Mốc tử thần đêm 6/7: Điều bí ẩn gì xảy ra khiến quân đội Afghanistan chưa đánh đã hàng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi chính quyền Joe Biden cố quên đi sự kiện rút quân nhục nhã và tiếp tục tranh luận vấn đề đeo khẩu trang và “chủ nghĩa da trắng chủng tộc”, thì ở bên kia bán cầu là một sự im ắng đến rùng mình.

Một quốc gia tại Trung-Nam Á bắt đầu bước vào thời kỳ đen tối nhất.

Nhiều người ẩn náu trong nhà, lắng nghe tiếng gõ cửa và chờ đợi cái chết.

Tục ném đá phụ nữ đến chết tiếp tục tái hiện.

Các cuộc hành quyết tàn bạo công khai sẽ hồi sinh.

Nô lệ tình dục trẻ em sẽ gia tăng theo cấp số nhân.

Những người không theo đạo Hồi buộc phải đến các nhà thờ Hồi giáo cầu nguyện 5 lần một ngày, và những người từ chối có thể bị giết ngay lập tức.

Một chế độ Hồi giáo cực đoan nhất hành tinh rõ ràng không hề thay đổi cách thức tàn bạo của nó trong những năm 1990.

Nhưng điều gây sốc nhất cho thế giới không phải là sự tàn bạo của Taliban (vì điều này ai cũng rõ), mà là sự tan rã nhanh chóng của quân đội Afghanistan ngay cả khi họ chưa giáp mặt với Taliban.

Vậy điều bí ẩn gì đã xảy ra vào thời điểm 40 ngày trước khi Kabul thất thủ, khiến quân đội Afghanistan sụp đổ như domino đến mức chính Taliban cũng phải ngỡ ngàng?

Mốc lịch sử đêm 6/7: Afghanistan chính thức sụp đổ

Ngày 16/8, trong tuyên bố dài 20 phút, Tổng thống Joe Biden vẫn biện minh theo kiểu “chúng tôi phải rời đi, và mọi thứ xảy ra là do sai lầm của Donald Trump, do người Afghanistan”.

Tuy nhiên trong khi Joe Biden phát biểu, 69% người Mỹ không tán thành cách Tổng thống xử lý cuộc khủng hoảng.

Vậy sự thật là gì? Một trong số nguyên nhân góp phần khiến Afghanistan sụp đổ nhanh chóng, phải kể đến vai trò của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Austin sắp tới thăm Việt Nam và một số nước Đông Nam Á
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloy Austin. (Ảnh do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cung cấp)

AP ngày 6/7 cho biết, “Mỹ đã rời bỏ căn cứ không quân Bagram của Afghanistan sau gần 20 năm bằng cách tắt điện và lẩn trốn trong đêm mà không thông báo cho phía Afghanistan biết. Hai tiếng sau, viên sĩ quan chỉ huy của Afghanistan tiếp quản căn cứ mới phát hiện sự ra đi lặng lẽ của người Mỹ”.

Tướng Mir Asadullah Kohistani, chỉ huy mới của căn cứ không quân Bagram nói rằng: “Chúng tôi (đã nghe) một số tin đồn rằng người Mỹ đã rời khỏi Bagram ... , và cuối cùng vào lúc 7 giờ sáng, chúng tôi được xác nhận họ đã rời Bagram”.

Các tướng lãnh Afghanistan bất chợt nhận ra rằng, sự rút lui đột ngột của quân đội Mỹ rõ ràng không hề có kế hoạch, đã tạo ra 1 lỗ hổng nguy hiểm không kể xiết đối với sự an nguy của nước này.

Iran phóng hàng chục tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq
Quân đội Mỹ đang được triển khai đến điểm nóng trên thế giới (Photo by CAPT. ROBYN HAAKE/US ARMY/AFP via Getty Images)

Trong khi ấy, những người lính Afghanistan đi lang thang khắp căn cứ không quân Bagram, nơi từng có ​​khoảng 100.000 lính Mỹ hiện diện, đã chỉ trích mạnh mẽ cách người Mỹ rời bỏ vội vã trong đêm mà không hề thông báo cho những người lính có nhiệm vụ tuần tra bên ngoài căn cứ.

