Mỹ truy bắt tội phạm được cho là một người Trung Quốc làm việc tại công ty Zoom

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 18/12, Tòa án Liên bang Brooklyn, Mỹ đã buộc tội và phát lệnh bắt giữ đối với Kim Tân Cương (Jin Xinjiang) - một người Trung Quốc làm việc cho một công ty Mỹ, vì nghi ngờ người này có âm mưu quấy rối xuyên quốc gia và thiết lập danh tính giả mạo phi pháp cho người khác. Nếu bị luận tội, Kim sẽ phải đối mặt với án tù cao nhất là mười năm.

Kim Tân Cương là nhân viên của một công ty viễn thông đa quốc gia của Mỹ (gọi tắt là công ty A) và làm việc tại một chi nhánh ở Trung Quốc. Kim đã bị cáo buộc phá hoại hội nghị truyền hình tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 được tổ chức vào tháng 5 và tháng 6 năm nay. Hội nghị truyền hình này được tiến hành thông qua phần mềm video của công ty A.

Bản cáo trạng không tiết lộ tên của công ty A

Ngày 4/6/2020, ông Chu Phong Tỏa - một nhà bất đồng chính kiến ​​người Trung Quốc hiện đang sống ở Mỹ, đã bị Zoom kiểm duyệt. Ông Chu đã xác nhận với NTD rằng, ngày 19/12, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã thông báo với ông về việc một nhân viên của Zoom đã bị truy tố.

Theo tài liệu được Tòa án Liên bang Brooklyn đệ trình cho thấy, công ty chủ thuê Kim Tân Cương là ở thành phố San Jose, bang California, trùng khớp với địa chỉ trụ sở chính của công ty Zoom.

Nhân viên Trung Quốc phá hoại hội nghị truyền hình của Mỹ

Bản cáo trạng nói rằng, Kim Tân Cương là người liên lạc chính của cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Công ty A. Dưới sự chỉ huy của ĐCSTQ, ông này đã cung cấp các thông tin liên quan hoặc can thiệp vào một số hội nghị truyền hình. Công việc của Kim bao gồm: cung cấp cho ĐCSTQ thông tin người dùng và thông tin các cuộc họp của công ty A, cũng như cung cấp các thông tin của người dùng ở nước ngoài như địa chỉ IP, họ tên, địa chỉ email v.v.

Ngoài ra, Kim cũng chịu trách nhiệm kiểm duyệt các cuộc gọi video của công ty A, đồng thời giám sát các vấn đề chính trị và tôn giáo mà ĐCSTQ cho là nhạy cảm.

Từ tháng 1/2019 đến nay, dưới sự chỉ huy và hướng dẫn trực tiếp của các quan chức ĐCSTQ, Kim và đồng bọn đã thông qua hệ thống của công ty A, để kiểm duyệt thông tin của người dân Mỹ và người dân trên khắp thế giới, đồng thời giám sát chặt chẽ các bài phát biểu về chính trị và tôn giáo của họ.

Dưới sự thao túng của ĐCSTQ, Kim và đồng bọn đã làm kết thúc ít nhất bốn lần hội nghị truyền hình được tổ chức trên nền tảng của Công ty A. Các hội nghị này liên quan đến việc kỷ niệm 31 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989), với sự tham gia của hầu hết người dùng ở Mỹ, trong đó bao gồm cả những người bất đồng chính kiến sống sót sau vụ thảm sát và một số người dùng sống ở hạt Queens và Long Island, New York.

Giả mạo bằng chứng, giúp ĐCSTQ đe dọa và bức hại những người bất đồng chính kiến

Trước tiên, Kim Tân Cương và đồng bọn sẽ xác định những người tham gia hội nghị, sau đó tiến hành can thiệp vào hội nghị, đồng thời đưa ra một số lý do để che giấu hành vi thực sự của họ. Vào tháng 5/2020 và tháng 6/2020, Kim và đồng bọn đã can thiệp vào hội nghị đàm luận về các chủ đề chính trị nhạy cảm. Họ đã xâm nhập vào những hội nghị này để thu thập bằng chứng, nhằm chứng minh các hội nghị này có những hành vi không thích đáng, nhưng thực tế là không có bất kỳ hành vi không thích đáng nào.

Kim và đồng bọn đã tạo ra các bằng chứng giả nhằm cáo buộc những hội nghị này vi phạm "thỏa thuận dịch vụ" của công ty A. Sau đó Kim yêu cầu một nhân viên cấp cao của Công ty A tại Mỹ cho kết thúc hội nghị này, đồng thời tạm đóng hoặc xóa tài khoản của những người tham gia hội nghị.

