Mỹ lo ngại Triều Tiên thử hạt nhân dịp kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một quan chức cấp cao của Mỹ đã cảnh báo rằng, Triều Tiên có thể tổ chức một vụ thử hạt nhân vào tuần tới để kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.

Hãng AFP dẫn lời Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, Đại sứ Sung Kim ngày 6/4 cho biết, Bình Nhưỡng đang phớt lờ các yêu cầu đàm phán của Washington và có thể lên kế hoạch thử hạt nhân vào ngày 15/4.

Theo ông Sung, Washington cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang lên kế hoạch cho “màn trình diễn lớn” về năng lực vũ khí hạt nhân vào ngày lễ trong tuần tới, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.

“Chúng tôi lo ngại rằng liên quan lễ kỷ niệm ngày 15/4 sắp tới, Triều Tiên có thể thực hiện một hành động khiêu khích khác” – ông Sung nói, đề cập các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo gần đây của Bình Nhưỡng.

Triều Tiên tiếp tục tập trận và đã phóng tên lửa mạnh nhất trong nhiều năm, Triều Tiên vào hôm Chủ nhật (30/01) đã bắn thử tên lửa mà các nhà phân tích cho là mạnh nhất trong vòng 5 năm qua
Người dân theo dõi màn hình TV đang chiếu cảnh thử tên lửa ở Triều Tiên, tại một ga xe lửa ở Seoul, 25/01/2022 (Ảnh: Jung Yeon-je / AFP qua Getty Images)

“Tôi không muốn suy đoán quá nhiều, nhưng tôi nghĩ đó có thể là một vụ phóng tên lửa khác, cũng có thể là một vụ thử hạt nhân" – vị đặc phái viên nói thêm.

Ông Sung cũng cho biết, Bình Nhưỡng tiếp tục phớt lờ những đề nghị của Washington trong việc nối lại các cuộc thảo luận về việc loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân khỏi bán đảo Triều Tiên.

"Chúng tôi chưa nhận được phản hồi nào từ Triều Tiên, dù đã gửi hàng loạt thông điệp công khai và kín đáo để mời họ trở lại bàn đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết” – ông Sung nói.

“Thay vào đó, họ thực hiện hàng loạt đợt thử vũ khí, trong đó có ba vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là điều gây thất vọng và đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng với ổn định khu vực" - ông Sung nói thêm.

Một màn hình bản tin truyền hình cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại nhà ga Seoul ở Seoul vào ngày 20/6/2019. - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Bình Nhưỡng vào ngày 20/6, trong chuyến thăm lịch sử nhằm đánh bóng một liên minh không mấy suôn sẻ, trong đó hai người đều phải đối mặt với những thách thức riêng với Tổng thống Mỹ Donald Trump. (JUNG YEON-JE / AFP qua Getty Images)
Một màn hình bản tin truyền hình cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại nhà ga Seoul ở Seoul vào ngày 20/6/2019. (Ảnh Getty Images)

Ông Sung cũng cáo buộc phía Trung Quốc và Nga không hợp tác với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc thúc đẩy tái khởi động các cuộc đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Các cuộc đàm phán nhằm kiềm chế mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng dường như đã đạt được bước đột phá lớn dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, song sau đó đã bị đình trệ.

Triều Tiên đã thử vũ khí hạt nhân nhiều lần, bắt đầu từ năm 2006 và lần thử gần đây nhất là vào năm 2017, theo Reuters.

Sau khi ông Biden nhậm chức, Triều Tiên đã bắt đầu một loạt vụ thử tên lửa.

Đến nay, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm 13 vụ, đỉnh điểm là vào tháng trước với vụ thử tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới miền đông Mỹ.

Các cuộc thử nghiệm đã dấy lên cảnh báo từ Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo ông Sung Kim, phía Washington đang thúc đẩy một nghị quyết mới lên án hành động của Bình Nhưỡng tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Vị đặc phái viên cũng lưu ý rằng trong sáu nỗ lực hồi đầu năm nay, Nga và Trung Quốc “đã liên tục ngăn chặn nỗ lực của chúng tôi trong việc đưa ra một tuyên bố công khai của Liên Hợp Quốc”.

Vụ thử tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên là vào ngày 24/3 và liên quan đến vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lớn nhất từ ​​trước đến nay, Hwasong-17, được bắn từ Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vụ phóng tên lửa Hwasong-17 ngày 24/3. Ảnh: KCNA.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vụ phóng tên lửa Hwasong-17 ngày 24/3. Ảnh: KCNA.

Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), đã bay 681 dặm (1.090 km) đến độ cao tối đa 3.905 dặm (6.248,5 km) trước khi bắn trúng mục tiêu trên biển.

Đây lại là một vi phạm khác trong lệnh cấm vận của nước này vào năm 2018 — đình chỉ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa tầm xa.

Ông Kim nói rằng “các hành động leo thang và khiêu khích” của Triều Tiên đòi hỏi một “phản ứng quyết định” từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó cả Trung Quốc và Nga đều là thành viên, và rằng “đây là lý do tại sao chúng tôi hợp tác với các đối tác của mình đề xuất một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".

Bình luận của ông Kim được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực tiếp tục leo thang. Hôm thứ Ba (5/4), em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Kim Yo Jong, cảnh báo rằng Bình Nhưỡng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó Hàn Quốc nếu Seoul tấn công phủ đầu.

“Nhưng nếu Hàn Quốc , vì bất kỳ lý do gì - dù có bị đánh giá sai lầm hay không - lựa chọn hành động quân sự như 'tấn công phủ đầu' thì tình hình sẽ thay đổi", ông Kim nói. “Trong trường hợp đó, chính Hàn Quốc sẽ trở thành mục tiêu”.

Ông Wook đã nói rằng, quân đội Hàn Quốc có khả năng hành động "chính xác và nhanh chóng" để tấn công các địa điểm phóng tên lửa của Triều Tiên.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ lo ngại Triều Tiên thử hạt nhân dịp kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành