Lancet cập nhật bức thư từng chụp mũ giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm là 'thuyết âm mưu'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tạp chí y khoa hàng đầu của thế giới cho biết, trái với quy định của Ban Biên tập Tạp chí, nhà nghiên cứu virus học người Mỹ Peter Daszak đã che dấu về những xung đột lợi ích của ông và Viện Virus học Vũ Hán.

Tạp chí y khoa The Lancet ngày 21/6 đã cập nhật về một tuyên bố vốn chụp mũ giả thuyết về khả năng COVID-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc là "thuyết âm mưu". Tuyến bố này được đăng trên tạp chí năm 2020. Trong thời gian gần đây, giả thuyết COVID-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc đã và đang được công nhận rộng rãi hơn.

Trong thời gian đại dịch bùng phát, lý thuyết "rò rỉ phòng thí nghiệm" đã được tranh cãi bởi một nhóm 27 nhà khoa học hàng đầu. Ý kiên của họ được thể hiện trong một bức thư đăng trên tạp chí y khoa uy tín của thế giới. Được xuất bản ngày 7/3/2020, bức thư đã trở thành một trong những tài liệu có ảnh hưởng nhất trong những ngày đầu của đại dịch, định hình cuộc thảo luận về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán, bùng phát tại Vũ Hán Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Với tiêu đề “Tuyên bố ủng hộ các nhà khoa học, chuyên gia y tế cộng đồng và chuyên gia y tế của Trung Quốc đang chiến đấu chống lại COVID-19”, bức thư nêu rõ, các nhà khoa học lên án mạnh mẽ các thuyết âm mưu cho rằng COVID-19 không có nguồn gốc tự nhiên.

27 nhà khoa học viết: “Các lý thuyết về âm mưu không làm gì khác ngoài việc tạo ra nỗi sợ hãi, tin đồn và thành kiến ​​gây nguy hiểm cho sự hợp tác toàn cầu của chúng ta trong cuộc chiến chống lại loại virus này.

Trong bản cập nhật ngày 21/6, ấn phẩm khoa học The Lancet tuyên bố rằng, một trong những nhà virus học hàng đầu, người ký tên trong bức thư gốc, nhà nghiên cứu Hoa Kỳ Peter Daszak, đã không công bố những “tranh chấp lợi ích” của ông theo yêu cầu của Ban Biên tập Tạp chí Y khoa Quốc tế.

“Trong bức thư này, các tác giả đều tuyên bố họ không có tranh chấp lợi ích. Một số độc giả đã đặt câu hỏi về tính hợp lệ của tiết lộ này, đặc biệt vì nó liên quan đến một trong những tác giả của bức thư là ông Peter Daszak”, bản cập nhật viết.

Tờ Lancet ngày 21/6 cho biết, sau khi mời tất cả 27 nhà khoa học đánh giá lại các tranh chấp lợi ích của họ, ông Daszak đã gửi một tuyên bố cập nhật nhấn mạnh rằng, thù lao của ông chính là tiền lương từ EcoHealth Alliance, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận ở New York. .

Tổ chức của ông Daszak, EcoHealth Alliance, đã trực tiếp hợp tác với phòng thí nghiệm Vũ Hán của Trung Quốc để nghiên cứu về coronavirus. Tổ chức của ông đã gửi tiền tài trợ cho nghiên cứu tăng cường chức năng về mầm bệnh và cách lây truyền tại Viện virus học Vũ Hán (WIV), nơi có thể có các trường hợp COVID-19 đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2019.

Tổ chức của ông Daszak trước đây đã được Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID) của Tiến sĩ Anthony Fauci nhận tài trợ 3,7 triệu đô la. Ít nhất có 600.000 đô la trong khoản tài trợ này được gửi đến WIV.

Nghiên cứu tăng cường chức năng (gain-of-function research) bao gồm các kỹ thuật được sử dụng để thay đổi bộ gen di truyền của virus để nghiên cứu virus đó trong các điều kiện khác nhau, bao gồm khả năng kháng vaccine của virus cao hơn, lây lan nhanh hơn giữa các nạn nhân, cũng như hiểu các triệu chứng cụ thể mà nạn nhân sẽ biểu hiện khi nhiễm bệnh.

Ông Daszak, người được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban COVID-19 của The Lancet, hiện “đang bị thách thức bởi có xung đột lợi ích”, trang web của Ủy ban cho biết. Ủy ban này thuộc Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Ủy ban nói với The Epoch Times trong một email rằng, họ “kêu gọi tất cả các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu Mỹ-Trung giải thích đầy đủ và minh bạch về bản chất công việc của họ” và nhóm sẽ “thu hút các chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực an toàn sinh học và các lĩnh vực khác để giúp đánh giá các giả thuyết liên quan về nguồn gốc của SARS-CoV-2 và đề xuất các cách thức ngăn ngừa và ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai, cho dù là đại dịch có nguồn gốc từ tự nhiên hay từ các hoạt động nghiên cứu trong phòng thí nghiệm”.

Trong tháng Sáu, Chủ tịch EcoHealth Alliance đã phản bác lại những tuyên bố trước đó của chính mình rằng, WIV chưa bao giờ nuôi dơi, sau khi phóng viên điều tra người Úc Sharri Markson công bố về cảnh quay từ bên trong viện nghiên cứu vào tháng 5/2017.

Với tiêu đề “Nhóm xây dựng và nghiên cứu của phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán thuộc Viện Virus học Vũ Hán, Viện Khoa học Trung Quốc”, đoạn phim dài 10 phút là video chính thức của Viện Khoa học Trung Quốc được phát hành để đánh dấu sự ra mắt của WIV. Đoạn video cho thấy những con dơi bị nhốt trong lồng ở trong phòng thí nghiệm, cũng như clip nhà khoa học cho dơi ăn sâu.

Tháng 12/2020, ông Daszak nói rằng, tuyên bố dơi được nuôi tại Viện nghiên cứu là một "âm mưu sâu rộng". Ông ta nói, ông hy vọng rằng đó là một "lỗi" báo cáo và sẽ được "sửa chữa."

“Không có con dơi nào được gửi đến phòng thí nghiệm Vũ Hán để phân tích gen của các loại virus được thu thập tại hiện trường. Đó không phải là cách nghiên cứu khoa học này được thực hiện. Chúng tôi thu thập mẫu virus dơi và chuyển về phòng thí nghiệm. Chúng tôi THẢ dơi ngay tại nơi bắt chúng”, ông Daszak đăng trên Twitter vào tháng 12/2020.

Ông Daszak hiện đã thừa nhận rằng WIV có thể đã nuôi dơi và ông ta đã không yêu cầu họ xác nhận những bình luận trước đó của mình, Markson trên Sky News đưa tin.

Điều này xảy ra khi những lời kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus đã tăng lên trong những tuần gần đây, vì giả thuyết rằng virus có thể là sản phẩm của các thí nghiệm tại WIV nhận được sự công nhận rộng rãi hơn.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

 

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Lancet cập nhật bức thư từng chụp mũ giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm là 'thuyết âm mưu'