Hơn 130 bác sĩ Anh Quốc: Chính sách COVID thất bại đã gây ra hệ luỵ lớn, đặc biệt là đối với trẻ em

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một lá thư với chữ ký của hơn 130 chuyên gia y tế Vương quốc Anh cáo buộc Thủ tướng Anh Boris Johnson và các quan chức chính phủ khác đã gây ra 'tổn thất lớn và vĩnh viễn không thể vãn hồi' cho đất nước.

Bức thư, “Những mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi về việc Xử lý Đại dịch COVID của Chính phủ các Quốc gia của Vương quốc Anh", đã vạch ra 10 vấn đề của chính phủ Vương quốc Anh không những không bảo vệ được công dân Anh mà trong còn gây ra những tổn thất không đáng có và vĩnh viễn không thể vãn hồi.

10 tác giả của bức thư đã viết:

"Chúng tôi viết thư này với tư cách là các bác sĩ, y tá và các chuyên gia y tế có liên quan. Chúng tôi biết sẽ phải đối mặt với rủi ro cá nhân liên quan đến nguy cơ mất việc làm khi viết thư này và/hoặc nguy cơ bị “bôi nhọ danh dự” cá nhân bởi những phe đối lập không muốn chúng tôi lên tiếng".

Các tác giả cáo buộc các quan chức chính phủ không đo lường được tác hại của các chính sách cấm vận, phóng đại mối đe dọa của virus và việc xét nghiệm hàng loạt trẻ em không đúng phương pháp.

Họ viết:

“Xét nghiệm nhiều lần trên trẻ em chỉ để tìm những ca bệnh không có triệu chứng và không có khả năng lây lan virus, đồng thời đối xử với chúng như một 'nguy cơ sinh học có hại', không mang đến lợi ích cho sức khỏe cộng đồng và loại hành vi này cần phải dừng lại".

Bức thư cũng kêu gọi các quan chức nên tích cực ngăn chặn thảo luận về việc điều trị sớm bằng các phác đồ đang được triển khai thành công ở những nơi khác, và cho biết tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành không bao giờ là điều kiện tiên quyết để chấm dứt các hạn chế.

Các tác giả kết luận:

"Phương pháp tiếp cận COVID của Vương quốc Anh rõ ràng đã thất bại thảm hại. Với mong muốn rõ ràng là bảo vệ một nhóm dễ bị tổn thương - người cao tuổi - các chính sách đã gây ra tình trạng tồi tệ lan rộng và kéo theo các tác hại không cân đối cho nhiều nhóm người dễ bị tổn thương khác, đặc biệt là trẻ em".

Ngoài ông Johnson, bức thư còn được gửi tới Nicola Sturgeon, Bộ trưởng thứ nhất của Scotland; Mark Drakeford, Bộ trưởng thứ nhất của Wales; Paul Givan, Bộ trưởng thứ nhất của Bắc Ireland; Sajid Javid, Bộ trưởng Y tế; Chris Whitty, Giám đốc Y tế; và Tiến sĩ Patrick Vallance, Giám đốc Khoa học.

Quý vị hãy đọc toàn bộ bức thư:

Kính thưa quý ông và quý bà,

Mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi về việc xử lý đại dịch COVID của Chính phủ các quốc gia của Vương quốc Anh.

Chúng tôi viết thư này với tư cách là các bác sĩ, y tá và các chuyên gia y tế có liên quan. Chúng tôi biết sẽ phải đối mặt với rủi ro cá nhân liên quan đến nguy cơ mất việc làm khi viết thư này và/hoặc nguy cơ bị “bôi nhọ danh dự” cá nhân bởi những phe đối lập không muốn chúng tôi lên tiếng.