Một người lính tuần tra tên là Naematullah cho biết: “Trong một đêm, họ (người Mỹ) đã đánh mất tất cả thiện chí của 20 năm bằng cách bỏ đi theo cách họ đã làm, lẩn trốn trong đêm”.

Có thể thấy, từ ngày 6/7, việc quân đội Mỹ tắt điện, lặng lẽ rút quân vào lúc nửa đêm có thể là nguyên nhân gây ra hiệu ứng domino, dẫn đến sự sụp đổ của quân đội và chính phủ Afghanistan.

Cần chú ý một sự kiện. Trước đó 2 tuần, vào ngày 23/6, tướng Austin và tướng Milley đã ra làm chứng trước Quốc hội Mỹ.

Dân biểu đảng Dân chủ Seth Wilbur Moulton khi ấy đã đặt một số câu hỏi về kế hoạch rút quân như sau:

“Thưa ngài Bộ trưởng Austin, tôi không cần phải nói với ngài điều này, nhưng những đối tác dũng cảm của chúng ta, những anh hùng người Mỹ và Afghanistan đã liều mạng để bảo vệ không chỉ cho Afghanistan mà cho cả nước Mỹ, tương lai của họ đang nằm trong tay các vị. Điều chắc chắn rằng, Taliban sẽ giết họ, sẽ cưỡng hiếp và giết vợ con của họ trước tiên nếu chúng có thể.

Thư ngài Chủ tịch Milley, nếu những người đứng đầu chiến dịch được lệnh sơ tán ra khỏi Afghanistan ngày hôm nay, thì liệu đã có kế hoạch nào để bắt đầu ngay lập tức chưa?”

Tuy nhiên, cả hai vị tướng đều không có nhiều điều để nói về kế hoạch di tản, và lảng tránh câu hỏi trực tiếp này. Thay vào đó, họ lại dành nhiều thời gian để nói về “Thuyết Chủng tộc Phê phán” gây tranh cãi tại Mỹ, bất chấp hệ lụy có bao nhiêu công dân Mỹ và người Afghanistan sẽ gặp hiểm nguy một khi Taliban chiếm quyền.

Bản thân chính quyền Joe Biden phải thừa nhận trước Thượng viện Mỹ hôm 17/8 rằng, vẫn còn “khoảng 10.000 đến 15.000 công dân Mỹ đang mắc kẹt tại Afghanistan”.

Afghanistan giờ đã thất thủ. Tuy nhiên cuộc diệt chủng của Taliban mới chỉ bắt đầu.

Diệt chủng thời Trung cổ

Năm 2011, sự trỗi dậy của lực lượng ISIS là do quyết định sai lầm rút quân ồ ạt ra khỏi Iraq của chính quyền Obama.

Những gì xảy ra sau đó là một cuộc diệt chủng khủng khiếp. Hàng chục nghìn người Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Yazidis và những người bất đồng chính kiến tại Iraq đã bị sát hại công khai bởi ISIS.

10 năm sau, lịch sử lặp lại. Chính phủ mới của Afghanistan do thủ lĩnh Taliban Muhammed Arif Mustafa lãnh đạo đã nói với CNN rằng:

“Chúng tôi tin rằng Mujahedeen có ngày sẽ chiến thắng, và luật Hồi giáo sẽ không chỉ áp dụng ở Afghanistan, mà còn khắp nơi trên thế giới”.

Trong khi cựu Tổng thống Trump bị cấm sở hữu tài khoản Twitter thì Taliban lại có quyền sử dụng mạng xã hội này để tuyên truyền bạo lực. Gần 800 thường dân đã bị Taliban giết hại vào tháng 5 và tháng 6, và hơn 1.000 dân thường đã thiệt mạng trong tháng 7.

