Hủy diệt 40 vệ tinh của tỷ phú Elon Musk trong nháy mắt: “Quái vật” này nguy hiểm như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 9/2, Công ty SpaceX do tỷ phú Elon Musk làm chủ cho biết có tới 40 trong số 49 vệ tinh đã bị mất kiểm soát và bốc cháy, do không may trúng vào vùng Bão Mặt trời. Bất chấp trạm điều khiển ở dưới mặt đất nỗ lực cứu các vệ tinh bằng cách đưa chúng vào chế độ “ngủ đông”, nhưng tất cả đều bất thành.

Vậy Bão Mặt trời có uy lực khủng khiếp như thế nào mà khiến các nhà khoa học khiếp sợ. Nhiều dự đoán cho rằng, Bão Mặt trời có thể đưa nhân loại trở về thời kỳ đen tối.

Tai nạn hy hữu

Việc tổn thất hàng chục vệ tinh có khả năng làm chậm lại siêu dự án Starlink của tỷ phú Elon Musk, vốn được ông kỳ vọng sẽ nâng cấp Internet cực nhanh và phủ sóng rộng rãi tới mọi ngóc ngách trên thế giới.

Kể từ khi phóng vệ tinh Starlink đầu tiên vào năm 2019, tỷ phú Elon Musk đã đặt mục tiêu gây dựng một “chòm sao” gồm hàng nghìn vệ tinh để tăng cường hiệu quả dịch vụ Internet. Vụ phóng 49 vệ tinh vào ngày 3/2 vừa qua đều nằm trong dự án này.

Starlink là siêu dự án cực kỳ tốn kém với mục tiêu phủ sóng Internet cả ở những nơi không cần cáp mạng. Đặc biệt sau vụ phun trào của núi lửa Hunga ở Tonga gây ra sóng thần, động đất kinh hoàng hồi tháng 1 vừa qua, đã khiến đảo quốc này mất liên lạc với nước ngoài. Công ty SpaceX đang cố gắng giúp khôi phục dịch vụ Internet cho Tonga.

SpaceX mô tả vụ thiệt hại hàng chục vệ tinh Starlink là một tai nạn hy hữu. Công ty này vẫn còn gần 2.000 vệ tinh Starlink quay quanh Trái đất và chúng bay ở độ cao 550km. 49 vệ tinh mới nhất được phóng lên quỹ đạo, cách Trái đất khoảng 210 km, tuy nhiên chỉ một ngày sau (4/2), các vệ tinh này đã phải hứng chịu một cơn Bão Mặt trời khi nó tấn công Trái đất.

Hình ảnh vệt sáng này cho thấy dấu vết của một nhóm vệ tinh Starlink của SpaceX bay qua Uruguay khi được nhìn thấy từ vùng nông thôn ở Florida, vào ngày 7 tháng 2 năm 2021. (Ảnh của Mariana SUAREZ / AFP qua Getty Images)

Theo SpaceX, 40 vệ tinh này sẽ không gây nguy hiểm ở trên quỹ đạo hay dưới mặt đất bởi mỗi vệ tinh nặng chưa đến 260kg. Jacob Geer, Trưởng nhóm Giám sát Không gian của Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh cho biết, ông hy vọng không có "bất kỳ bộ phận nào" của vệ tinh rơi xuống mặt đất.

Ông nói: “Những sự kiện như thế này là một lời nhắc nhở chúng ta rằng không gian vũ trụ đầy rẫy những thách thức. Việc đưa vệ tinh hoặc phi hành gia vào quỹ đạo vẫn không hề dễ dàng”.

Vậy Bão Mặt trời gây nguy hại cho cuộc sống trên Trái Đất như thế nào?

Vào những tháng cuối của năm 2021, tin bão Mặt trời ập đến Trái đất với tốc độ vũ bão 1,6 triệu km/h từng khiến nhiều người lo lắng.

Lịch sử đã ghi chép nhiều quốc gia từng phải hứng chịu hậu quả nặng nề do bão Mặt trời gây ra trong quá khứ, mà một trong số những vụ nổi trội gần đây nhất chính là sự kiện ngày 23/5/1967, suýt dẫn đến thảm họa chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô.

Bão Mặt trời có sức tàn phá như thế nào?