Chúng tôi công khai viết thư này vì chúng tôi đã nhận thấy rõ những vấn đề sau:

  • Chính phủ (ở đây chúng tôi đề cập đến chính phủ Vương quốc Anh và ba chính phủ/cơ quan quản lý được thành lập, cũng như các cố vấn và cơ quan liên quan của chính phủ như CMO, CSA, SAGE, MHRA, JCVI, các dịch vụ Y tế công cộng, Ofcom, v.v., sau đây gọi là “Quý vị” hoặc “Chính phủ ”) đã dựa trên việc xử lý đại dịch COVID căn cứ vào các giả định sai lầm.
  • Những điều này đã được các cá nhân và tổ chức chỉ ra trước đó.
  • Quý vị không có dấu hiệu tham gia vào các cuộc đối thoại. Quý vị đã tước bỏ các quyền cơ bản của công dân và thay đổi cấu trúc xã hội mà không có cuộc tranh luận nào trong Nghị viện. Chưa có bộ trưởng nào chịu trách nhiệm về các chính sách từng xuất hiện trong một cuộc tranh luận xác đáng với bất kỳ ai có quan điểm đối lập trên bất kỳ kênh truyền thông chính thống nào.
  • Mặc dù đã nhận thức rõ về các quan điểm y tế và khoa học thay thế, quý vị vẫn không đảm bảo được một cuộc thảo luận cởi mở và đầy đủ về những ưu và nhược điểm của các phương pháp thay thế trong quản lý đại dịch.
  • Các chính sách ứng phó với đại dịch được thực hiện đã gây ra những tổn thất không đáng có và vĩnh viễn không thể vãn hồi cho quốc gia.
  • Chỉ bằng cách tiết lộ sự không chấp thuận của các chuyên gia y tế về các chính sách của quý vị, thì công chúng sẽ đòi hỏi một cuộc tranh luận lớn hơn nhiều.

Liên quan đến những luận điểm trên, chúng tôi xin trình bày chi tiết đến những điểm sau. Các tài liệu tham khảo hỗ trợ có thể được cung cấp theo yêu cầu của quý vị.

  1. Không nỗ lực đo lường tác hại của các chính sách phong toả

Có rất nhiều bằng chứng về tác hại của các chính sách phong toả đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân. Nó kéo theo hệ luỵ rất lớn, phổ biến và kéo dài. Đặc biệt, những tác động đến tâm lý của một thế hệ trẻ đang phát triển là vĩnh viễn không thể vãn hồi.

Chính vì lý do này mà các chính sách phong toả không nằm trong bất kỳ kế hoạch hành động nào để ứng phó với đại dịch từ trước năm 2020. Trên thực tế, chúng không được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rõ ràng, ngay cả đối với các tác nhân do virus đường hô hấp cấp gây ra. Vấn đề không nằm ở các chính sách phong toả, đeo khẩu trang và xét nghiệm những người không có triệu chứng. Việc thiếu suy xét đến hệ luỵ do chính sách phong toả gây ra không thể giải thích kiểu như vậy được. Cho nên, khó có thể tránh khỏi sự nghi ngờ rằng đây là hành vi cố ý né tránh.

Việc đưa ra các chính sách kiểu như vậy thường không đi kèm với bất kỳ loại phân tích rủi ro/lợi ích nào. Tệ hơn nữa là sau khi thu thập được các dữ liệu đo lường về tác hại thì người ta cũng chỉ dành sự quan tâm chiếu lệ đến khía cạnh này của việc lập kế hoạch đối phó với đại dịch mà thôi. Các chuyên gia nổi tiếng đã nhiều lần kêu gọi thảo luận về những tác động sức khỏe này trong các cuộc họp báo nhưng hầu như đều bị phớt lờ.

Điều kỳ lạ là ở chỗ, các chính sách này đã có trước từ giữa tháng 3/2020 (tự cách ly những người bị nhiễm virus và bảo vệ những người dễ bị tổn thương, trong khi xã hội vẫn duy trì trạng thái bình thường) rất cân bằng, hợp lý và phản ánh cách tiếp cận đã được đồng thuận từ trước năm 2020. Không có lý do chính đáng nào được đưa ra để giải thích cho sự chuyển hướng đột ngột từ giữa tháng 3/2020.

