Hoa Kỳ lặng lẽ hành động chống lại Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoa Kỳ đã âm thầm tiến hành biểu dương lực lượng chống lại Trung Quốc trong cuộc đối đầu trong vùng tranh chấp mà có thể sẽ diễn tiến thành xung đột giữa hai siêu cường.

Các cuộc tập trận mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông cho thấy tàu khu trục USS Mustin đi qua vùng nước ngăn cách Trung Quốc và Đài Loan vì Hoa Kỳ hứa đảm bảo "tự do và cởi mở" cho khu vực này trong khi Trung Quốc gia tăng gây hấn và đưa ra yêu sách bành trướng chủ quyền lãnh thổ.

Theo tin trên truyền thông của Đài Loan, tàu khu trục của Hoa Kỳ đã đi về phía tây của đường trung tuyến được ngầm thừa nhận là ranh giới hai vùng biển, tiếp cận đường bờ biển Trung Quốc.

Giáo sư John Blaxland của Đại học ANU Châu Á & Thái Bình Dương cho biết việc tàu Hoa Kỳ đi qua biên giới hàng hải là vô cùng quan trọng, và đó cũng là một thông điệp tinh tế của Hoa Kỳ rằng vấn đề an ninh toàn cầu là “không thể lường trước được”. .

Hoạt động của tàu khu trục Hoa Kỳ với quy mô lực lượng nhỏ hơn tàu sân bay. Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ

“Gần đây, kể từ khi Trung Quốc về cơ bản trở thành một đối thủ ngang hàng với Hoa Kỳ, tàu của Hoa Kỳ đã không hoạt động trong khu vực này”, ông Blaxland nói với Yahoo News Australia.

Ông giải thích: “Đó là một vùng biển khá lớn, chúng ta có thể ở bên trong vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà không cần phải tiến vào trong giới hạn 12 hải lý của nước này, và sẽ không vi phạm luật hàng hải”.

“Nhưng điều quan trọng ở đây là Hoa Kỳ đang gửi một thông điệp tới Trung Quốc rằng sự “cứng đầu” của Trung Quốc ở Biển Đông và trong mối quan hệ với Đài Loan là vô lý. Về cơ bản, thông điệp này có nghĩa là chúng ta vẫn tiếp tục không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."

Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% khu vực Biển Đông, nơi rất giàu tài nguyên, với khoảng 3 nghìn tỷ đô la từ giao dịch thương mại qua vùng biển này mỗi năm trong khi Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền trong khu vực tranh chấp này.

Tuy nhiên, những tuyên bố lặp đi lặp lại của các quan chức Trung Quốc về yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan và bất kỳ hành động quân sự nào hướng tới mục đích này đều có khả năng đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh vào một cuộc xung đột nảy lửa.

Giáo sư Blaxland nói: “Viễn cảnh xung đột vẫn tồn tại cả ở trên quốc đảo Đài Loan.

Tình hình Đài Loan có thể diễn tiến khôn lường trong khu vực

Hoa Kỳ đã đáp trả sự khẳng định yêu sách chủ quyền ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách gia tăng các cuộc tập trận về tự do hàng hải trong khu vực, trong khi chính quyền Tổng thống Trump tăng cường chỉ trích Trung Quốc trên truyền thông.

Giáo sư Blaxland cho biết: “Tôi thấy Hoa Kỳ sẽ chưa thể rời bỏ khu vực này trong thời gian tới”.

Ông nói, nếu Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11, thì ngay sau khi ông ấy nhậm chức, Trung Quốc sẽ lại “nắn gân” ông ấy về vấn đề này theo cách họ đã làm với Barack Obama năm 2012 về những tranh chấp bãi cạn Scarborough, mà cuối cùng vị tổng thống Hoa Kỳ này đã lùi bước khi Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Giáo sư Blaxland nói rằng việc Trung Quốc tiếp tục khẳng định họ sẽ giành lại Đài Loan là một vấn đề "hoang đường" có thể kéo Australia vào xung đột trong những năm tới.

Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thôn tính quốc đảo 23 triệu dân này, thì “sẽ có áp lực dân chủ trong nước rất lớn” buộc Hoa Kỳ phải hành động để bảo vệ Đài Loan “và các đồng minh cũng phải hành động, chủ yếu là Nhật Bản và Australia,” ông nói.

“Nhật Bản sẽ bị tổn hại nhiều nhất nếu Đài Loan bị thôn tính, bởi vì nếu Đài Loan sụp đổ thì Trung Quốc sẽ tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với nhiều khu vực khác nữa của Nhật Bản khiến nước này sẽ gặp khó khăn hơn nhiều hơn so với trước đây?”

Gần đây, Trung Quốc quy chụp cho cuộc hải trình của tàu USS Mustin là "cực kỳ nguy hiểm" khi nói rằng cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không có lợi ích gì trong việc kích động căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Nguyên Hương
Theo Yahoo News Australia



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ lặng lẽ hành động chống lại Trung Quốc