Bão Mặt trời hay còn gọi gió Mặt trời là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của Mặt trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng.

Một cơn bão Mặt trời có thể giải phóng lượng năng lượng tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100-megaton (100 triệu tấn) phát nổ cùng lúc. Mức năng lượng đó cũng lớn hơn 10 triệu lần so với năng lượng do một ngọn núi lửa phun trào giải phóng ra.

Một cơn bão Mặt trời thường chỉ kéo dài trong vài phút, nhưng sức nóng của nó có thể lên đến hàng triệu độ và tạo ra một vụ nổ bức xạ trên phổ điện từ, từ sóng vô tuyến cho đến tia X và tia gamma.

Nó có thể dễ dàng xuyên thủng từ trường Trái Đất, vô hiệu hóa hệ thống mạng lưới điện, và đưa con người trở lại thời kỳ đen tối chỉ trong vòng ít giờ và thậm chí có thể hủy diệt nhân loại.

Bão mặt trời có thể dễ dàng xuyên thủng từ trường Trái Đất, vô hiệu hóa hệ thống mạng lưới điện, và đưa con người trở lại thời kỳ đen tối chỉ trong vòng ít giờ. (Wikimedia Commons).
Bão mặt trời có thể dễ dàng xuyên thủng từ trường Trái Đất, vô hiệu hóa hệ thống mạng lưới điện, và đưa con người trở lại thời kỳ đen tối chỉ trong vòng ít giờ. (Wikimedia Commons).

Vào năm 1582, đã từng xảy ra một trận siêu bão như vậy. Các nhà khoa học tại Đại học Cornell (Mỹ) đã tìm thấy những tài liệu ghi chép lời kể của các nhân chứng về một "ngọn lửa đỏ rực lửa trên bầu trời", và "những tia lửa xuất hiện kinh hoàng và đáng sợ". Tài liệu đã được các nhà quan sát Bồ Đào Nha ghi lại vào thời điểm đó.

Hiện tượng nói trên xảy ra chính xác vào ngày 8/3/1582, lúc đó con người không biết đó là bão Mặt Trời, và cảm nhận bầu trời dường như đã "bốc cháy" với ánh sáng đỏ dữ dội trong ba đêm liên tiếp.

Tài liệu cũng ghi lại lời của một nhân chứng có tên là Pero Ruiz Soares đã mô tả như sau: "Tất cả bầu trời dường như bùng cháy. Vào lúc nửa đêm, những tia lửa lớn phát ra phía trên lâu đài, gây kinh hoàng và sợ hãi”.

Các mô tả này phù hợp với các tài liệu về ánh sáng ban đêm kỳ lạ được ghi lại ở Nhật, Đức và hàng chục thành phố khác trên khắp châu Âu và châu Á.

Vào năm 1909, một cơn bão Mặt Trời được cho là một trong những cơn bão dữ dội nhất trong thế kỷ 20 khi gây nhiễu loạn địa từ dữ dội, khiến hệ thống điện báo bị nhiễu loạn trên diện rộng và tạo nên hiện tượng cực quang kỳ lạ trên bầu trời đêm.

Năm 1989, Bão Mặt trời đã đánh sập mạng lưới điện tại tỉnh Quebec, Canada. Việc bão Mặt trời nếu xảy ra ở thời điểm hiện tại càng có thể trở thành một đại thảm họa, khi nó dễ dàng hủy diệt mạng lưới điện trên toàn thế giới. Bởi cuộc sống hiện đại của chúng ta sẽ nguy khốn hơn khi ngày càng phụ thuộc vào khoa học công nghệ, máy móc, điện năng.

Điềm “gở” năm 1957?

Ngày 9/3/1957, quần đảo Andreanof ở phía nam bang Alaska (Mỹ) rung chuyển bởi cơn địa chấn có cường độ lên tới 9,1 độ Richter. Cùng năm đó, Mỹ phải hứng chịu thêm 3 trận động đất mạnh vào tháng 2, tháng 11 và 12.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, năm 1957 có lẽ là cột mốc quan trọng trong lịch sử nhân loại. Bởi đó là năm đánh dấu sự trượt dốc mọi mặt của nhân loại, và dường như là sự khởi đầu của sự kết thúc của nhân loại.