  1. Bản chất của thể chế COVID

Dữ liệu của Ý đã sớm chỉ ra rằng, 'căn bệnh COVID' (đối lập với nhiễm hoặc phơi nhiễm SARS-Cov-2) phần lớn 'có tính tổ chức'. Những bệnh nhân được chăm sóc tại nhà chỉ chiếm khoảng một nửa số ca tử vong, ít hơn 1% dân số. Nhiễm virus tại bệnh viện mới là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao của cả SARS1 và MERS.

Việc lây lan thông qua tiếp xúc tại bệnh viện chiếm 40% các ca nhiễm đầu tiên vào mùa xuân năm 2020 và 64% vào mùa đông năm 2020/2021.

Các triệu chứng nghiêm trọng ở những người khỏe mạnh dưới 70 tuổi có xảy ra (tương tự như dịch cúm) nhưng tỷ lệ này là cực kỳ hiếm.

Mặc dù vậy, chính quyền đã sớm không đưa ra các biện tích cực và có mục tiêu nào để bảo vệ những bệnh nhân được chăm sóc tại nhà. Ngược lại, các bệnh nhân được xuất viện mà không cần xét nghiệm với thông tin không đầy đủ. Kết quả đã kéo theo những cái chết không đáng có.

Công tác chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, bao gồm đảm bảo đủ năng lực và các biện pháp phòng ngừa như áp dụng giải pháp thông gió, hiện vẫn chưa được ưu tiên.

  1. Cường điệu hoá mối đe dọa

Các chính sách đã phóng đại một cách có hệ thống về số ca tử vong do nhiễm COVID. Các thử nghiệm được tiến hành để tìm mọi 'khả năng' có thể xảy ra thay vì tập trung vào các ca nhiễm được chẩn đoán lâm sàng. Và tất nhiên, các ca được liệt vào dữ liệu tử vong đã phóng đại số lượng lớn người chết không phải 'do COVID', trong khi đây mới là nguyên nhân chính.

Việc công bố số ca tử vong hàng ngày hoàn toàn dựa trên kết quả xét nghiệm PCR chứ không có thông tin đầu vào từ các bác sĩ điều trị. Bằng cách cộng dồn tất cả các trường hợp tử vong trong một khoảng thời gian sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, bao gồm các trường hợp tử vong ngẫu nhiên chứ không phải do COVID, cho nên đã phóng đại bản chất của mối đe dọa.

Hơn nữa, trong các tiêu đề báo cáo số ca tử vong không có phân loại theo độ tuổi. Tuổi trung bình của một ca tử vong do COVID dán nhãn là 81 đối với nam và 84 đối với nữ, còn cao hơn cả tuổi thọ trung bình khi những người này được sinh ra.

Đây là một thực tế rất phù hợp trong việc đánh giá tác động xã hội của đại dịch. Chết vì tuổi già là một hiện tượng tự nhiên. Không thể nói rằng một căn bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến người cao tuổi cũng giống như căn bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên thông điệp của chính phủ dường như 'cố ý' dẫn dắt suy nghĩ của công chúng rằng, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau.

Các bác sĩ được yêu cầu hoàn thành giấy chứng tử khi cái chết của người quá cố được Chính phủ ghi nhận là tử vong do COVID. Vì hầu như không thể tìm thấy bằng chứng tử vong khác, một khi đã được chính phủ dán nhãn là “tử vong do COVID”.

Việc chẩn đoán nguyên nhân cái chết rất khó khăn và việc giảm số lượng tử thi sau khi chết chắc chắn sẽ gia tăng độ chính xác. Thực tế là các ca tử vong do các nguyên nhân khác đã có sự sụt giảm đáng kể (so với mức trung bình). Các ca tử vong được dán nhãn 'vì COVID' gia tăng đáng kể (và điều này được đảo ngược khi các trường hợp tử vong do COVID giảm xuống) là bằng chứng nổi bật nhất về việc các trường hợp tử vong do COVID quy kết quá mức.

Tỷ lệ tử vong từ các nguyên nhân tổng thể từ năm 2015-2019 là thấp bất thường và những số liệu này đã được sử dụng để so sánh với số liệu tử vong năm 2020 và 2021, khiến tỷ lệ tử vong trông có vẻ như gia tăng đáng kể. So sánh với dữ liệu của những năm trước thì sẽ chứng minh được rằng, tỷ lệ tử vong năm 2020 đã vượt xa các năm trước năm 2003.