Bản cáo trạng cho biết, dưới danh nghĩa của những người tham gia hội nghị (bao gồm cả những người bất đồng chính kiến), Kim và đồng bọn đã tạo ra các tài khoản email giả và tài khoản Công ty A giả để ngụy tạo "bằng chứng", nhằm vu khống những người tổ chức và người tham gia hội nghị là phần tử khủng bố, xúi giục bạo lực hoặc truyền bá nội dung khiêu dâm trẻ em.

Kim và đồng bọn nói rằng, những hội nghị này thảo luận về các chủ đề như ngược đãi hoặc bóc lột trẻ em, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc hoặc kích động bạo lực, và còn cung cấp ảnh chụp màn hình dữ liệu cá nhân của những người tham gia hội nghị như: người đeo mặt nạ, tay giơ cao một lá cờ trông giống như của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, v.v. để thuyết phục các quan chức cấp cao trong công ty ở Mỹ hành động.

Bản cáo trạng còn cho biết, chính quyền ĐCSTQ đã sử dụng những thông tin được Kim cung cấp để trả thù và đe dọa những người tham gia hoặc người nhà của họ đang sống ở Trung Quốc, hoặc ít nhất là giam giữ một người có dự định phát biểu tại hội nghị. Nếu tìm thấy người nhà của những người tham gia, ĐCSTQ sẽ chỉ thị họ yêu cầu người tham gia hội nghị ngừng phát biểu "những lời chống lại chính phủ", và phải "ủng hộ chủ nghĩa xã hội và ĐCSTQ”.

"Các công ty nước ngoài ở Trung Quốc bị ép phải hợp tác với các thủ đoạn của ĐCSTQ"

Trợ lý Tổng Chưởng lý của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John C. Demers nói: “Các công ty có lợi ích thương mại quan trọng ở Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng dưới sự đe dọa của ĐCSTQ”. Ông Demers nói rằng, ĐCSTQ đang bóp nghẹt tự do và thắt chặt kiểm soát ngôn luận tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nơi khác trên toàn thế giới trong khả năng cho phép của họ.

"Rất có thể những quan chức cấp cao của các công ty kinh doanh ở Trung Quốc buộc phải hợp tác với các thủ đoạn(của ĐCSTQ), điều này đi ngược lại với những giá trị mà các công ty này có thể phát triển một cách phồn thịnh ở đây (Hoa Kỳ)”.

Giám đốc FBI Christopher Wray nói rằng, FBI vẫn cam kết bảo vệ tự do ngôn luận cho tất cả người dân Mỹ. Như cáo trạng đã nêu, "Hành vi xấu xa của cơ quan tình báo của ĐCSTQ đã trực tiếp vi phạm quyền tự do và các giá trị dân chủ của một chính quyền bất đồng chính kiến (như Mỹ)”, ông Wray nói.

Ông Wray cũng nhắc nhở người dân Mỹ rằng, "ĐCSTQ sẽ không ngần ngại lợi dụng các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc để thúc đẩy âm mưu của họ trên trường quốc tế, trong đó bao gồm cả việc đàn áp tự do ngôn luận”.

Quyền Luật sư Hoa Kỳ Seth D. DuCharme nói: "Kim hợp tác chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) và các thành viên của cơ quan tình báo của họ, nhằm giúp ĐCSTQ sử dụng tài khoản người dùng trên các nền tảng của các công ty công nghệ Mỹ, để bịt miệng những phát ngôn về chính trị và tôn giáo mà ĐCSTQ cho là nhạy cảm”.

"Kim đã chủ động phạm tội và cố gắng đánh lừa những người khác trong công ty để giúp chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt các bài phát biểu chính trị tự do của người dùng Mỹ. Bản cáo trạng hôm nay đã cho thấy rõ ràng rằng, các nhân viên của các công ty công nghệ Mỹ tại Trung Quốc đã khiến công ty và khách hàng của họ chịu ảnh hưởng nặng nề từ ĐCSTQ”.

Ông DuCharme còn nói rằng, cho dù những mối đe dọa này đến từ bên trong hay bên ngoài Hoa Kỳ, thì họ (chính phủ Hoa Kỳ) đều phải bảo vệ người dân Hoa Kỳ khỏi các mối đe dọa, và được hưởng quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và niềm tin tôn giáo.

Ông Demers và ông Ducharme cũng bày tỏ cảm ân đối với Công ty A về sự hợp tác của họ trong cuộc điều tra.

Ngọc Trân

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ truy bắt tội phạm được cho là một người Trung Quốc làm việc tại công ty Zoom