Hoa Kỳ vinh danh Các bà mẹ Thiên An Môn vẫn đang tìm kiếm công lý cho các thành viên gia đình bị sát hại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân kỷ niệm 31 năm cuộc đàn áp đẫm máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với cuộc biểu tình của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh - còn được gọi là Cuộc thảm sát Thiên An Môn - Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun đã trao tặng Giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế danh dự cho “Các Bà mẹ Thiên An Môn”.

Tại buổi Lễ Trao giải Danh dự được tổ chức ngày 4/6 tại Washington, ông Biegun phát biểu: “Thay mặt Bộ Ngoại giao, tôi vinh dự được vinh danh những người mẹ can đảm của những nạn nhân này, được gọi là 'Các Bà mẹ Thiên An Môn', những người đã cống hiến cả cuộc đời để vạch trần ĐCSTQ và tìm kiếm công lý cho những người ngã xuống”.

Ông Biegun cho biết, phong trào “Các Bà mẹ Thiên An Môn” được bắt đầu bởi Giáo sư Ding Zilin, người đã mất con trai trong cuộc biểu tình và phát triển nhóm thành “tiếng nói chung” của hàng trăm bà mẹ Trung Quốc khác cũng đang tìm kiếm những người con trai và con gái mất tích của họ.

Cùng tham gia với ông Biegun còn có bà Tong Yi đến từ California, từng là một trong những sinh viên dẫn đầu phong trào biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989 và là nhân chứng sống của vụ thảm sát.

Bà Tong đã lên nhận giải thay cho các Bà mẹ Thiên An Môn, những người mà bà nói rằng đã không ngừng kêu gọi tại Trung Quốc để được thực hiện “quyền thương tiếc những người đã khuất công khai”, để chấm dứt sự đàn áp đối với gia đình các nạn nhân, để phóng thích “tất cả những người bị giam cầm vì những lý do liên quan đến các cuộc biểu tình năm 1989”, và để bắt các thủ phạm của vụ thảm sát phải công khai chịu trách nhiệm.

Bà Tong chia sẻ những trải nghiệm của mình về thảm kịch xảy ra cách đây 31 năm.

Bà nói rằng bà đang đứng giữa một đám đông người biểu tình tại một đại lộ dẫn đến Quảng trường Thiên An Môn. Giữa tiếng súng máy có thể nghe thấy từ xa, mọi người trên đường bắt đầu sắp xếp xe buýt băng qua đường và đốt chúng, bà nói.

Một lúc sau, xe tăng đến và binh lính bắn ngẫu nhiên vào đám đông. Bà Tong thấy hai người bị trúng đạn, nhưng may mắn thay họ đã được đưa đến bệnh viện bằng xe máy.

Con trai 17 tuổi của bà Ding Zilin là Jiang Jielian, lúc đó đang đứng ở một khu vực khác cùng đại lộ với bà Tong, đã bị bắn chết trong cuộc biểu tình, bà Tong cho biết.

Sau khi con trai chết, bà Ding dù biết có “nguy cơ lớn đối với bản thân, đã bắt đầu lên tiếng và tập hợp những người cũng đã mất người thân trong vụ thảm sát”, bà Tong nói.

Bà Ding và các bà mẹ Thiên An Môn đã phải đối mặt với “sự giám sát và quấy rối không ngừng” bởi các tay sai của chính phủ ĐCSTQ, và họ vẫn bị cấm “công khai để tang và nhận hay phân phối viện trợ nhân đạo”, bà Tong cho biết thêm.

Bản dịch của bài đăng trên Twitter: Sáng nay, các bà mẹ Thiên An Môn đã có mặt tại Nghĩa trang Vạn An ở Bắc Kinh”.

Bà Tong cho biết, ĐCSTQ coi các nạn nhân của vụ thảm sát là tội phạm. Bà cũng nói thêm rằng số phận và nơi an nghỉ cuối cùng của họ cho đến ngày nay vẫn là một ẩn số.

Theo lời ông Biegun, bà Ding hiện đã 83 tuổi, trên thực tế đang bị ĐCSTQ quản thúc tại gia.

Bà Tong cho hay, chế độ độc tài này chưa bao giờ đáp ứng yêu cầu của các bà mẹ Thiên An Môn. Hơn nữa, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, sự đàn áp đối với các bà mẹ càng trở nên tồi tệ hơn.

Vụ thảm sát Thiên An Môn

Người dân Hong Kong cầu nguyện dưới ánh nến tưởng nhớ vụ thảm sát Thiên An Môn, tại Công viên Victoria, Hồng Kông, vào ngày 4/6/2020. (Song Bilung / The Epoch Times)
Người dân Hong Kong cầu nguyện dưới ánh nến tưởng nhớ vụ thảm sát Thiên An Môn, tại Công viên Victoria, Hồng Kông, vào ngày 4/6/2020. (Song Bilung / The Epoch Times)

Cuộc đàn áp đối với các cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên Trung Quốc bắt đầu vào ngày 4/6/1989, khi xe tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) trực thuộc ĐCSTQ bắt đầu lăn bánh tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, nghiền nát người và vật thể trên đường đi, những người lính bắn đạn thật vào những người biểu tình không vũ trang.

Vụ thảm sát là nhiệm vụ mà nhà lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó là Đặng Tiểu Bình giao cho Giang Trạch Dân, người được thăng chức Tổng Bí thư của ĐCSTQ vài ngày trước khi vụ việc xảy ra.

Năm 2017, một đường dây ngoại giao bí mật mới được giải mật của Anh đã cáo buộc rằng ít nhất 10.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát Thiên An Môn, trích dẫn từ một nguồn cấp cao ẩn danh trực thuộc ĐCSTQ.

Dựa trên thông tin được cung cấp bởi các nguồn trong quân đội Trung Quốc, các tài liệu của Hoa Kỳ được giải mật vào năm 2014 đã ước tính, có đến hơn 10.000 người đã thiệt mạng và 40.000 người bị thương trong vụ thảm sát.

Chính quyền Trung Quốc cho biết vào cuối tháng 6/1989 rằng 200 dân thường và vài chục nhân viên an ninh đã chết ở Bắc Kinh khi lực lượng an ninh xử lý “các cuộc bạo loạn phản cách mạng”.

Năm 2008, Zhang Zhongshun, một giảng viên từ Đại học Yên Đài, đã bị kết án 3 năm tù vì cho lớp mình xem một đoạn video về vụ thảm sát mà ông có được từ một trang web ở nước ngoài.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ vinh danh Các bà mẹ Thiên An Môn vẫn đang tìm kiếm công lý cho các thành viên gia đình bị sát hại