Ngay ở thời điểm hiện tại, các trường hợp tử vong vì COVID và vì nguyên nhân khác vẫn tiếp tục được cộng dồn mà không có phương pháp can thiệp nghiêm ngặt nào. Cho nên nó vẫn tiếp tục phóng đại mối đe dọa.

Quý vị vẫn tiếp tục tăng chi phí quảng cáo với tần suất cao thông qua các phương tiện truyền thông dòng chính và không ngừng phát sóng để lan toả “thông điệp sợ hãi”. Chi phí của việc này chưa được công bố rộng rãi, nhưng các trang web mua sắm của chính phủ tiết lộ con số này là rất lớn - lên tới hàng trăm triệu bảng Anh.

Các phương tiện truyền thông và những lời hùng biện của chính phủ hiện đang 'dẫn dắt công chúng' rằng, tình trạng "COVID trong thời gian dài" sẽ gây ra bệnh tật nghiêm trọng ở tất cả các nhóm tuổi bao gồm cả trẻ em, mà không có cuộc thảo luận nghiêm túc nào về mức độ mệt mỏi sau virus kéo dài đến 6 tháng. Điều này làm tăng phần sợ hãi của công chúng về đại dịch, khuyến khích việc tiêm phòng cho những người ít có khả năng nhiễm COVID.

  1. Tích cực ngăn chặn thảo luận về điều trị sớm bằng các giao thức đang được triển khai thành công ở những nơi khác

Tác hại do COVID gây ra và phản ứng của chúng ta đối với nó có nghĩa là phải chấp nhận những tiến bộ trong điều trị dự phòng và điều trị COVID. Tuy nhiên, bằng chứng về các phương pháp điều trị thành công đã bị bỏ qua hoặc thậm chí bị đàn áp tích cực.

Ví dụ, một nghiên cứu ở Oxford được công bố vào hồi tháng 2/2021 đã chứng minh rằng, thuốc Budesonide dạng khí dung có thể giảm 90% số ca nhập viện ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp và một công bố vào tháng 4/2021 cho thấy, sự phục hồi cũng nhanh hơn đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, sự can thiệp quan trọng này vẫn chưa được đẩy mạnh.

Tiến sĩ Tess Lawrie, thuộc Tổ chức Tư vấn Y tế Dựa trên Bằng chứng ở Bath, đã trình bày một phân tích kỹ lưỡng về lợi ích dự phòng và điều trị của Ivermectin cho chính phủ vào tháng 1/2021. Hơn 24 thử nghiệm ngẫu nhiên trên 3.400 người đã chứng minh giảm 79-91% số ca nhiễm bệnh và giảm 27-81% số ca tử vong với Ivermectin.

Nhiều bác sĩ khá thận trọng trong việc giải thích các dữ liệu của các loại thuốc được đề cập phía trên, cũng như các phương pháp điều trị khác, trong khi không hề thận trọng trong việc xử lý dữ liệu xung quanh các biện pháp can thiệp của chính phủ (ví dụ: hiệu quả của các chính sách phong toả hoặc đeo khẩu trang). Tất cả nhằm mục đích thúc đẩy các chương trình nghị sự của chính phủ.

Dù quan điểm của quý vị về giá trị của những loại thuốc thay thế này là gì, thì cũng rất khó có thể chấp nhận được việc các bác sĩ chỉ chăm chăm thảo luận về lợi ích tiềm năng của các phương pháp điều trị sớm đối với COVID đã bị kiểm duyệt gắt gao và không thể giải thích được. Biết rằng các phương pháp điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ nhập viện và sẽ thay đổi toàn bộ quan điểm của các chuyên gia cũng như người dân về mối đe dọa do COVID gây ra, và cũng giảm tỷ lệ rủi ro/lợi ích đối với tiêm chủng, đặc biệt là ở các nhóm trẻ hơn.

