Mối quan hệ 'nồng ấm' giữa Georgia và Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi kết quả bầu cử tổng thống ở Georgia đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc gian lận cử tri, thì bang này cũng được chú ý bởi các mối quan hệ kinh doanh "nồng ấm" với Trung Quốc.

Gần đây nhất, thành viên Đảng Dân chủ Georgia là Richard Ossoff, một giám đốc điều hành truyền thông đang tranh cử thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, đã nhận được một khiếu nại (pdf) từ Đảng Cộng hòa Georgia với cáo buộc rằng ông này đã che giấu mối quan hệ của mình với một công ty truyền thông Hong Kong có liên quan đến chính phủ Trung Quốc.

Theo dữ liệu thương mại của Georgia (pdf), Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Georgia trong 5 năm qua, chiếm từ 15% đến 1/5 tổng khối lượng thương mại quốc tế của bang từ năm 2015 đến năm 2019.

Các báo cáo từ trang web chính thức của bang cũng như từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho thấy một mối quan hệ chặt chẽ vượt ra ngoài thương mại và trải dài qua các đảng phái. Bên cạnh các khoản đầu tư từ gần 50 doanh nghiệp Trung Quốc vào Georgia, cả hai đã phát triển các thỏa thuận thành phố kết nghĩa và các chương trình hợp tác học thuật mà đang bị chính quyền Tổng thống Trump giám sát ngày càng chặt chẽ.

Thu hút đầu tư từ Trung Quốc

Sở Phát triển Kinh tế Georgia (GDEcD), cơ quan tiếp thị của bang, sử dụng một trang web có tên miền Trung Quốc để quảng bá các cơ hội kinh doanh ở Trung Quốc, MexicoPeru. Ngược lại, các trang web cho các quốc gia khác sử dụng tên miền Hoa Kỳ (georgia.org). Tên miền, www.georgiabusiness.cn, được đăng ký bởi một công ty phát triển phần mềm máy tính Trung Quốc có tên là Beijing Demeng Sunny Technology Development, theo hồ sơ do công ty lưu trữ web GoDaddy của Mỹ tổng hợp.

screenshot godaddy
Hồ sơ cho thấy trang web tiếp thị bằng tiếng Trung của Georgia được đăng ký với công ty Demeng Sunny Technology Development có trụ sở tại Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình trang web GoDaddy)

“Để một trang web có thể hiển thị được ở thị trường Trung Quốc, nó phải được lưu trữ ở Trung Quốc”, Marie Hodge Gordon, giám đốc truyền thông của GDEcD trả lời khi The Epoch Times đặt câu hỏi về tên miền Trung Quốc. Bà đã không giải thích rằng liệu bang Georgia có bất kỳ quan hệ đối tác kinh doanh nào với công ty Trung Quốc này hay không.

Bà Gordon cho biết việc các trang web Peru và Mexico được đăng ký dưới tên miền Trung Quốc là một "sai sót kỹ thuật". Kể từ sáng ngày 9/12, Sở đã đổi tên miền cho hai trang web Peru và Mexico thành tên miền Hoa Kỳ.

Peru
Trang web tiếp thị của Georgia cho Peru đã được đăng ký với tên miền Trung Quốc tính đến ngày 8/12/2020. (Ảnh chụp màn hình)

Ảnh hưởng chính trị

Ngoại trưởng Mike Pompeo gần đây đã cảnh báo các nhà hoạch định chính sách từ cấp tiểu bang đến thành phố trực thuộc trung ương của Mỹ phải cảnh giác về “ảnh hưởng và các hoạt động gián điệp” của Bắc Kinh, cảnh báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi họ là “những mắt xích yếu” để khai thác nhằm thúc đẩy lợi ích của mình.

Trong một bài phát biểu trước Hiệp hội Thống đốc Quốc gia vào tháng 2, ông Pompeo cũng nhấn mạnh một báo cáo của một viện nghiên cứu do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Báo cáo này đã phân tích thái độ của tất cả 50 thống đốc Mỹ đối với Trung Quốc, dán nhãn mỗi người là “thân thiện”, “cứng rắn” hoặc “mơ hồ”.

