Lợi dụng vụ tránh va chạm với vệ tinh SpaceX: Trung Quốc tuyên truyền vị thế công nghệ vũ trụ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc trạm vũ trụ Trung Quốc tránh va chạm với các vệ tinh trong chương trình Starlink của SpaceX đã trở thành cơ hội để Bắc Kinh quảng bá cho vị thế công nghệ vũ trụ của mình. Tuy nhiên trên thực tế, chương trình không gian của Trung Quốc đang gây ra không ít rủi ro và rắc rối.

Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền cho chương trình không gian

Ngày 28/12, Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ có trách nhiệm đối với hoạt động trong không gian, sau khi trạm vũ trụ của Trung Quốc đã phải cố gắng để tránh va chạm với các vệ tinh phóng lên trong chương trình SpaceX Starlink của Elon Musk.

Trước đó cùng ngày, Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích chương trình Starlink và cáo buộc rằng Lầu Năm Góc thách thức khả năng phát hiện va chạm của trạm vũ trụ Trung Quốc.

“Có rất nhiều mảnh vỡ trôi nổi trong không gian. Tất cả các trạm không gian và vệ tinh đều cần phải tự điều chỉnh để tránh va chạm. Đây không phải là vấn đề lớn. Chính quyền Trung Quốc đã làm to chuyện", ông Wang He, một nhà bình luận của The Epoch Times, cho biết vào hôm 28/12.

Ông Wang nói: “Đây là một sắp đặt của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc muốn thể hiện uy thế tối cao trong không gian. Bắc Kinh muốn cho thế giới thấy rằng trạm vũ trụ của Trung Quốc là tiên tiến và có thể phát hiện các vụ va chạm có thể xảy ra. Trung Quốc muốn thế giới có ấn tượng rằng nước này rất mạnh trong không gian, và Mỹ thì đang không hành xử đúng mực”.

“Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc muốn tìm hiểu thêm về sự hợp tác giữa SpaceX của Elon Musk và Lầu Năm Góc. Trung Quốc muốn biết chi tiết về mối hợp tác này, cũng như các hoạt động đang diễn ra. Hiện tại, cả SpaceX và Lầu Năm Góc đều không có phản ứng gì trước những lời chỉ trích của Trung Quốc. Kế hoạch tìm hiểu về bí mật hợp tác của Bắc Kinh đã thất bại".

Trung Quốc lợi dụng vụ tránh va chạm với vệ tinh SpaceX để tuyên truyền vị thế công nghệ vũ trụ, Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội tuyên truyền cho chương trình không gian, Trung Quốc chỉ trích chương trình không gian của SpaceX, Chương trình không gian của Trung Quốc gây ra nhiều rủi ro 
Tên lửa Long March 5B cất cánh từ bãi phóng Văn Xương trên đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc, ngày 5/5/2020. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)

Trung Quốc chỉ trích chương trình không gian của SpaceX

Phái bộ thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc đã gửi một công hàm tới Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres vào ngày 3/12 về 2 sự cố giữa trạm vũ trụ Trung Quốc và chương trình Starlink, theo Văn phòng Liên hợp quốc về các vấn đề ngoài vũ trụ (UNOOSA).

Trạm vũ trụ của Trung Quốc, được phóng vào ngày 29/4, quay quanh Trái đất ở độ cao khoảng 242 dặm. Chương trình Starlink của SpaceX có kế hoạch thiết lập các dịch vụ Internet trên khắp thế giới nhờ vào vệ tịnh bằng cách phóng lên quỹ đạo 12.000 vệ tinh. Cho đến nay, chương trình đã phóng 1.740 vệ tinh lên quỹ đạo.

