Joe Biden biện minh việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO: 'Chúng ta muốn Trung Quốc phát triển'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc họp tại tòa thị chính với phóng viên Jake Tapper của CNN, ông Biden đã bảo vệ việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, điều này đã dẫn đến việc loại bỏ ít nhất 3,4 triệu việc làm khỏi nền kinh tế Hoa Kỳ - trong số đó có ít nhất 2,6 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất.

Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden đã bảo vệ việc ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, nói rằng ông không “quá cả tin” về siêu cường thế giới này.

Trong cuộc họp tại tòa thị chính với phóng viên Jake Tapper của CNN, ông Biden đã bảo vệ việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, điều này đã dẫn đến việc loại bỏ ít nhất 3,4 triệu việc làm khỏi nền kinh tế Hoa Kỳ - trong số đó có ít nhất 2,6 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất.

Ông Biden cũng bảo vệ việc ủng hộ bình thường hóa quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nói rằng “vì sự ổn định của Trung Quốc đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ” và khẳng định ông muốn “Trung Quốc phát triển”.

Khi ông Tapper đặt câu hỏi cho ông Biden rằng: “Rất nhiều người nghĩ rằng việc cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới mà ngài ủng hộ, mở rộng quy chế Tối huệ quốc cho Trung Quốc mà ngài ủng hộ, rằng những bước đi đó cho phép Trung Quốc lợi dụng Hoa Kỳ bằng cách sử dụng các thỏa thuận thương mại mở của chúng ta để chống lại chúng ta. Ngài có nghĩ rằng, khi nhìn lại, ngài đã ‘quá cả tin’ về Trung Quốc hay không”.

Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ông Biden đã trả lời là ông không quá cả tin và rằng trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển, cũng như không muốn chiến tranh với Trung Quốc.

Ông Biden nói: “Tôi đã nói với ông Tập Cận Bình, chắc ông còn nhớ Tổng thống [Obama] muốn tôi dành thời gian với ông với tư cách là Phó Tổng thống, [vì] Tổng thống không thể, vì vậy tôi đã đi công du khắp thế giới với ông Tập. Ông ấy hỏi, tại sao tôi cứ nói mình là cường quốc Thái Bình Dương? Tôi nói bởi vì chúng tôi là một cường quốc. Chúng tôi là một cường quốc Thái Bình Dương. Nếu không, ngài sẽ không thể có được bất kỳ sự ổn định nào”.

Ông Biden nói thêm rằng: “Chúng ta có lợi khi Trung Quốc ổn định. Chúng ta không mong muốn bị Trung Quốc lợi dụng chúng ta. Ông Trump đã làm gì? Ông ấy đã “chọc ngoáy” các đồng minh và “o ép” tất cả các chế độ chuyên quyền trên thế giới, chúng ta chiếm 25% nền kinh tế thế giới và chúng ta đã mất tất cả đồng minh của mình. Cách thức để kiểm soát Trung Quốc là làm rõ 2 điều. Tôi cũng nhấn mạnh rằng chúng ta tuân theo theo luật lệ quốc tế”.

Trước đó, theo Breitbart, gia đình ông Biden đã giúp chính phủ Trung Quốc kinh doanh.

Hunter Biden, con trai thứ 2 của cựu Phó Tổng thống dưới thời Obama, đã giúp chính phủ Trung Quốc mua lại một công ty ô tô có trụ sở tại Michigan, giúp mang việc làm từ Hoa Kỳ ra Trung Quốc, Mexico, Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Nam Mỹ.

Ngoài việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO và bình thường hóa quan hệ thương mại Trung - Mỹ, ông Biden đã bỏ phiếu cho NAFTA khiến hàng triệu người Mỹ mất việc làm, Thỏa thuận KORUS đã loại bỏ ít nhất 60.000 việc làm của người Mỹ. Ông Biden cũng là người thúc đẩy thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và có thể sẽ lấy đi ít nhất 330.000 cơ hội việc làm của người Mỹ, nếu không phải là Tổng thống Trump kịp thời ngăn chặn.

