Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống biển Ấn Độ Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 30/7, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, mảnh vỡ từ phần thân của tên lửa Long March 5B của Trung Quốc vừa được ghi nhận rơi xuống Ấn Độ Dương vào chiều 30/7.

Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ cho biết, mảnh vỡ từ phần thân lõi nặng 25 tấn của tên lửa Long March 5B vừa được ghi nhận rơi xuống Trái Đất vào chiều 30/7 (rạng sáng 31/7 theo giờ Việt Nam).

Được biết, tên lửa Long March 5B cất cánh hôm 24/7, mang theo một mô-đun mới hướng tới trạm vũ trụ Thiên Cung đang được xây dựng của Trung Quốc.

Trong khi hầu hết các lõi tên lửa có khả năng xử lý an toàn ngay sau khi phóng, hay thậm chí là hạ cánh trở lại Trái Đất để tái sử dụng trong tương lai, thì tên lửa Long March 5B lại được thiết kế để bay lên quỹ đạo với toàn bộ trọng tải ban đầu.

Điều này khiến sau khi hoàn thành sứ mệnh, nó sẽ trở thành một khối rác vũ trụ khổng lồ, di chuyển bất định, và không thể kiểm soát được. Các nhà khoa học cho rằng chiến lược phóng tên lửa này là vô cùng liều lĩnh, vì phần lớn của tên lửa không được tiêu hủy, và vẫn còn là một mối đe dọa trong tương lai.

Theo ước tính của các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu mảnh vỡ và quỹ đạo của The Aerospace Corporation, vẫn còn ít nhất từ 5 - 9 tấn mảnh vỡ của Long March 5B đang trên đường rơi xuống mặt đất. Chúng có thể gây ra thương tích cho người dân, hay thiệt hại về cơ sở hạ tầng nếu rơi vào khu đông dân cư.

Hiện, các tổ chức khoa học không gian đang xác định xem liệu có thêm mảnh vỡ từ tên lửa rơi xuống Trái Đất hay không, và vị trí của chúng nằm ở đâu. Trước đó, một trong số các mảnh vỡ này có thể đã được chụp lại ở huyện Sarawak của Malaysia tối hôm 30/7, bởi một nhà quan sát không gian.

Về phần mình, các nhà quản lý vụ phóng Long March 5B của Trung Quốc khẳng định tên lửa quay lại Trái Đất ở vị trí 119,0 độ Kinh Đông và 9,1 độ Vĩ Bắc, hoàn toàn nằm ở ngoài khơi khu vực đảo Palawan, Indonesia.

Tuy nhiên ông Bill Nelson, Tổng Giám đốc NASA, cho biết: "Trung Quốc đã không chia sẻ chính xác thông tin về quỹ đạo cụ thể khi tên lửa Long March 5B của họ quay trở lại Trái Đất".

Được biết, đây là lần thứ 3 phần thân lõi của Long March 5B đi vào quỹ đạo sau khi phóng và rơi trở lại Trái Đất một cách thiếu kiểm soát. Các chuyên gia cho rằng dường như đây là một đặc điểm của tên lửa này, chứ không phải bị lỗi.

Chương trình không gian của Trung Quốc được điều hành bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Mỹ đã 'loại trừ' Trung Quốc khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế vì quan hệ quân sự của nước này.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận ngay lập tức. Đầu tuần này, Trung Quốc cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ các mảnh vỡ nhưng nói rằng nó ít gây rủi ro cho bất kỳ ai trên mặt đất.

Các mảnh vỡ từ chuyến bay đó cuối cùng đã hạ cánh xuống Ấn Độ Dương.

Long March 5B nổ tung ngày 24/7 để đưa một mô-đun phòng thí nghiệm lên trạm vũ trụ mới của Trung Quốc đang được xây dựng trên quỹ đạo, đánh dấu chuyến bay thứ ba của tên lửa mạnh nhất Trung Quốc kể từ lần phóng đầu tiên vào năm 2020.

Các mảnh vỡ của một chiếc Long March 5B khác của Trung Quốc đã đổ bộ vào Bờ Biển Ngà vào năm 2020, làm hư hại một số tòa nhà ở quốc gia Tây Phi đó, mặc dù không có thương tích nào được báo cáo.

Lần đầu tiên vào tháng 5/2020, các mảnh vỡ của thân tên lửa Long March 5B được ghi nhận rơi xuống vùng Tây Phi và khu vực đất liền tại Bờ Biển Ngà khoảng 10 ngày sau khi phóng từ Trái Đất.

Sau đó, chuyến bay thứ 2 của tên lửa vào tháng 4/2021 cũng ghi nhận nhiều mảnh vỡ rơi quay trở lại Trái Đất, xuống vùng biển Ấn Độ Dương, gần bán đảo Ả Rập. NASA đã cáo buộc Trung Quốc mờ ám sau khi chính quyền Bắc Kinh giữ im lặng về việc này.

Rất may là cả hai trường hợp đều không có ai bị thương, nhưng điều này vẫn khiến nhiều nhà khoa học lo ngại về khả năng xấu nhất có thể xảy ra vào một lúc nào đó trong tương lai.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống biển Ấn Độ Dương