  1. Sử dụng khoa học hành vi không phù hợp và phi đạo đức để tạo ra nỗi sợ hãi không chính đáng

Việc cố ý tuyên truyền một câu chuyện về nỗi sợ hãi (được xác nhận thông qua tài liệu của chính phủ có thể truy cập công khai) là không cân xứng, có hại và phản tác dụng. Chúng tôi yêu cầu phải chấm dứt điều này ngay lập tức.

Lấy một ví dụ, các chính sách đeo khẩu trang bắt buộc của chính phủ dường như được thúc đẩy bởi lời khuyên tâm lý học hành vi, về việc tạo ra một mức độ sợ hãi cần thiết để người dân sẵn sàng tuân thủ chính sách tiếp theo.

Các chính sách này có vẻ như không được thúc đẩy vì mục đích kiểm soát sự lây nhiễm, vì không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy việc đeo khẩu trang (đặc biệt là khẩu trang vải hoặc khẩu trang tiêu chuẩn) sẽ ngăn chặn sự lây lan của các mầm bệnh qua đường hô hấp trong không khí như SARS-Cov-2.

Một số tổ chức và cá nhân nổi tiếng đã nhận thức được điểm này, và công khai phản đối các chính sách đeo khẩu trang trong đại dịch. Mặt khác, có nhiều bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang có thể gây ra nhiều tác hại, cả về thể chất và tinh thần.

Điều này đặc biệt gây tác hại đến các thế hệ học sinh, đã tuân theo các chính sách bắt buộc đeo khẩu trang của chính phủ và trường học trong một thời gian dài.

Cuối cùng, việc đeo khẩu trang bắt buộc chỉ mang tính biểu tượng và phản tác dụng trong việc tạo cảm giác an toàn cho mọi người. Việc đeo khẩu trang trong thời gian dài có nguy cơ trở thành một hành vi ăn sâu trong tiềm thức của người dân, sẽ thực sự ngăn cản họ trở lại trạng thái bình thường vì họ cho rằng sự an toàn của họ là xuất phát từ hành vi đeo khẩu trang hơn là nguy cơ nhiễm virus từ xa, đặc biệt là đối với đại đa số những người khỏe mạnh dưới 70 tuổi.

  1. Hiểu sai về bản chất phổ biến của các biến chủng virus mới xuất hiện

Sự đột biến của bất kỳ loại virus mới nào thành các chủng mới hơn - đặc biệt là khi chịu áp lực chọn lọc từ các hạn chế bất thường về pha trộn và tiêm chủng - là bình thường, không thể tránh khỏi và không phải là điều đáng lo ngại. Đến nay, hàng trăm nghìn đột biến của virus Vũ Hán đã được phát hiện.

Việc nghiên cứu các biến thể mới xuất hiện là phản tác dụng, có hại, hoàn toàn không cần thiết và không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy bất kỳ biến thể mới nào cũng nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu.

Các chủng đột biến xuất hiện đồng thời ở các quốc gia khác nhau (theo cách 'tiến hóa hội tụ') và việc đóng cửa biên giới quốc gia nhằm nỗ lực ngăn chặn các biến thể di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác không phục vụ mục đích kiểm soát lây nhiễm đáng kể và nên bị từ bỏ.

  1. Hiểu sai về sự lây lan không có triệu chứng nhằm thúc đẩy sự tuân thủ của cộng đồng đối với các hạn chế

Có cơ sở rõ ràng rằng, sự lây lan không có triệu chứng chưa bao giờ là nguyên nhân chính gây ra đại dịch đường hô hấp, và chúng tôi phản đối thông điệp liên tục của quý vị ngụ ý điều này sẽ chấm dứt ngay sau đó.

Chưa bao giờ chúng ta làm sai lệch tập quán hàng thế kỷ là cô lập người bệnh bằng cách cô lập những người khỏe mạnh. Việc nhiều lần bắt những người khỏe mạnh, không có triệu chứng phải tự cách ly, đặc biệt là trẻ em còn đang đi học, không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà chỉ góp phần vào việc lan rộng các tác hại của các chính sách kiểu như vậy mà thôi.

