Khủng hoảng Ukraine: Nga tuyên bố có thể buộc phải triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở Châu Âu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cảnh báo từ Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergei Ryabkov, đã làm gia tăng nguy cơ về một đợt triển khai vũ khí mới trên lục địa này; căng thẳng Đông-Tây ở Châu Âu đang ở mức tồi tệ nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc ba thập kỷ trước.

Ông Ryabkov cho biết Nga sẽ buộc phải hành động nếu phương Tây từ chối tham gia Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ở châu Âu; Hiệp ước yêu cầu các nước tham gia (Mỹ, Châu Âu và Nga) loại bỏ tên lửa tầm trung và ngắn hơn. Đây được xem như một phần của gói bảo đảm an ninh mà Nga đang tìm kiếm như một cái giá để xoa dịu cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ông Ryabkov nói với hãng thông tấn RIA của Nga, việc thiếu tiến bộ đối với một giải pháp chính trị và ngoại giao buộc Nga phải dùng các biện pháp quân sự để đáp trả.

"Đó là, đó sẽ là một cuộc đối đầu, đây sẽ là vòng tiếp theo," ông nói, đề cập đến khả năng triển khai tên lửa của Nga.

Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung: Nga và Mỹ đã rút ra từ 2019

Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Hiệp ước INF, Hiệp ước chính thức giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Liên minh các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (cũ). Nội dung của Hiệp ước này là loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn. Đây là hiệp ước kiểm soát vũ khí giữa Hoa Kỳ và Liên Xô; Liên bang Nga là quốc gia thừa kế Hiệp ước này. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev ký hiệp ước vào ngày 8/12/1987. Nga và Mỹ chính thức phê chuẩn thành luật vào ngày 1/6/1988.

Hiệp ước INF cấm tất cả các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và bệ phóng tên lửa đất đối đất của hai quốc gia có tầm bắn từ 500–1.000 km (310–620 mi) (tầm ngắn trung bình) và 1.000–5.500 km (620–3.420 mi) (tầm trung). Hiệp ước không áp dụng cho các tên lửa phóng từ trên không hoặc từ biển. Đến tháng 5/1991, các quốc gia đã loại bỏ 2.692 tên lửa, sau đó là 10 năm kiểm tra xác minh tại chỗ.

Trong bối cảnh lực lượng tên lửa của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố vào ngày 20/10/2018 rằng ông sẽ rút Hoa Kỳ khỏi hiệp ước do Nga không tuân thủ INF. Hoa Kỳ tuyên bố một lý do khác cho việc rút khỏi Hiệp ước là để chống lại sự tích tụ vũ khí của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông, vì Trung Quốc không phải là một thành viên có tham gia vào ký kết hiệp ước.

Mỹ chính thức đình chỉ hiệp ước vào ngày 1/2/2019. Đáp lại, Nga đã làm như vậy vào ngày hôm sau.

NATO nói rằng Nga đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung ở biên giới phía Tây, giáp ranh với Châu Âu

Theo Gerhard Mangott, một chuyên gia về chính sách đối ngoại và kiểm soát vũ khí của Nga, nếu đúng như NATO nói, rằng Nga thực ra đã triển khai xong hệ thống tên lửa tầm trung ở phía tây dãy núi Ural, phía biên giới tiếp giáp Châu Âu của Nga, thì những lời đe doạ của Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nga là sáo rỗng; đó là việc đã rồi.

Nhưng nếu đúng là Nga mới cảnh báo mà chưa triển khai dàn tên lửa này, thì những lời cảnh báo của Moscow là “tín hiệu cuối cùng cho NATO” và rằng “NATO nên đàm phán lại với Nga về một thỏa thuận đã bị vô hiệu từ năm 2019”.

Ông nói thêm: "Nếu NATO kiên định với quan điểm không đàm phán, thì chúng tôi chắc chắn sẽ triển khai tên lửa Screwdriver ở biên giới phía tây của mình."

Những ngày gần đây, Thứ trưởng ngoại giao Nga, ông Ryabkov nổi lên như một trong những sứ giả quan trọng của Moscow; Tổng thống Vladimir Putin thúc giục phương Tây phải có các đảm bảo an ninh với Nga khi Ukraine gia nhập NATO. Động thái vượt qua giới hạn đỏ của Nga. Mặc dù ông Ryabkov hết sức phủ nhận Nga có ý định sẽ xâm lược Ukraine nếu phương Tây lờ đi các cam kết cần thiết.

Ông Ryakov đã lặp lại một so sánh mà ông đã đưa ra vào tuần trước; so sánh căng thẳng biên giới Ukraine hiện nay và cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, cuộc khủng hoảng đưa Hoa Kỳ và Liên Xô đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân.

Ông Ryabkov cho biết có "dấu hiệu gián tiếp" cho thấy NATO đang tiến gần hơn đến việc tái triển khai các tên lửa tầm trung, bao gồm cả việc khôi phục Bộ Tư lệnh Pháo binh số 56 vào tháng trước, nơi vận hành tên lửa Pershing có khả năng hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh.

NATO cho biết tên lửa mới của Mỹ sẽ không xuất hiện ở châu Âu và họ sẵn sàng ngăn chặn các tên lửa mới của Nga bằng một phản ứng "được đo lường" bằng các loại vũ khí thông thường.

Tuy nhiên, ông Ryabkov nói rằng Nga "hoàn toàn thiếu tin tưởng" vào các tuyên bố của NATO.

Thanh Đoàn

(Theo tin từ Reuters)



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Khủng hoảng Ukraine: Nga tuyên bố có thể buộc phải triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở Châu Âu