Với kho vũ khí hiện đại của Mỹ để lại, Taliban đã có được công cụ hỗ trợ đắc lực để thực hiện các cuộc diệt chủng theo cấp số nhân, nhằm răn đe, khiến dân tình hoảng sợ phải phục tùng và trung thành tuyệt đối hệt như cách thức tàn bạo của ĐCSTQ trong thế kỷ 20.

Taliban tới từng nhà để tịch thu vũ khí và người dân sẽ không có biện pháp phòng thủ nào chống lại những vụ diệt chủng này.

Tờ New Yorker cho biết, “sự sốt sắng của Taliban lớn đến mức trẻ em bị cấm chơi với búp bê hoặc thả diều, phải tham dự các buổi cầu nguyện, trong khi những người dân tộc thiểu số và các giáo phái không thuộc dòng Sunni đều bị đàn áp. Ước tính Taliban đã giết ít nhất 2.000 người dân tộc Hazara theo dòng Shiite”.

Các vụ hành quyết nơi công cộng cũng dành cho phụ nữ phạm các tội danh khác nhau, chẳng hạn không mặc áo burqa khi ra đường cũng bị bắn chết.

Những người bị kết án sẽ bị ném đá đến chết, bị bắn tổng lực vào đầu, bị treo cổ, hoặc người đồng tính sẽ bị xe tăng nghiền nát, hoặc bị đổ bùn lên người cho đến khi chết ngạt.

Trái ngược với tuyên bố sẽ khoan hồng, Taliban hiện đanglùng sục các cựu quan chức chính phủ, cảnh sát, an ninh và những người từng làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, thậm chí phóng viên cũng là mục tiêu bị nhắm tới”.

Tình hình tồi tệ đến mức một số người "đã bắt đầu ngồi đếm những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời mình”.

Nhiều gia đình Afghanistan phải che giấu các bé gái bằng mọi cách, bởi Taliban ra lệnh rằng bất kỳ phụ nữ chưa kết hôn đều là “chiến lợi phẩm” của chúng. Khi Taliban đi từng nhà, chúng thực hiện những hành động tàn bạo không thể tả xiết.

Phóng viên Shukria Barakzai đã tiết lộ sự thật kinh hoàng khi Taliban tấn công Kabul. Chúng đã khoét mắt một phụ nữ trước sự kinh hoàng của người thân, chúng bắt những bé gái mới 12 tuổi làm nô lệ tình dục, chúng trừng phạt hoặc sát hại đàn ông chỉ vì lý do nghe nhạc 'sai trái', hoặc được ăn học đàng hoàng.

Những người có đức tin khác Hồi giáo sẽ bị xóa sổ

Bằng chứng là Taliban đã ban hành một văn bản, tuyên bố mục đích ép các thiếu nữ kết hôn với chiến binh Taliban là nhằm để xóa sổ các tôn giáo khác ở Afghanistan:

“....phụ nữ trên 15 tuổi và góa phụ dưới 45 tuổi nên được giao cho Ủy ban Văn hóa Mojahedin của Các Tiểu vương quốc Hồi giáo. Những phụ nữ này sẽ kết hôn với người Mujahideen để học những bài học thuần túy về Hồi giáo và chấp nhận đạo Hồi”.

Taliban hứa suông: Một phụ nữ bị bắn chết vì không mặc áo burqa khi ra đường
Tất cả phụ nữ Afghanistan buộc phải mặc áo choàng burqa khi ra đường dưới sự cai trị của Taliban, nếu không sẽ có thể bị bắn chết. (Paula Bronstein/Getty Images)

Dưới sự cai trị của Taliban, sẽ không có sự khoan nhượng đối với đức tin Cơ đốc. Bất cứ ai từng chọn rời bỏ Hồi giáo và theo Cơ đốc giáo, giờ đây sẽ phải đối mặt với những hậu quả tàn khốc theo luật Sharia…

Nhiều người Afghanistan đang phải che giấu đức tin của mình. Nhưng phiến quân Taliban có nhiều cách để xác định những người không theo Hồi giáo.