Năm 1957, NASA đã quan sát hoạt động của Mặt trời vào ba thời điểm trong năm, và kinh ngạc khi nhận thấy những phản ứng địa chấn tương ứng trên Trái đất với tổng số trận động đất lớn kỷ lục trong cùng một năm.

Khi Mặt trời bước vào thời kỳ hoạt động mạnh, hoạt động phun trào của các điểm đen Mặt trời sẽ giải phóng một lượng lớn các hạt mang điện và gây ra các cơn bão Mặt trời.

1974: Một tia sáng mặt trời trên bề mặt của mặt trời, gây ra bởi sự giải phóng năng lượng đột ngột từ từ trường. Ảnh minh họa gốc: Ảnh chụp từ trạm vũ trụ Skylab. (Ảnh của E. Gibson / MPI / Getty Images)

Sự ảnh hưởng của bão Mặt trời, theo các nhà khoa học là vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chúng có thể khiến toàn bộ Trái đất bước vào những ngày đen tối nhất.

Các thảm họa thiên nhiên bắt đầu gia tăng một cách bất thường kể từ năm 1957. Hoạt động địa chấn và núi lửa, cháy rừng, lở đất, hạn hán, lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt... đều đột ngột gia tăng. Dân số thế giới tăng đột biến từ năm 1958, tăng vọt lên trên 3 tỷ người với tốc độ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2,2%.

Và các nhà chiêm tinh từ đó tin rằng, thế giới bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái và điên rồ nhất, mà điển hình là sự kiện năm 1967.

Bão Mặt trời suýt châm ngòi chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô

Một cơn bão Mặt Trời xảy ra vào cuối tháng 5 năm 1967, đúng vào thời điểm Chiến tranh Lạnh đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. Vì vậy nó được ví như là một trong những "cơn bão lớn nhất" của thế kỷ 20.

Vào ngày 23/5/1967, các đài quan sát ở hai bang New Mexico và Colorado đã phát hiện một đốm sáng có thể quan sát bằng mắt thường, trong khi một đài quan sát ở Massachusetts báo cáo rằng Mặt trời đang phát ra mức sóng năng lượng chưa từng có.

Mọi chuyện khởi đầu bằng một vụ nhiễu sóng vô tuyến ở tần số từ 0,01 đến 9,0 GHz, và gần như làm gián đoạn hệ thống liên lạc thông tin của quân đội Mỹ khiến các chuyên gia quân sự hoảng sợ.

Trong vòng vài giờ, hệ thống radar ở cả ba khu vực thuộc Hệ thống Cảnh báo Sớm Tên lửa Đạn đạo (BMEWS) ở cực bắc bán cầu của Mỹ đều bị nhiễu loạn. Vào thời điểm ấy, bất kỳ cuộc tấn công nào vào ba khu vực trên, bao gồm cả hoạt động gây nhiễu rada, đều bị Mỹ coi là hành vi kích động chiến tranh.

Vì vậy, Lực lượng Không quân Mỹ đã chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa, vì cho rằng Liên Xô đang gây nhiễu tín hiệu radar do thám của Mỹ.

Đúng lúc đó, các nhà dự báo thời tiết không gian quân sự Mỹ đã chuyển tải thông tin về khả năng bão Mặt Trời mới là nguyên nhân làm gián đoạn sóng radar và liên lạc thông tin qua sóng vô tuyến.

Đại tá nghỉ hưu Arnold L. Snyder, từng là một chuyên gia xử lý thông tin tại Trung tâm Dự báo Mặt trời, thuộc Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) làm nhiệm vụ ngày hôm đó, đã kịp báo cáo lên Bộ chỉ huy NORAD về khả năng Mặt Trời là “thủ phạm”, chứ không phải Liên Xô.

Delores Knipp, nhà vật lý không gian tại Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) và là tác giả chính của công trình nghiên cứu về vụ bão mặt Trời năm 1967 cho biết: “Đây là một tình huống nghiêm trọng. Mọi thứ rất dễ dẫn đến sai lầm khủng khiếp”.

