Lãnh đạo Mỹ - Trung trao đổi 'thẳng thắn' về vấn đề Đài Loan, Nhân quyền và Cạnh tranh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Trung Quốc Tập Cận Bình, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Biden nhậm chức. Cuộc trò chuyện xoay quanh vấn đề tương lai của Đài Loan, vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và sự cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, dường như cả hai nhà lãnh đạo không đạt được sự đồng thuận về bất kỳ vấn đề nào.

"Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cởi mở và thẳng thắn về các mối quan tâm cũng như ưu tiên của mỗi quốc gia", ông Biden phát biểu sau cuộc gặp với ông Tập bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Bali, Indonesia.

"Cả ông Tập và tôi đều nói rõ rằng, chúng tôi sẽ bảo vệ các giá trị và lợi ích mà Mỹ sẽ thực hiện để thúc đẩy nhân quyền toàn cầu, ủng hộ trật tự quốc tế, cũng như hợp tác chặt chẽ với đồng minh và đối tác của chúng tôi", theo một tuyên bố của Nhà Trắng.

Tổng thống Biden cũng nói rõ với ông Tập rằng, Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác để giải quyết các thách thức xuyên quốc gia, bao gồm biến đổi khí hậu, bất ổn kinh tế, y tế và an ninh lương thực.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (đầu tiên bên trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (đầu tiên bên phải) trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali ở Indonesia, hôm 14/11/2022. (Ảnh Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Nhà báo Nhà Trắng bị tấn công

Ngay trước khi ông Biden và ông Tập bắt đầu cuộc thảo luận, một nhà sản xuất truyền hình của Nhà Trắng đã đặt câu hỏi cho ông Biden rằng, liệu Tổng thống có nêu quan ngại về việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và những nơi khác hay không. Ngay lập tức, một thành viên của phái đoàn Trung Quốc đã túm lấy nữ phóng viên, đẩy cô về phía lối ra nhằm cưỡng ép cô ra khỏi phòng họp. Các nhân viên Nhà Trắng đã nhanh chóng can thiệp và nhấn mạnh rằng, nữ phóng viên này được phép ở lại phòng họp.

Phóng viên Nhà Trắng Sebastian Smith của đài AFP đã trình bày chi tiết về sự cố này trong một báo cáo chuyến công du.

Ông Smith viết: “Ngay ở phút cuối trước khi chúng tôi được đưa ra ngoài, nhà sản xuất chương trình truyền hình đã đặt câu hỏi cho Tổng thống Biden để hỏi liệu ông có nêu vấn đề nhân quyền trong các cuộc đàm phán hay không. Ngay lập tức, một người đàn ông từ phía Trung Quốc đã kéo ba lô của nhà sản xuất về phía sau (người này đeo khẩu trang màu trắng có gắn cờ Trung Quốc). Cô phóng viên mất thăng bằng nhưng không bị ngã và bị đẩy về phía cửa ra vào. Hai nhân viên Nhà Trắng đã can thiệp kịp thời, nói rằng nhà sản xuất này nên được ở lại”.

Hôm 16/10, một số nhân viên lãnh sự quán ĐCSTQ tại Anh đã đánh đập một công dân Hong Kong. Người đàn ông tóc trắng (bên trái) được cho là Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Anh, Trịnh Hy Nguyên (Zheng Xiyuan) đã túm tóc công dân Hong Kong (ở giữa). (Ảnh chụp màn hình video)

Đây là vụ tấn công thể chất mới nhất của các nhân viên ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tháng trước, các nhà lãnh đạo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manchester, Anh, bao gồm cả Tổng lãnh sự Trịnh Hy Nguyên (Zheng Xiyuan), đã túm lấy một người biểu tình Hong Kong từ vỉa hè, kéo anh ta vào trong khuôn viên lãnh sự, đánh đập và giật tóc anh ta.

Các quan điểm trao đổi khác nhau về vấn đề nhân quyền và Đài Loan

Sau cuộc họp, ông Biden đã trả lời một câu hỏi về việc ông Tập ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các chiến thuật độc tài. Ông Biden cho biết, ông Tập vốn luôn như vậy.

Ông Biden nói về ông Tập rằng, "Tôi không thấy ông ấy hiếu chiến hơn hay hòa giải hơn. Tôi nhận ra rằng, ông ấy luôn rõ ràng và thẳng thắn".

"Chúng tôi đã trao đổi rất thẳng thắn với nhau về những lĩnh vực mà chúng tôi không nhất trí hoặc không chắc chắn về lập trường của nhau".

Đáng chú ý, Nhà Trắng tuyên bố rằng ông Biden đã nêu quan ngại về các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong. Tuy nhiên, các tuyên bố chính thức của ĐCSTQ không đề cập đến bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề nhân quyền.

Tương tự như vậy, có sự bất đồng rõ ràng về vấn đề Đài Loan. ĐCSTQ tuyên bố Đài Loan là một tỉnh "bất hảo" của Trung Quốc và cần phải được thống nhất với nước này.

Ông Biden cho biết, Mỹ cam kết duy trì quan hệ hòa bình xuyên eo biển, đồng thời nhấn mạnh rằng, cả Washington và Bắc Kinh đều không nên cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng liên quan đến Đài Loan.

Tuy nhiên, truyền thông trong nước của ĐCSTQ đưa tin rằng, vấn đề "hòa bình, ổn định trên eo biển Đài Loan" và việc duy trì "một Đài Loan độc lập" là không thể đồng thời tồn tại.

"Hòa bình và ổn định xuyên eo biển và Đài Loan độc lập là hai vấn đề không thể hòa giải, giống như nước và lửa".

Lam Giang

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Lãnh đạo Mỹ - Trung trao đổi 'thẳng thắn' về vấn đề Đài Loan, Nhân quyền và Cạnh tranh