Làn sóng phản đối Thuyết Phê phán Chủng tộc ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt và có tổ chức hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo The Epoch Times đưa tin, bất chấp sự phản đối ngày càng gia tăng đối với lý thuyết phê phán chủng tộc (Critical Race Theory, CRT) và ngày càng nhiều tiểu bang ở Mỹ thông qua dự luật cấm giảng dạy CRT trong các lớp học, các hiệp hội giáo dục và giáo viên vẫn kiên quyết giảng dạy lý thuyết gây tranh cãi này. Trong bối cảnh này, mới đây, một bà mẹ Florida đã thẳng thắn nói rằng đã đến lúc phải “dùng lửa để chiến đấu với lửa".

Bà mẹ Florida được nhắc đến là Quisha King, vừa qua bà đã chia sẻ với The Epoch Times như sau: “Tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ đã nhận ra rằng bạn phải dùng lửa để chiến đấu với lửa. Bạn phải mạnh mẽ, [phải] đầy nghị lực và không ngừng nghỉ như họ".

Trước đó, bà King đã trở nên nổi tiếng sau khi bà được cho là đã làm nổ tung hội đồng trường học Hạt Duval vì phản đối mạnh mẽ thuyết phê phán chủng tộc. Đáp lại lời đe dọa của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia về việc truy lùng những người dám chống lại thuyết phê phán chủng tộc, bà King nói rằng “Cứ tới đi (Bring it on)”.

Cẩm nang giúp phụ huynh và học sinh chống trả CRT

Hoạt động chống lại thuyết phê phán chủng tộc gần đây cũng trở nên chuyên nghiệp hơn. Cụ thể, trong một nỗ lực giúp đỡ các bậc phụ huynh chống lại hệ thống giáo dục khổng lồ, tổ chức Tea Party Patriots Action (TPPA) hiện đang phân phối một cuốn sách nhỏ 46 trang (pdf) hướng dẫn các phụ huynh và học sinh cách thức sắp xếp những nỗ lực chống trả thuyết phê phán chủng tộc một cách có tổ chức.

Như được mô tả trên trang web của TPPA, "bộ công cụ United We Stand là một phần trong chiến dịch của TPPA nhằm khuyến khích mọi người tham dự các cuộc họp hội đồng của trường học địa phương để phản đối thuyết phê phán chủng tộc và thúc giục quay trở lại hoàn toàn với việc giảng dạy [đơn thuần] trong lớp học".

Bà King phát biểu rằng: “Tôi nghĩ việc giúp các bậc cha mẹ hiểu được cách nhận biết và phát hiện ra thuyết phê phán chủng tộc là rất tốt bởi vì họ không thực sự hiểu [rõ] cách thức hoạt động của nó trong hệ thống”.

Đề cập đến cuốn sách nhỏ của TPPA, bà King nói: "Đó là một hướng dẫn tuyệt vời, tiện dụng để [các bậc phụ huynh] được trang bị một thứ gì đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần nhiều thứ như vậy hơn nữa”. Bà King cho biết rằng bà cũng đã cố gắng giúp đỡ các bậc cha mẹ bằng cách tự quay các video cung cấp thêm thông tin.

5.000 chữ ký đòi giảng dạy CRT trong trường học

Trong khi Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Hoa Kỳ (AFT), bà Randi Weingarten, cho biết trong một cuộc họp báo rằng “thuyết phê phán chủng tộc sẽ không được dạy trong các trường tiểu học hoặc trung học”, thì gần đây hơn 5.000 người đã cùng ký tên trong Dự án Giáo dục Zinn bày tỏ sự kiên quyết sẽ giảng dạy chủ đề gây tranh cãi này trong trường học bất chấp luật nào nghiêm cấm nó.

Bảo vệ cho thuyết phê phán chủng tộc, bà Weingarten nói: “Các chiến binh văn hóa đang gắn nhãn bất kỳ cuộc thảo luận nào về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt đối xử là thuyết phê phán chủng tộc để cố gắng làm cho nó trở nên độc hại. Họ đang bắt nạt giáo viên và cố gắng ngăn chúng tôi dạy học sinh về một lịch sử chính xác".

Phản ứng trước sự việc này, Bà Susan Mehiel, một nhà vận động ở Florida đã nói với The Epoch Times rằng, những phong trào cấp tiến rất giỏi trong việc "đi đúng hướng, không bao giờ đánh rơi mục tiêu cuối cùng và họ rất giỏi trong việc học hỏi từ những sai lầm của mình".

Bà Mehiel nhấn mạnh: “Họ thực sự giỏi lừa dối. Họ thực sự giỏi trong việc định nghĩa lại các từ ngữ và tạo ra thuật ngữ mới nghe có vẻ rất hào nhoáng".

Theo bà Jenny Beth Martin, Chủ tịch danh dự của TPPA, thuyết phê phán chủng tộc giống như một trò chơi vỏ sò, họ liên tục di chuyển nó và gọi nó bằng những tên khác nhau khiến mọi người không khỏi bối rối.

CRT khoác lên 2 chiếc áo mới

Nhà vận động Florida Susan Mehiel cho biết: "Thuyết phê phán chủng tộc bây giờ là hai thứ".

Khi các dữ liệu tự mâu thuẫn với nhau hay bị lỗi và bắt đầu khiến mọi người từ chối câu chuyện được xây dựng cẩn thận của họ về "Sự nóng lên toàn cầu", những kẻ cấp tiến sẽ chuyển sang thuật ngữ mơ hồ hơn là "Biến đổi khí hậu".

Tương tự như vậy, giờ đây, khi họ đang mất kiểm soát với câu chuyện về thuyết phê phán chủng tộc, “CRT” (viết tắt tiếng Anh của thuyết phê phán chủng tộc) hiện đang lén lút được thay thế bằng một cụm từ được sử dụng hồi năm 2019 - đó là “Culturally Responsive Teaching” (tạm dịch: Dạy học đáp ứng văn hóa). Tuy vậy, cụm từ này ít được chú ý đến.

Vì bản thân “CRT” đã gây quá nhiều tranh cãi, những người ủng hộ lý thuyết này đã bắt đầu lái nó sang "Dạy học đáp ứng văn hóa". Đây là biến hình thứ nhất của thuyết phê phán chủng tộc.

Biến hình thứ hai của "CRT" được gọi là “Social and Emotional Learning” (tạm dịch: Học tập xã hội và cảm xúc). Nó được mô tả là “quá trình mà qua đó tất cả những người trẻ tuổi và người lớn trưởng thành có được kiến ​​thức, kỹ năng, thái độ, và áp dụng chúng để phát triển bản sắc lành mạnh, quản lý cảm xúc và đạt được các mục tiêu cá nhân và tập thể”. Đây cũng là một định nghĩa “hào nhoáng” khác đang được những người ủng hộ lý thuyết phê phán chủng tộc tung hô.

Tuy nhiên, những người đang chú ý đến trò chơi vỏ sò của những phe cấp tiến cho biết, lý thuyết phê phán chủng tộc (CRT), dù được bao bọc bởi bất kỳ một cái tên nào khác thì vẫn là lý thuyết phê phán chủng tộc.

Minh Anh

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Làn sóng phản đối Thuyết Phê phán Chủng tộc ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt và có tổ chức hơn