Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng thảm sát và đàn áp quy mô lớn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngại giết người để bảo toàn quyền lực, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich đã nói như vậy khi ông đề cập đến sự kiện Giang Trạch Dân qua đời và làn sóng biểu tình gần đây ở Trung Quốc.

Về các chính sách đàn áp và bạo lực có chủ đích của ĐCSTQ, ông Gingrich tin rằng Giang Trạch Dân, cũng như các lãnh đạo khác của Trung Quốc, phải chịu rất nhiều trách nhiệm.

Kể từ khi ĐCSTQ được thành lập vào những năm 1920, “mọi lãnh đạo của Đảng này đều là nhà độc tài toàn trị”, ông Gingrich nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Không ai trong số họ là người ôn hòa, đúng mực. Không ai trong số họ là người tử tế, dễ chịu theo nghĩa mà chúng ta biết, và tất cả họ đều sẵn sàng giết người. Đó là những gì họ cần để duy trì quyền lực”.

Các nhà ủng hộ nhân quyền mô tả họ Giang là kiến ​​trúc sư của một trong những chiến dịch phản đức tin lớn nhất trong lịch sử hiện đại - cuộc bức hại Pháp Luân Công. Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện tinh thần, gồm các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức bắt nguồn từ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Cho rằng môn tu luyện này càng phát triển nhanh chóng thì càng trở thành mối đe dọa đối với quyền cai trị của mình, Giang Trạch Dân đã ra lệnh thực hiện một chiến dịch đàn áp toàn diện vào năm 1999, khiến các học viên phải chịu nhiều hình thức ngược đãi bao gồm tra tấn, lao động khổ sai, bỏ tù và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Ông Gingrich, với tư cách là cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, người từng tiếp đón Giang Trạch Dân ở Washington vào năm 1997, coi họ Giang là “kẻ bảo vệ tích cực cho ĐCSTQ”.

Bản chất của Đảng này luôn tự bộc lộ khi phải đối mặt trước bất kỳ thách thức nào đối với sự cai trị của nó.

“Rõ ràng, chế độ độc tài đã đi đến kết luận rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa nghiêm trọng” và có thể khiến Đảng tan rã; nguyên nhân là môn tập này đại diện cho một hệ thống niềm tin, giá trị thay thế (khác với giá trị mà Đảng theo đuổi), ông Gingrich nói.

“Từ quan điểm của họ [ĐCSTQ], tin tưởng vào bất cứ điều gì khác ngoài nhà nước là mối đe dọa đối với sự tồn vong của nhà nước”, ông giải thích thêm.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho biết các nhóm tín ngưỡng khác như Cơ đốc nhân và Phật tử Tây Tạng cũng bị Bắc Kinh đàn áp vì lý do này.

“Cuộc bức hại Pháp Luân Công và cường độ của nó thực sự khiến người ta chấn động; nó cho quý vị thấy tất cả những gì quý vị cần biết về mức độ chuyên chế khủng khiếp của hệ thống [Đảng]”.

Trường học cho sinh viên về nhà, cảnh sát che giấu hành động đàn áp biểu tình, Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng, Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Các phương thức tra tấn học viên Pháp Luân Công bên trong nhà tù ở Trung Quốc. (Ảnh: minghui.org)

Gia tăng bất mãn

Cái chết của Giang Trạch Dân xảy ra vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm khi ĐCSTQ phải đối mặt với sự bất mãn đang lan rộng trong công chúng Trung Quốc, những người đã phải chịu đựng đủ các loại chính sách COVID-19 hà khắc.

Lịch sử chứng minh rằng cái chết của một nhà lãnh đạo sẽ kích động những người vốn bất bình với hiện trạng dám công khai bày tỏ thái độ. Năm 1989, nỗi thương tiếc mà người dân Trung Quốc dành cho nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang) đã biến thành một phong trào quần chúng kêu gọi cải cách và dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho xe tăng và binh lính tiến vào để đàn áp những người biểu tình - chủ yếu là sinh viên. Cuộc đàn áp đẫm máu, gây chấn động thế giới này hóa ra lại trở thành bàn đạp chính trị cho Giang Trạch Dân.

Các cuộc biểu tình chống phong tỏa gần đây ở Trung Quốc không phải chỉ là dư âm mờ nhạt của thời kỳ đó.

“Đây là những cuộc biểu tình đầu tiên mà tôi biết đến - tính cả [cuộc biểu tình ở] Quảng trường Thiên An Môn - mà người dân [Trung Quốc] thực sự dám kêu gọi thay thế chế độ độc tài; và tôi nghĩ đó là sự thay đổi lớn lao”, ông Gingrich đã nói như vậy khi bàn về những tiếng hô lớn của công chúng Trung Quốc trong các cuộc biểu tình gần đây - “Đảng Cộng sản Trung Quốc, hãy hạ đài!”“Tập Cận Bình, hãy hạ đài!”.

Trường học cho sinh viên về nhà, cảnh sát che giấu hành động đàn áp biểu tình, Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng, Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Người dân tham gia mít-tinh tưởng niệm các nạn nhân của chính sách zero-COVID của Trung Quốc, bên ngoài nhà ga Shinjuku ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 30/11/2022. (Ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Ông Gingrich cho biết những lời kêu gọi của người dân không phải là điều gây ngạc nhiên trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục hoạt động yếu kém và các chính sách khắc nghiệt chống COVID-19 vẫn được thực thi. Ông nói:

“Hợp đồng bất thành văn mà người dân Trung Quốc có với ĐCSTQ là ‘miễn là nền kinh tế còn hoạt động, chúng tôi sẽ chịu đựng chế độ độc tài’”.