US-China-diplomacy-security
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói chuyện với Tiến sĩ Angel Cabrera, Chủ tịch Viện Công nghệ Georgia, về “Thách thức của Trung Quốc đối với an ninh quốc gia và tự do học thuật của Hoa Kỳ,” tại Atlanta, Ga., vào ngày 9 tháng 12 năm 2020. (Tami Chappell / AFP qua Getty Images)

“Dù bạn được ĐCSTQ coi là thân thiện hay cứng rắn, hãy luôn nhớ rằng họ đang tìm cách lôi kéo bạn, lôi kéo những người xung quanh bạn", ông nói với các thống đốc, đồng thời cảnh báo rằng chính phủ Trung Quốc “có phương pháp” trong việc đánh giá các lỗ hổng của Hoa Kỳ để “giành lợi thế ở cấp liên bang, cấp tiểu bang và cấp địa phương”.

Mặc dù báo cáo này đánh giá thống đốc bang Georgia Brian Kemp, một thành viên Đảng Cộng hòa, là người ủng hộ các chính sách thương mại của Trump và do đó cứng rắn với Trung Quốc, nó cũng lưu ý rằng lập trường của Kemp về tổng thể “không có xu hướng cứng rắn” và có vẻ “không bị ảnh hưởng rõ ràng bởi các bên”.

Kemp, người trước đây từng là Ngoại trưởng Georgia, đã duy trì quan hệ thân thiện với các quan chức Trung Quốc kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2019.

Vào tháng 4 năm ngoái, Li Qiangmin, khi đó là tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston, đã được mời tham dự một sự kiện do Kemp tổ chức. Tại đây, Li đã ca ngợi thống đốc Kemp đã “chủ động thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc”, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Theo China Tribune, một tờ báo Trung Quốc ủng hộ Bắc Kinh có trụ sở tại Atlanta, vào tháng 7 năm 2019, khi Li chuẩn bị trở lại Trung Quốc sau 5 năm làm việc, Li đã gặp Kemp một lần nữa và mời ông này đến thăm Trung Quốc, "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị Trung - Mỹ". Sau buổi gặp mặt, Kemp đã tặng Li một cuốn sách có tựa đề “Inspired Georgia” cùng với một ghi chú viết tay bày tỏ sự cảm kích đối với “sự phục vụ tuyệt vời và tình bạn với bang Georgia” của Li, theo bản tin. Bài báo này hiện đã bị gỡ xuống.

Một tháng sau, trong một hội nghị trực tuyến do Hiệp hội Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ tổ chức, Kemp, người cũng là giám đốc của Hiệp hội Đậu nành Hoa Kỳ, cho biết rằng “chúng tôi đã thực hiện một số chuyến đi đến Washington, DC, và tiếp tục vận động các nhà lập pháp của chúng tôi làm những gì họ có thể để dỡ bỏ thuế quan”, theo báo cáo của Nikkei.

Georgia Governor Brian Kemp
Thống đốc bang Georgia Brian Kemp phát biểu với giới truyền thông trong cuộc họp báo tại Tòa nhà Capitol bang Georgia ở Atlanta, Ga., vào ngày 27 tháng 4 năm 2020. (Kevin C. Cox / Getty Images)

Bắt đầu từ năm 2008, Hoa Kỳ đã áp thuế trừng phạt lên hàng hóa Trung Quốc. Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm trừng phạt Bắc Kinh vì các hành vi thương mại không công bằng. Điều này đã dẫn đến một sự trả đũa từ Bắc Kinh khi Trung Quốc áp thuế lên một loạt hàng hóa nông nghiệp của Mỹ, bao gồm cả đậu nành.