Ông Knipp đã trích dẫn các tài liệu công khai, lưu ý rằng thông tin về cơn bão Mặt trời năm 1967 có thể đã được chuyển đến cấp chỉ huy cao nhất là Tổng thống Lyndon Johnson. Kết quả là hàng loạt vũ khí hạt nhân sắp được triển khai đã được hủy bỏ, giúp nhân loại tránh được một thảm họa khủng khiếp.

Trong khi ấy, những đợt phun trào dữ dội bức xạ Mặt trời vẫn tiếp tục diễn ra trong khoảng 40 giờ sau đó, dẫn đến rối loạn mạng lưới điện trên toàn thế giới, và tiếp tục làm gián đoạn hệ thống liên lạc thông tin qua sóng vô tuyến của quân đội Mỹ chưa từng có trong suốt gần một tuần.

Theo đại tá Arnold Snyder, chính sự chẩn đoán chính xác của quân đội Mỹ về cơn bão Mặt trời năm 1967 đã ngăn sự kiện này trở thành thảm họa hạt nhân cho nhân loại.

Siêu bão Mặt trời: Ngày tận thế Internet

Kết quả nghiên cứu từ Đại học Cornell (Mỹ) vừa qua đã dự báo rằng một siêu bão Mặt Trời tương tự như năm 1582, hoặc năm 1967 có thể xảy ra 1 hoặc 2 lần trong thế kỷ 21 này.

Theo các chuyên gia, nếu có một cơn bão Mặt trời dữ dội tương tự tấn công chúng ta vào thời điểm này, nó sẽ gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la và phá hủy mạng lưới điện trên toàn thế giới, cùng hệ thống định vị, viễn thông…

Bão Mặt trời và ảnh hưởng đến bầu khí quyển vũ trụ. (Ảnh: NASA)

Bão Mặt trời khắc nghiệt còn có thể đẩy thế giới vào “ngày tận thế Internet”, khi mà mọi kết nối mạng sẽ bị hỏng hóc trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng tại cùng một thời điểm. Hàng triệu triệu người trên thế giới có thể mất kế sinh nhai nếu điều này xảy ra.

Bà Sange etha Abdu Jyothi, trợ lý giáo sư tại Đại học California trong một nghiên cứu được đăng tải tại hội nghị truyền thông dữ liệu SIGCOMM vừa qua đã cảnh báo như sau:

“Chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng cho một sự kiện năng lượng Mặt trời có quy mô lớn như vậy”.

“Gián đoạn Internet trong một ngày ở Mỹ có thể gây ra thiệt hại ước tính lên tới hơn 7 tỷ USD”.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu Internet không hoạt động trong nhiều ngày, thậm chí là vài tháng?”.

Bà Jyothi cho biết thêm, nếu bão Mặt trời ập tới, nhân loại sẽ chỉ có khoảng ít giờ để chuẩn bị. Như vậy khả năng một siêu bão Mặt Trời ảnh hưởng tới nhân loại đã được các nhà khoa học xác nhận.

Cách đây hơn 300 năm, nhà tiên tri Nostradamus đã để lại nhiều dự đoán thông qua các bài thơ trong cuốn sách "Các thế kỷ", và ông từng dự đoán rằng một cơn bão Mặt trời khổng lồ sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Trái đất qua dòng thơ: “Chúng ta sẽ thấy nước biển dâng và mặt đất chìm xuống”.

Tuy nhiên các dự đoán của ông thường tương đối mơ hồ, khó để diễn giải và mọi thứ vẫn có thể thay đổi trong tương lai. Vì vậy những dự đoán này có thể không chính xác 100%.

Thật ra, những lời tiên tri của người xưa được lưu truyền cho đến tận ngày nay là đều có nhiều nguyên nhân, và một trong số đó là nhằm mục đích để cảnh tỉnh con người ngày nay, cảnh báo con người hãy trân trọng cuộc sống hơn.

Đông Bắc

Tham khảo:

https://www.bbc.com/news/world-60317806

https://www.inverse.com/article/19437-how-a-solar-storm-almost-started-world-war-iii

https://www.livescience.com/solar-storm-internet-apocalypse

https://earthsky.org/sun/next-solar-storm-carrington-event-historic-aurora/

 



BÀI CHỌN LỌC

Hủy diệt 40 vệ tinh của tỷ phú Elon Musk trong nháy mắt: “Quái vật” này nguy hiểm như thế nào?