Khảo sát: Đa số cử tri tin rằng, gian lận đã ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2020

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc khảo sát được Rasmussen Reports thực hiện từ ngày 11-12/4 với sự tham gia của 1000 cử tri có năng lực trí tuệ trên quy mô toàn quốc. Sai số trong phạm vi +/- 3 điểm % và mức độ tin cậy là 95 %. Câu hỏi thăm dò là: Gian lận có thể ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020? 

Cuộc khảo sát mới từ Rasmussen cho thấy, đa số cử tri Hoa Kỳ tin rằng, cuộc bầu cử năm 2020 của họ đã bị gian lận, gây ảnh hưởng đến kết quả.

Trước câu hỏi khảo sát, "Gian lận có thể ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020?", 51% số người được hỏi tin rằng, "điều đó rất có thể hoặc có thể xảy ra", tăng 4% so với 47% từ cuộc khảo sát tương tự được thực hiện ngay sau cuộc bầu cử tháng 11/2020.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 31% thành viên Đảng Dân chủ, 51 % người không đảng phái và 75 % thành viên Đảng Cộng hòa đều đồng ý với câu trả lời, "điều đó rất có thể hoặc có thể xảy ra".

Khác với cuộc khảo sát tháng 11/2020 ở thời điểm ngay sau cuộc bầu cử, cuộc khảo sát này không đưa ra câu hỏi liệu cử tri có tin rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp từ cựu Tổng thống Donald Trump hay không.

Cho đến thời điểm này, không có, hoặc ít nhất là chưa có tòa án nào tìm thấy các bằng chứng đáng tin cậy về gian lận cử tri trên diện rộng, bằng chứng về hành động phối hợp để lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp gian lận cử tri tại các địa phương được phát hiện trên khắp đất nước. Điều này chắc chắn làm thay đổi tổng số phiếu bầu của cả hai ứng cử viên và gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử.

Trong trường hợp số lượng phiếu bầu gian lận không đảo ngược kết quả cuộc bầu cử theo cách này hay cách khác, thì một tiêu chí bầu cử quan trọng là phải đảm bảo tính trung thực, không mảy may xuất hiện gian lận.

Một trong những lý do khiến cuộc bầu cử năm 2020 có yếu tố gian lận là, các bang khác nhau quyết định triển khai hệ thống bỏ phiếu phổ thông qua thư.

Theo chuyên gia bầu cử Jason Snead giải thích với The Western Journal vào tháng 8/2020, các hệ thống bỏ phiếu qua thư rất dễ xảy ra gian lận vì các lá phiếu được gửi không theo yêu cầu.

Ông Snead nói với The Western Journal: “Khi đề cập đến ý tưởng gửi phiếu bầu qua thư cho tất cả các cử tri đăng ký, chúng tôi biết rằng các lá phiếu sẽ đến sai địa chỉ hoặc sẽ được bầu dưới tên của những cử tri đã qua đời. “Nó đặt ra rất nhiều vấn đề. Nó có nguy cơ gây hỗn loạn và nhầm lẫn cho cử tri và cũng mở ra cánh cửa gian lận một cách không đáng có”.

Ông Snead cũng nói, có một số lượng lớn các lá phiếu được gửi đến cử tri mà không được nhận lại.

Ông nói, "Đó là một dấu hiệu khá rõ ràng rằng, những người này có thể không phải là cử tri đủ tiêu chuẩn. Họ cũng có thể sẽ không quay lại và đặt câu hỏi về lý do tại sao lại có ai đó nhân danh họ để bỏ phiếu. Và đó là… một dấu hiệu cho những ý đồ gian lận trong hệ thống bầu cử”.

Các thành viên Đảng Dân chủ tự do và giới tinh hoa tiếp tục nói rằng, những quan ngại về tính trung thực trong bầu cử là thuyết âm mưu.

Ví dụ rõ ràng nhất về điều này là luật bầu cử mới của Georgia. Bất chấp các quy định rất hợp lý của luật pháp về an ninh bầu cử, các thành viên Đảng Dân chủ vẫn coi đây là một ví dụ về việc đàn áp cử tri. Họ gây áp lực buộc các tổ chức khác nhau tẩy chay tiểu bang Georgia về luật này.

Nhưng nếu việc quan tâm đến tính trung thực của cuộc bầu cử được gọi là thuyết âm mưu, thì phần lớn người Mỹ hiện nay đều là những người theo thuyết âm mưu.

Nguyên Hương

Theo The Western Journal

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Khảo sát: Đa số cử tri tin rằng, gian lận đã ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 2020