“Bây giờ, nền kinh tế không còn hoạt động”.

Ông Gingrich tỏ ra thận trọng khi dự đoán về việc những người biểu tình Trung Quốc có thể duy trì làn sóng biểu tình trong bao lâu, nhất là vì Bắc Kinh có sẵn hệ thống giám sát lớn nhất thế giới để dập tắt mọi mối đe dọa hiện hữu.

Cả các nhà lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc đều có thành tích giết người hàng loạt. Tháng 11 vừa qua tưởng niệm nạn đói “Holodomor” mà người đứng đầu Liên Xô lúc bấy giờ là Joseph Stalin đã thiết kế và thực thi vào những năm 1930, khiến hàng triệu người Ukraine chết đói.

Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông là người chịu trách nhiệm cho chiến dịch kinh tế Đại nhảy vọt nhằm công nghiệp hóa Trung Quốc, dẫn đến nạn đói kéo dài 3 năm (từ 1959 đến 1962) mà một số nhà sử học ước tính có khoảng 30 triệu người chết đói.

Ông Gingrich nói: “Những chế độ độc tài này có năng lực tuyệt vời trong việc thống trị nhân dân bằng khủng bố vũ lực”.

Chế độ suy yếu

Ngay cả khi những cuộc biểu tình hiện nay không có khả năng làm thay đổi tình hình chính trị tại Trung Quốc, thì những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh suy yếu là khó có thể bỏ qua.

Ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào ngày 28/11 đã vô tình để lộ một khoảnh khắc do dự hiếm hoi khi một phóng viên hỏi liệu Trung Quốc có chấm dứt chính sách zero-COVID để xoa dịu những người biểu tình hay không.

Ông Triệu lướt qua các ghi chú trong khoảng một phút trước khi trả lời rằng mô tả của phóng viên về tình huống là “không phản ánh đúng những gì thực sự đã xảy ra”. Câu trả lời của ông ấy không được đưa vào biên bản chính thức được công bố sau đó.

Đối với ông Gingrich, đó là dấu hiệu cho thấy nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc đã “rúng động” như thế nào trước quy mô và tính tự phát của các cuộc biểu tình. Làn sóng biểu tình và cuộc cách mạng Giấy trắng ở Trung Quốc được kích động bởi những cái chết trong vụ cháy chung cư ở Tân Cương mà nhiều người tin rằng zero-COVID đã khiến xe cứu hỏa không thể tiếp cận hiện trường.

“Ngay cả với tất cả những nỗ lực và tuyên truyền của họ, tất cả những nỗ lực trong việc kiểm soát thông tin liên lạc, họ vẫn không thể ngăn chặn được nó [làn sóng biểu tình]”, ông Gingrich nói.

Trường học cho sinh viên về nhà, cảnh sát che giấu hành động đàn áp biểu tình, Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng, Giang Trạch Dân chết, Giang Trạch Dân qua đời ở tuổi 96 ngày 30/11/2022, đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công, Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp thảm khốc, Pháp Luân Công là gì, biểu tình ủng hộ Pháp Luân Công, thỉnh nguyện hòa bình chống đàn áp Pháp Luân Công, các nạn nhân của ĐCSTQ, nạn mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và người có đức tin, thu hoạch nội tạng bán giá cao, cấy ghép tạng
Nhân viên kiểm soát dịch băng qua đường để thực hiện xét nghiệm axit nucleic tại một khu vực bị phong tỏa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 01/12/2022. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Sự bất mãn của dân chúng cùng với nền kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc đặt ra những thách thức lớn cho nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, người vừa có được nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 10. Các sự kiện này có thể nhanh chóng làm xói mòn quyền lực của ông Tập.

Giới chức Trung Quốc dường như đã bắt đầu ‘dịu giọng’ khi nói về COVID. Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) cho biết vào đầu tuần này rằng Trung Quốc đang ở trước “những tình huống mới” với sự suy yếu của biến thể Omicron và với việc tiêm chủng đã được thực hiện trên diện rộng. Nhiều thành phố cũng nới lỏng một số hạn chế chống dịch sau các cuộc biểu tình.

Ông Gingrich cho rằng “khả năng mà tất cả những người đang biểu tình có nguy cơ bị chế độ độc tài bắt giữ, hoặc làm cho mất tích, là rất lớn; điều này giúp quý vị hiểu được lòng dũng cảm cũng như sự tuyệt vọng” của những người biểu tình.

Về phía Hoa Kỳ, ông Gingrich thất vọng khi thấy chính quyền Biden không tích cực hỗ trợ những người biểu tình, cũng không mạnh mẽ lên án hoạt động đàn áp biểu tình của Bắc Kinh.

Cho dù về cuộc đàn áp Pháp Luân Công hay về các biện pháp kiểm soát COVID-19 của ĐCSTQ, ông Gingrich tin rằng Washington cần đóng vai trò quyết liệt hơn. Chính quyền Biden nên sử dụng các công cụ từng được triển khai trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm việc trừng phạt các quan chức, để gây áp lực, ông nói.

Xuân Hoa

Theo Eva Fu - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng thảm sát và đàn áp quy mô lớn