Taliban yêu cầu tất cả người dân phải đến nhà thờ Hồi giáo cầu nguyện 5 lần một ngày, và quy định này giúp chúng dễ dàng tìm ra ai theo đức tin khác…

Ngoài ra, Taliban còn rà soát mạng điện thoại. Nếu ai đó tải Kinh thánh xuống đọc và bị phát hiện, đồng nghĩa sẽ bị giết ngay lập tức

Tất cả những gì mà các thủ lĩnh Taliban đang thực thi, giống hệt các lãnh ĐCSTQ áp dụng với người dân của họ.

Taliban học sự tàn bạo từ chính ĐCSTQ

Khi Taliban càn quét nhiều thành phố ở Afghanistan, họ thường sử dụng khẩu hiệu "đoàn kết tất cả các lực lượng để thống nhất". Thậm chí Taliban tự nhận mình là đầy tớ của nhân dân.

Phát ngôn viên của Taliban là Shaheen nói rằng, “Chúng tôi bảo đảm sự an toàn về tài sản và tính mạng của người dân Afghanistan ở thủ đô Kabul, và sẽ không trả đũa bất cứ ai. Chúng tôi là đầy tớ của nhân dân và đất nước này… Chúng tôi đang chờ đợi sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình”. Tuy nhiên, Shaheen nói thêm rằng, Taliban không loại trừ hình phạt hành quyết công khai và chặt cụt tay.

Những màn dối trá màu mè này của Taliban chính là bắt chước học thuyết của Mao Trạch Đông. Thực tế, Taliban luôn sử dụng những luận điệu mị dân để đánh lừa thế giới, và sử dụng vũ lực tàn bạo để tiếm quyền hệt như ĐCSTQ đã từng làm trong quá khứ.

Trung Quốc tang thương: Tà biến nhân tâm thành ma quỷ (Kỳ 1)
Trong thời kỳ cao điểm của Đại Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông và ĐCSTQ đã gây ra các cuộc tàn sát thảm khốc khiến hàng chục triệu người dân Trung Quốc phải bỏ mạng. (Tổng hợp)

Năm 1949, khi lên nắm chính quyền, ĐCSTQ cũng hứa hẹn với các nhà tư bản và trí thức rằng sẽ không thanh trừng và cùng chung tay tái thiết đất nước. Nhưng sự thật thế nào? ĐCSTQ đã tàn sát tất cả họ và số người chết lên tới hàng chục triệu.

Trong những ngày vừa qua, truyền thông Trung Quốc liên tục đăng các bài viết ủng hộ Taliban giành chính quyền, đồng thời còn cho rằng chiến thắng của Taliban là nhờ học hỏi kinh nghiệm của các cựu lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 17/8, trang Đa Chiều (Duowei News) có trụ sở tại Bắc Kinh đã đăng một bài viết có tiêu đề: "Cùng là ‘Nông thôn bao vây thành phố’ và học ‘Mao tuyển’, Taliban và ĐCSTQ khác nhau ở chỗ nào".

Nội dung đề cập rằng, Taliban đã bền bỉ đối đầu với quân đội Mỹ ở Afghanistan suốt 20 năm, và cuối cùng khiến siêu cường phải cuốn gói về nước.

Du kích khủng bố Taliban bắt đầu nổi lên ở vùng nông thôn Afghanistan, đã hai lần từ nông thôn bao vây các thành phố. Và chính vì Taliban đọc “Tuyển tập Mao Trạch Đông”, nên lực lượng khủng bố này đã giành chiến thắng vừa qua, lặp lại trận chiến quyết định trong Chiến tranh Giải phóng của ĐCSTQ.

Đó chính là chiến lược "Nông thôn bao vây thành phố" dưới thời đồ tể Mao Trạch Đông.

Đông Bắc



BÀI CHỌN LỌC

Mốc tử thần đêm 6/7: Điều bí ẩn gì xảy ra khiến quân đội Afghanistan chưa đánh đã hàng?