Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể đang phát triển vũ khí sinh học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ cảnh báo rằng Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu có thể được sử dụng trong vũ khí sinh học dùng chúng để tấn công Hoa Kỳ và các đồng minh trong một cuộc xung đột.

Ông Peter Brookes, một thành viên cấp cao tại Quỹ Di sản và là cựu phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, đã viết rằng ĐCSTQ đang tiến hành nghiên cứu công nghệ sinh học lưỡng dụng (dân sự và quân sự). Ngoài ra, Bắc Kinh đã chậm tiết lộ kết quả của một chương trình vũ khí sinh học cấp bậc thời Chiến tranh Lạnh.

Ông Brooks cũng nói rằng ĐCSTQ đã hoãn cũng như hủy bỏ việc tham gia các hội nghị quốc tế về Công ước Vũ khí Sinh học trong hai năm liên tiếp.

Trong bài báo, ông Brooks trích dẫn một báo cáo gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ (pdf) cho Quốc hội nước này, trong đó cho biết hiện đang có mối lo ngại về việc liệu Bắc Kinh có đang vi phạm Công ước về Vũ khí Sinh học hay không.

Theo Công ước về vũ khí sinh học, các quốc gia thành viên có thể tham gia vào nghiên cứu hòa bình (chẳng hạn như phát triển vaccine), nhưng cấm phát triển, sở hữu, lưu trữ hoặc sử dụng các tác nhân này cho các mục đích tấn công.

Trong báo cáo của mình, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý rằng Bắc Kinh tiếp tục tham gia vào các hoạt động lưỡng dụng (dân sự và/hoặc quân sự), gây lo ngại về việc nước này tuân thủ Điều I của Công ước Vũ khí Sinh học.

Theo báo cáo, Bắc Kinh đã có một chương trình vũ khí sinh học từ những năm 1950 đến cuối những năm 1980, sau đó chuyển giao hoặc phá hủy khi Trung Quốc gia nhập Công ước năm 1984. Nhưng cho đến ngày nay, Bắc Kinh vẫn chưa thừa nhận sự tồn tại của chương trình vũ khí sinh học, cũng như không công bố việc bố trí vũ khí hiện tại.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết kế hoạch sử dụng "ricin, độc tố botulinum, và tác nhân gây bệnh than, bệnh tả, bệnh dịch hạch và bệnh sốt rét" làm vũ khí sinh học.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lưu ý rằng cơ sở y tế quân sự của Bắc Kinh đã xuất bản các tài liệu thảo luận về cách "xác định, kiểm tra và mô tả đặc điểm của một loạt các chất độc mạnh có tác dụng kép (dân sự/quân sự)" có thể gây ra mối đe dọa vũ khí sinh học.

Ông Brooks nói rằng, trong mẫu báo cáo của Bộ Ngoại giao, có thể có một lượng đáng kể các phân tích dựa trên các nguồn thông tin tình báo và phương pháp luận nhạy cảm, do đó không được công bố rộng rãi.

Trong đó, ông lưu ý rằng Bắc Kinh đã hoãn một cuộc họp trực tuyến song phương năm 2021 với Hoa Kỳ về Công ước Vũ khí Sinh học và hủy một cuộc họp tương tự khác vào đầu năm 2022, làm dấy lên những lo ngại sâu sắc hơn.

Ông Brooks cho biết, báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ vào cuối năm 2021 (pdf) cũng bày tỏ quan ngại về sự phát triển công nghệ sinh học của Trung Quốc.

Lầu Năm Góc nhấn mạnh trong báo cáo rằng ĐCSTQ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ sinh học có thể được sử dụng cho các ứng dụng quân sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như y học chính xác, chiến tranh sinh học và nâng cao thể chất của binh lính.

Bản Đánh giá mối Đe dọa Thường niên năm 2022 của Cộng đồng Tình báo Mỹ (pdf) cũng cảnh báo: "Sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ lưỡng dụng, bao gồm tin sinh học, sinh học tổng hợp và chỉnh sửa gen, có thể làm thay đổi sự phát triển của vũ khí sinh học mới, làm phức tạp hóa việc phát hiện, điều tra và điều trị".

Ông Brooks kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế ngoài sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về nguồn gốc của COVID-19. Mục đích cơ bản của nghiên cứu sinh học cũng có thể là một mối đe dọa quan trọng và ngày càng tăng đối với Hoa Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác của nước này.

Cảnh báo của ông Brooks được đưa ra sau khi một chuyên gia Hoa Kỳ làm chứng tại phiên điều trần tại Thượng viện vào đầu tháng 8 rằng, một phân tích pháp y cho thấy Viện Virus học Vũ Hán đã chỉnh sửa gene của virus Nipah, một mầm bệnh gây tử vong cao, vi phạm Công ước về Vũ khí Sinh học, theo Tiến sĩ Steven Quay, Giám đốc điều hành của Atossa Therapeu tại phiên điều trần của tiểu ban Thượng viện Mỹ hôm 03/8.

Tiến sĩ Quay cho biết, ông và các nhà khoa học khác đã tiến hành kiểm tra các mẫu bệnh phẩm COVID-19 từ tháng 12/2019 do Viện Virus học Vũ Hán giải trình và công bố. Thông qua phân tích đó, các nhà khoa học đã tìm thấy 20 chất gây ô nhiễm bất ngờ mà họ tin rằng là bằng chứng của các nghiên cứu khác được thực hiện tại phòng thí nghiệm này.

“Đối với 19 trong số 20 chất gây ô nhiễm không mong muốn này, chúng tôi đã tìm thấy nghiên cứu được công bố từ hai năm trước, xác nhận rằng phòng thí nghiệm đã thực sự nghiên cứu những gene không mong muốn này", ông nói trong lời khai bằng văn bản (pdf) trước phiên điều trần về lợi ích của nghiên cứu tăng chức năng được tổ chức bởi tiểu ban Thượng viện về Các mối đe dọa Mới nổi và Giám sát chi tiêu. Phiên điều trần chỉ có sự tham gia của các thành viên đảng Cộng hòa của tiểu bang.

Nhưng một trong những chất gây ô nhiễm không được tính đến trong các bài báo do Viện Virus học Vũ Hán công bố là các vector nhân bản của virus Nipah, theo ông Quay.

“Đây là nghiên cứu nguy hiểm nhất mà tôi từng gặp", ông nói trong lời khai bằng văn bản.

Viện Virus học Vũ Hán đã nhiều lần phủ nhận rằng phòng thí nghiệm này là nguồn gốc của đại dịch, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn kiên quyết từ chối mở cửa phòng thí nghiệm và công bố hồ sơ của viện này cho các nhà chức trách bên ngoài, khiến mọi cuộc điều tra độc lập về giả thuyết này gần như không thể.

Tờ thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2021 cho biết, các nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán đã bắt đầu tiến hành các thí nghiệm liên quan đến virus RaTG13, được xác định là có điểm tương đồng di truyền gần nhất với virus COVID-19, từ đầu năm 2016.

Bên cạnh việc tham gia vào nghiên cứu "tăng chức năng" để chỉnh sửa các virus lai tạo (chimeric viruses), Viện Virus học Vũ Hán đã thay mặt quân đội Trung Quốc thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm ít nhất là từ năm 2017.

Lam Giang

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể đang phát triển vũ khí sinh học