Trong đại đa số các trường hợp, những người khỏe mạnh không thể lây lan virus và chỉ có những người bị bệnh có các triệu chứng mới cần phải được cách ly mà thôi.

Tuyên bố của chính phủ rằng cứ ba người thì có một người nhiễm virus đã được chứng minh là không nhất quán với nhau với dữ liệu ONS về tỷ lệ mắc bệnh trong xã hội. Tác động duy nhất của thông điệp này dường như là nhằm tạo ra nỗi sợ hãi và thúc đẩy việc tuân thủ các hạn chế của chính phủ.

Thông điệp của chính phủ để 'hành động như thể bạn nhiễm virus' cũng gây sợ hãi một cách không cần thiết vì những người khỏe mạnh rất ít có khả năng truyền virus cho người khác.

Xét nghiệm PCR, được áp dụng rộng rãi để xác định sự tồn tại của 'ca nhiễm', hiện đã được thừa nhận là không thể phát hiện khả năng lây nhiễm một cách chính xác. Xét nghiệm không thể phân biệt giữa những người có sự hiện diện của các mảnh vật chất di truyền trùng khớp một phần với virus là ngẫu nhiên (có thể là do nhiễm trùng trong quá khứ), hoặc là đại diện cho sự lây nhiễm hoặc là có dấu hiệu của khả năng lây nhiễm.

Tuy nhiên, nó đã được sử dụng phổ biến mà không cần trình độ chuyên môn hoặc chẩn đoán lâm sàng để biện minh cho các chính sách phong toả và cách ly hàng triệu người một cách không cần thiết. Và cái giá phải trả rất lớn đối với sức khỏe và hạnh phúc cũng như nền kinh tế của đất nước.

Các quốc gia đã dỡ bỏ các quy định hạn chế cộng đồng đã không thấy có hậu quả tiêu cực nào từ việc nới lỏng. Dữ liệu thực nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy, sự tăng và giảm của các ca nhiễm là theo mùa chứ không phải do các quy định hạn chế hoặc đeo khẩu trang.

Lý do giảm tác động của các đợt liên tiếp là:

(1) Hầu hết mọi người đều đạt được mức độ miễn dịch nhất định hoặc thông qua khả năng miễn dịch trước đó, cũng như khả năng miễn dịch có được thông qua tiếp xúc;

(2) Như thường lệ với các chủng virus mới xuất hiện, sự đột biến của virus đối với các chủng gây ra các triệu chứng nhẹ hơn.

Tiêm phòng cũng có thể góp phần vào việc tăng khả năng miễn dịch, tuy nhiên độ bền và mức độ bảo vệ của nó đối với các biến thể là không rõ ràng.

Chính phủ dường như đang truyền thông về việc “học cách sống chung với COVID” trong khi có vẻ như việc che giấu chiến lược “zero COVID” là vô ích và cuối cùng sẽ gây hại cho toàn bộ xã hội.

  1. Xét nghiệm trên hàng loạt trẻ em khỏe mạnh

Xét nghiệm nhiều lần trên trẻ em chỉ để tìm những ca bệnh không có triệu chứng và không có khả năng lây lan virus, đồng thời đối xử với chúng như một 'nguy cơ sinh học có hại', không mang đến lợi ích cho sức khỏe cộng đồng và loại hành vi này cần phải dừng lại.

Trong suốt Lễ Phục sinh, số tiền xét nghiệm học sinh hàng tuần tương đương với chi phí xây dựng một Bệnh viện Đa khoa Huyện đã được chi trả, chỉ để tìm ra vài nghìn 'ca' dương tính, mà không có ca nào nghiêm trọng, theo chúng tôi được biết.

Trên thực tế các lệnh phong toả có tác động lớn hơn nhiều đến các vấn đề sức khỏe của trẻ em, gia tăng mức độ mắc bệnh tâm thần kỷ lục và mức độ nhiễm bệnh không phải vì COVID tăng vọt. Một số chuyên gia coi đây là hậu quả của việc mất tập trung dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch.