Vào năm 2019, trang web tiếng Trung của GDEcD cũng đăng lại một bài báo của truyền thông Trung Quốc về bài phát biểu của người kế nhiệm ông Li, Cai Weito, nhân kỷ niệm 70 năm ngày ĐCSTQ giành được Trung Quốc. Bài phát biểu của Cai, tâng bốc các lãnh đạo chính quyền Trung Quốc, được mô tả là "vô cùng xúc động". Stella Xu, Giám đốc sáng kiến ​​Trung Quốc của GDEcD, bày tỏ “hy vọng cao” về việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại với Trung Quốc, lưu ý rằng bang Georgia đã chào đón hơn một chục nhóm chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tính riêng trong năm ngoái. Kemp, trong cuộc gặp với Cai vào cuối tháng 9, đã “chào đón nồng nhiệt” Cai trong vai trò mới của mình, nói rằng ông muốn thấy nhiều đầu tư và sinh viên Trung Quốc đến Georgia hơn nữa, theo báo cáo.

Kemp đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Hợp tác học thuật

Theo dữ liệu mới nhất từ GDEcD, Georgia có ba thỏa thuận thành phố kết nghĩa với Trung Quốc và hai thỏa thuận thành phố hữu nghị.

Hệ thống Đại học Georgia, bao gồm 26 trường cao đẳng và đại học công lập ở Georgia, cung cấp 39 chương trình du học tại Trung Quốc. Các trường đại học của bang cũng có 6 trong số 63 Viện Khổng Tử (CI) hiện đang hoạt động tại Hoa Kỳ.

Các Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ, cùng với Phòng học Khổng Tử, đã bị chỉ trích vì liên tục quảng bá những tuyên truyền của Trung Quốc trong khuôn viên trường đại học. Vào tháng 8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định trung tâm thúc đẩy các viện này là "phái bộ nước ngoài".

Các quan chức của GDEcD đã nhiều lần thể hiện sự ủng hộ đối với các sự kiện của các Viện Khổng Tử tại địa phương.

Vào tháng 2 năm 2015, Xu, giám đốc sáng kiến ​​Trung Quốc, đã có bài phát biểu tại Viện Khổng Tử của Đại học Bang Georgia nhằm thúc đẩy trao đổi giáo dục và du lịch với Trung Quốc.

Vào tháng 9 năm 2018, Viện Khổng Tử này cũng đã đồng tổ chức một diễn đàn kinh doanh có chủ đề xoay quanh sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh (BRI, còn được gọi là Một vành đai, Một con đường), một dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu gây tranh cãi đã bị chỉ trích vì biến các nước đang phát triển trở thành con nợ của Bắc Kinh. GDEcD và Coca Cola có trụ sở tại Atlanta nằm trong số 19 tổ chức đã cử đại diện tham gia diễn đàn.

Kết nối trong quá khứ

Mối quan hệ của Georgia với Trung Quốc "chớm nở" từ tháng 6 năm 2004, khi bang này mở văn phòng Trung Quốc đầu tiên tại Bắc Kinh.

Thống đốc Sonny Perdue, người hiện là Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết vào thời điểm đó rằng họ mong đợi “một mối quan hệ kinh doanh lâu dài và hiệu quả giữa bang của chúng tôi và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Trung Quốc”. Một thông cáo báo chí do GDEcD đưa ra vào thời điểm đó đặc biệt quảng cáo rằng nhiều doanh nghiệp lớn có trụ sở tại Georgia có cổ phần tài chính tại thị trường Trung Quốc, chẳng hạn như UPS, GE Energy và Delta Air Lines. Các quan chức Georgia cũng “tích cực theo đuổi việc thành lập một lãnh sự quán mới ở Atlanta”, thông cáo nêu rõ.

Truyền thông Trung Quốc đã bắt kịp xu hướng này và mô tả nó như một “cơn sốt Trung Quốc” mới từ Georgia.

Ông Perdue đã không trả lời yêu cầu bình luận của The Epoch Times.

Vào tháng 7 năm 2018, sau khi chính quyền Trump phát động cuộc chiến thương mại, "cái loa" của chính quyền Trung Quốc là Tân Hoa xã đã đăng một bài báo tuyên bố rằng xung đột thương mại không “làm giảm hy vọng hợp tác kinh tế giữa Georgia và Trung Quốc”.

Cuối năm đó, GDEcD đã tự hào về một “kỷ lục mới” trong hoạt động thương mại toàn cầu, lưu ý rằng Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của bang.

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Mối quan hệ 'nồng ấm' giữa Georgia và Trung Quốc