Cuộc khảo sát mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy người Mỹ hầu như đều coi Trung Quốc là “mối đe dọa” đối với Hoa Kỳ. Khoảng 91% người Mỹ cho biết mối đe dọa từ sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ còn lớn hơn từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, hay từ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga, cũng như từ bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu và nghèo đói toàn cầu.

Trái ngược với sự ủng hộ Trung Quốc của đối thủ ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và gia tăng các biện pháp chống lại sự xâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào Hoa Kỳ cũng như trên thế giới.

Chính quyền Tổng thống Trump sử dụng Danh sách đen (Entity List) như một công cụ chính nhằm siết chặt "vòi bạch tuộc" của các công ty công nghệ Trung Quốc trên đất Mỹ, đặt ra chướng ngại đối với chính quyền Bắc Kinh trong nỗ lực xâm nhập sâu rộng vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tính đến cuối tháng 10/2019, đã có hơn 200 công ty và tổ chức của Trung Quốc có tên trong Danh sách đen "Entity List" của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, tăng khoảng 40 công ty so với hồi tháng 5/2019.

Trong tháng 5/2020, Hạ viện Đảng Cộng hòa ra mắt "Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc". Hạ viện đã thảo luận về vấn đề này rất lâu từ trước khi xảy ra đại dịch. Họ sẽ đảm nhận những việc như sự thâm nhập của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ, theo NTDTV.

Ngày 22/5, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bổ sung 33 công ty và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại do đã giúp Bắc Kinh theo dõi nhóm người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, hoặc có liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt và quân đội Trung Quốc.

Theo truyền thông Mỹ đưa tin ngày 15/7, chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc việc cấm toàn bộ đảng viên ĐCSTQ và người nhà của họ đến Mỹ. Thành viên của quân đội ĐCSTQ và quản lý cấp cao của doanh nghiệp nhà nước cũng nằm trong danh sách hạn chế này. Thông cáo còn có thể trao quyền cho Chính phủ hủy bỏ thị thực của đảng viên ĐCSTQ và người nhà của họ đã ở Mỹ, và trục xuất họ ra khỏi nước Mỹ. Ngoài ra, Washington cũng có thể áp đặt các hạn chế tương tự đối với các nhân viên quân sự và quản lý cao cấp của công ty Trung Quốc có thân phận đặc biệt như Huawei.

Ngày 20/7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã bổ sung 11 công ty Trung Quốc vào Danh sách đen, do đã hỗ trợ ĐCSTQ trong “chiến dịch đàn áp, giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động, thu thập dữ liệu di truyền không tự nguyện và thực hiện các phân tích DNA của các nhóm thiểu số Hồi giáo”.

Ngày 26/8, Hoa Kỳ đã trừng phạt 24 công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, cũng như các cá nhân liên quan đến hành động xâm lược quân sự của Bắc Kinh ở khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump gia tăng các hoạt động chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Trump đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hong Kong, những người đã trực tiếp đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tiến trình dân chủ của Hong Kong, theo The Epoch Times đưa tin ngày 9/8.

“Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc mong muốn chiến thắng của Joe Biden - người thể hiện sự thất bại của Washington trong 30 năm qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi đồng thuận rằng ĐCSTQ bằng cách nào đó sẽ trở nên có trách nhiệm, trái ngược với kiểu hạ đẳng mà chính quyền này đang thể hiện”, Thượng nghị sĩ Tom Cotton nói trong chương trình “Fox & Friends” của FNC, sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng Trung Quốc kỳ vọng đối thủ của ông là ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ năm 2020 Joe Biden sẽ thắng cử vào ngày 8/9.

Nguyễn Minh
Theo Breitbart



BÀI CHỌN LỌC

Joe Biden biện minh việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO: 'Chúng ta muốn Trung Quốc phát triển'