  1. Tiêm chủng cho toàn bộ người trưởng thành không bao giờ là điều kiện tiên quyết để chấm dứt các hạn chế

Chỉ dựa trên dữ liệu về vaccine “đầy hứa hẹn” ban đầu, rõ ràng là vào mùa hè năm 2020, Chính phủ đã quyết định theo đuổi chính sách ngăn chặn virus trong toàn dân cho đến khi có vaccine (ban đầu được cho là chỉ dành cho những người dễ bị tổn thương, sau đó đã thay đổi - mà không có tranh luận thích hợp hoặc phân tích chặt chẽ nào - đối với toàn bộ dân số trưởng thành).

Quyết định này được đưa ra bất chấp những hệ luỵ lớn của các lệnh phong toả mà quý vị đã biết hoặc lẽ ra phải được cân nhắc chắc chắn trong quá trình ra quyết định.

Hơn nữa, một số nguyên tắc về thực hành y tế và các tiêu chuẩn đạo đức không thể sửa đổi trước đây đã bị vi phạm nghiêm trọng trong chiến dịch tiêm chủng. Nghĩa là, liệu sự đồng thuận có thể thực sự được coi là “đã được thông báo đầy đủ” hay không:

  • Việc sử dụng biện pháp cưỡng chế được hậu thuẫn bởi một chiến dịch truyền thông chưa từng có nhằm thuyết phục công chúng tiêm chủng, gồm cả đe dọa phân biệt đối xử, được pháp luật ủng hộ hoặc được khuyến khích về mặt xã hội, chẳng hạn như khi hợp tác với các nền tảng truyền thông xã hội và ứng dụng hẹn hò.
  • Việc bỏ sót thông tin cho phép các cá nhân đưa ra lựa chọn đầy đủ thông tin, đặc biệt là liên quan đến bản chất thử nghiệm của các tác nhân vaccine, nguy cơ nhiễm COVID về cơ bản là cực thấp đối với hầu hết mọi người, đã gây ra các tác dụng phụ ngắn hạn và tác dụng lâu dài.

Cuối cùng, chúng tôi xin lưu ý rằng Chính phủ đang xem xét nghiêm túc khả năng những vaccine này - vốn không có dữ liệu an toàn lâu dài - có thể được áp dụng trên trẻ em trên cơ sở nó có thể mang đến một mức độ bảo vệ nhất định cho người lớn.

Chúng tôi thấy rằng quan niệm đó là một sự đảo ngược quá kinh khủng và phi đạo đức đối với nghĩa vụ được chấp nhận từ lâu của người lớn là bảo vệ trẻ em.

  1. Phụ thuộc quá mức vào mô hình hóa trong khi bỏ qua dữ liệu trong thế giới thực

Trong suốt đại dịch, các quyết định dường như được đưa ra thông qua các mô hình chưa được kiểm chứng, do những nhóm người đưa ra, chỉ có thể được mô tả là có thành tích tồi tệ trong việ đánh giá quá cao tác động của một số đại dịch trước đó.

Các nhóm ra quyết định dường như có rất ít thông tin đầu vào về mặt lâm sàng và có thể xác định là không có chuyên môn về miễn dịch học lâm sàng.

Hơn nữa, các giả định trong các mô hình đó chưa bao giờ được điều chỉnh để tính toán đến các quan sát trong thế giới thực ở Vương quốc Anh và các quốc gia khác.

Khi được hỏi liệu SAGE có cân nhắc về các thiệt hại đi kèm hay không, câu trả lời nhận được là điều này không nằm trong quyền hạn của họ - họ chỉ đơn giản được yêu cầu giảm thiểu tác động của COVID. Điều này có thể được tha thứ nếu một số nhóm cố vấn khác liên tục nghiên cứu mặt hại của vấn đề, nhưng trong trường hợp này là không thể chấp nhận được.

Kết luận

Phương pháp tiếp cận COVID của Vương quốc Anh rõ ràng đã thất bại thảm hại. Với mong muốn rõ ràng là bảo vệ một nhóm dễ bị tổn thương - người cao tuổi - các chính sách đã gây ra tình trạng tồi tệ lan rộng và kéo theo các tác hại không cân đối cho nhiều nhóm người dễ bị tổn thương khác, đặc biệt là trẻ em.

