với khó khăn kinh tế to lớn nếu họ công khai hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nga.

Trung Quốc đã hỗ trợ Nga theo cách ít công khai hơn bằng cách từ chối hợp tác với các lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế. Ngoài ra, ở Trung Quốc đại lục, tuyên truyền nhà nước thường xuyên quảng bá các luận điểm của Nga về chiến tranh. Những nỗ lực của các công dân Trung Quốc nhằm coi cuộc chiến này là một “cuộc xâm lược” trên mạng xã hội đều bị kiểm duyệt.

Chú Putin là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đồng ý tham dự Thế vận hội Mùa đông 2021 tại Trung Quốc sau khi các quan chức hàng đầu ở các nước khác tẩy chay Ảnh: Getty Images
Chú Putin là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đồng ý tham dự Thế vận hội Mùa đông 2021 tại Trung Quốc sau khi các quan chức hàng đầu ở các nước khác tẩy chay Ảnh: Getty Images

Ông Damir Marusic, một thành viên cao cấp của tổ chức nghiên cứu chính sách Hội đồng Đại Tây Dương, nói rằng Ukraine sẽ trở thành cuộc chiến tranh ủy nhiệm đầu tiên sau Chiến Tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nếu ĐCS Trung Quốc thực sự chọn ủng hộ Nga một cách công khai.

Ông Marusic viết trong một tweet: “Nếu Trung Quốc gửi vũ khí cho Nga, Chiến Tranh Ukraine sẽ trở thành chiến tranh ủy nhiệm đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc".

“Đáng chú ý là trong vai trò đó việc Nga đảm nhận vai trò thứ yếu ngày càng trở thành số phận của nước này: trở thành quân tốt của Trung Quốc".

Mối quan hệ đối tác Trung-Nga ngày càng sâu sắc hơn sau một thông cáo chung hôm 04/02 của ông Tập và Tổng thống Nga Vladamir Putin, trong đó tuyên bố rằng quan hệ đối tác của họ là “không giới hạn” và theo dõi chặt chẽ các báo cáo rằng các quan chức Trung Quốc đã biết về các cuộc xâm lược tuần trước và yêu cầu những người đồng cấp Nga hoãn chiến tranh cho đến khi Thế vận hội Bắc Kinh 2022 kết thúc.

Như ông Marusic đã lưu ý, Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế kể từ vòng trừng phạt đầu tiên sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Giờ đây, nền kinh tế Nga đang chịu các lệnh trừng phạt quốc tế, và đang được hỗ trợ thông qua việc tăng cường kết nối với nền kinh tế Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Cộng Hòa-Tennessee) cho rằng hành động yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ quân sự và kinh tế báo hiệu mối quan hệ đối tác Trung-Nga đang ngày càng trở nên cứng rắn hơn chống lại phương Tây.

Bà Blackburn viết trong một tweet: “Nga đã yêu cầu các bằng hữu của họ ở ĐCS Trung Quốc viện trợ kinh tế và quân sự.”

“Đây là trục ma quỷ mới hình thành rất rõ ràng, và Hoa Kỳ không thể nhắm mắt làm ngơ", bà cho hay.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ đàm phán 7 giờ với Trung Quốc sau khi có thông tin Bắc Kinh giúp Nga