Chính quyền Trung Quốc khẳng định rằng Starlink-1095 đã từng có quỹ đạo ở độ cao 344 dặm, nhưng được hạ xuống độ cao 237 dặm vào tháng 5 và tháng 6. Trung Quốc phàn nàn rằng Starlink-1095 đã tiếp tục hạ thấp độ cao vào ngày 01/07. Việc hạ độ cao này gây lo ngại cho các phi hành gia tại trạm vũ trụ của Trung Quốc. Trạm vũ trụ này đã phải điều chỉnh để tránh một vụ va chạm có thể xảy ra. Trung quốc chỉ ra rằng Starlink-1095 đã rời khỏi quỹ đạo vào ngày 20/9 và bị rơi xuống bầu khí quyển. Việc giảm độ cao trước đó của vệ tinh này là một phần của quá trình ngừng hoạt động của nó.

Vào ngày 21/10, vệ tinh Starlink-2035 đã giảm độ cao quỹ đạo khoảng 62 dặm xuống còn 344 dặm, theo chính quyền Trung Quốc. Để tránh một vụ va chạm có thể xảy ra, Trung Quốc một lần nữa điều chỉnh trạm vũ trụ. Thời báo Hoàn cầu dẫn lời các chuyên gia vũ trụ Trung Quốc cho rằng Starlink-2035 có thể đã thay đổi độ cao để kiểm tra hoạt động viễn thông của vệ tinh này. Nhưng báo cáo cũng đặt câu hỏi liệu Lầu Năm Góc có đứng sau vụ thử này hay không.

Trung Quốc lợi dụng vụ tránh va chạm với vệ tinh SpaceX để tuyên truyền vị thế công nghệ vũ trụ, Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội tuyên truyền cho chương trình không gian, Trung Quốc chỉ trích chương trình không gian của SpaceX, Chương trình không gian của Trung Quốc gây ra nhiều rủi ro 
Học sinh tham dự một buổi học với các phi hành gia Trung Quốc từ trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc để giáo dục lòng yêu nước, tại một trường học ở huyện Đan Trại, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ngày 9/12/2021. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Chương trình không gian của Trung Quốc gây ra nhiều rủi ro

Các báo cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ đề cập đến 2 vụ việc trên. Trong khi đó, thực tế là Trung Quốc đã làm tăng rủi ro trong không gian đối với tất cả các bên khác khi tạo ra một lượng lớn các mảnh vỡ một cách không cần thiết trong vài thập kỷ qua.

Một ví dụ điển hình là Fengyun-1C của Trung Quốc, một vệ tinh thời tiết được phóng vào tháng 5/1999.

Năm 2002, Trung Quốc cho ngừng hoạt động Fengyun-1C, vốn hoạt động được 2 năm, nhưng vẫn giữ ở trên quỹ đạo với độ cao 536 dặm. Vào năm 2007, Trung Quốc đã bắn một tên lửa đạn đạo nhắm vào vệ tinh không hoạt động này, tạo ra 3.000 mảnh vỡ. Cho tới lúc này, các mảnh vỡ vẫn đang quay trong không gian và gia tăng nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ.

Vào ngày 10/11, Trạm Vũ trụ Quốc tế đã phải cố gắng tránh va chạm với một mảnh vỡ trong 3.000 mảnh vỡ trên.

Ông Wang He nói: “Không chỉ tạo ra các mảnh vỡ trong không gian, các tên lửa mà Trung Quốc phóng lên cũng tạo ra nhiều thiệt hại và rắc rối. Một ví dụ gần đây bao gồm Long 5/3 [CZ-5 hoặc LM-5] dùng để phóng trạm vũ trụ của Trung Quốc lên quỹ đạo vào ngày 29/4. Tên lửa đã mất kiểm soát trong không gian và rơi xuống Ấn Độ Dương vào ngày 8/5. Mọi người trên khắp thế giới đều theo dõi sát sao và rất lo lắng khi tên lửa rơi xuống trái đất một cách mất kiểm soát".

“Chính quyền Trung Quốc đã dành phần lớn nguồn lực đất nước để đề cao vị thế công nghệ vũ trụ với mục tiêu cạnh tranh với Mỹ. Tham vọng của Trung Quốc đã được phơi bày rõ: Sở hữu uy thế tối cao trong không gian".

Bảo Nguyên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Lợi dụng vụ tránh va chạm với vệ tinh SpaceX: Trung Quốc tuyên truyền vị thế công nghệ vũ trụ