Hơn nữa, các chính sách của quý vị đã thất bại thảm hại trên tất cả các mặt trận khiến Vương quốc Anh được ghi nhận là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID cao nhất trên thế giới.

Hiện nay, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng rất cao, tỷ lệ tử vong và nhập viện do COVID rất thấp nhưng các chính sách này vẫn được tiếp tục, nhằm khiến một nhóm dân số sợ hãi tột độ và khắc sâu trong tâm khảm họ những tổn thất không thể vãn hồi.

Ví dụ, danh sách chờ điều trị của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) hiện chính thức là 5,1 triệu, theo Bộ trưởng Y tế trước đây - có khả năng cao hơn 7 triệu người. Điều này là không thể chấp nhận được và cần phải được giải quyết khẩn cấp.

Nói tóm lại, cần phải có một sự thay đổi lớn trong nội bộ Chính phủ, mà hiện nay Chính phủ phải quan tâm đúng mức đến những chuyên gia đáng kính bên ngoài vòng tròn của mình, những người đang phát ra những lời cảnh báo này.

Với tư cách là những người tham gia vào lĩnh vực y tế, chúng tôi cam kết lời thề Hippocrates “đầu tiên không gây hại”, và chúng tôi không còn có thể im lặng chấp hành các chính sách đã áp đặt một loạt các “phương pháp chữa trị” mà trên thực tế còn tồi tệ hơn nhiều so với đại dịch mà họ phải giải quyết.

Những người ký tên trong bức thư này trân trọng kêu gọi Quý vị, những người trong Chính phủ, không nên chậm trễ hơn nữa trong việc mở rộng cuộc tranh luận về chính sách, hãy tham khảo ý kiến ​​cởi mở với các nhóm nhà khoa học, bác sĩ, nhà tâm lý học và những người khác có chung quan điểm, có giá trị khoa học và dựa trên các bằng chứng thực tế, cũng như làm mọi thứ trong khả năng của quý vị để đưa đất nước ta trở về trạng thái bình thường càng nhanh càng tốt với mức độ thiệt hại gây ra cho xã hội là tối thiểu.

Trân trọng,

Tiến sĩ Jonathan Engler, MB ChB LLB (Hons) DipPharmMed

Giáo sư John A Fairclough, BM BS B Med Sci FRCS FFSEM, Bác sĩ phẫu thuật tư vấn, điều hành chương trình tiêm chủng cho đợt bùng phát bệnh bại liệt, Chủ tịch BOSTA trước đây, cho các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, thành viên Khoa FFSEM

Ông Tony Hinton, MB ChB, FRCS, FRCS (Oto), Bác sĩ phẫu thuật tư vấn

Tiến sĩ Renee Hoenderkamp, ​​BSc (Hons) MBBS MRCGP, Bác sĩ đa khoa

Tiến sĩ Ros Jones, MBBS, MD, FRCPCH, bác sĩ nhi khoa tư vấn đã nghỉ hưu

Ông Malcolm Loudon, MB ChB MD FRCSEd FRCS (Gen phẫu thuật) MIHM VR

Tiến sĩ Geoffrey Maidment, MBBS, MD, FRCP, bác sĩ tư vấn đã nghỉ hưu

Tiến sĩ Alan Mordue, MB ChB, FFPH (ret), Chuyên gia Tư vấn về Y tế Công cộng đã nghỉ hưu

Ông Colin Natali, BSc (Hons), MBBS FRCS FRCS (Orth), Bác sĩ phẫu thuật cột sống tư vấn

Tiến sĩ Helen Westwood, MBChB MRCGP DCH DRCOG, Bác sĩ đa khoa

Bấm vào đây, để có danh sách đầy đủ các bên ký kết.

Được xuất bản lại từ GreenMedInfo.com

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hơn 130 bác sĩ Anh Quốc: Chính sách COVID thất bại đã gây ra hệ luỵ lớn, đặc biệt là đối với trẻ em