Nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân nguyên tử ở 4 vùng Ukraine?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 21/09/2022, đích thân tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa đe dọa ‘‘sử dụng mọi vũ khí’’, ngụ ý bao hàm cả vũ khí hạt nhân, tại Ukraina. Theo một số chuyên gia, nhà quan sát, quân Nga bị dồn vào chân tường trong cuộc chiến tranh tại Ukraina, không loại trừ khả năng điện Kremlin sẽ liều lĩnh dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật với hy vọng đảo ngược tình thế.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì?

  • Vũ khí hạt nhân chiến thuật là các đầu đạn hạt nhân nhỏ và hệ thống phóng, được thiết kế để dùng trên chiến trường hoặc cho một cuộc tấn công có giới hạn.
  • Chúng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trong một khu vực cụ thể mà không gây ra các tác động phóng xạ trên diện rộng.
  • Các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ nhất có thể có trọng lượng một kiloton hoặc ít hơn (tương đương với một nghìn tấn thuốc nổ TNT). Những vũ khí hạt nhân chiến thuật lớn nhất có thể lớn tới 100 kiloton.
  • Vũ khí hạt nhân chiến lược loại lớn hơn (lên đến 1.000 kiloton) và được phóng từ tầm xa hơn. Để so sánh, quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 là 15 kiloton.
Thống kê các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân 2022, nguồn: marifilmines.com (Ảnh chụp màn hình)

Đe dọa chiến tranh hạt nhân của Putin có đáng lo ngại?

  • Tháng 2/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của Nga ở trạng thái "sẵn sàng chiến đấu đặc biệt" và tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân cấp cao.
  • Gần đây hơn, ông nói: "Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi bị đe dọa, chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để bảo vệ nước Nga và người dân của chúng tôi. Đây không phải là một trò bịp."
  • Nga đang có kế hoạch sáp nhập các khu vực phía nam và đông Ukraine mà Nga đã chiếm đóng. Nga có kế hoạch tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý để tạo ra các "nước cộng hòa nhân dân" ly khai và Tổng thống Putin nói rằng ông sẵn sàng bảo vệ "sự toàn vẹn lãnh thổ" của các khu vực "bằng mọi cách."
  • Tình báo Mỹ coi việc không giúp Ukraine cố gắng chiếm lại các vùng lãnh thổ này là một mối đe dọa đối với phương Tây, hơn là một dấu hiệu cho thấy Putin đang lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.
  • Nhưng các nước khác lo ngại rằng Nga, nếu chịu thất bại nhiều hơn, có thể sẽ dùng một vũ khí chiến thuật nhỏ hơn ở Ukraine như một "nhân tố làm thay đổi cục diện", để phá vỡ thế bế tắc hoặc tránh thất bại.
  • James Acton, một chuyên gia về hạt nhân tại Carnegie Endowment for International Pace ở Washington DC, nói: "Tôi tương đối lo ngại rằng trong hoàn cảnh đó, Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân - rất có thể trên bộ, ở Ukraine, để khiến mọi người khiếp sợ, và dấn tới. Chúng ta vẫn chưa ở vào thời điểm đó."

Mỹ phản ứng thế nào nếu Nga dùng vũ khí hạt nhân?

  • Ngay sau phát biểu của tổng thống Nga, chính quyền Mỹ đã lên tiếng. Nhà Trắng coi đây là một đe dọa cần được xem xét nghiêm túc, đồng thời lên án thái độ ‘‘vô trách nhiệm’’ của tổng thống Nga.
  • Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia, ông John Kirby, khẳng định ‘‘sẽ có các hậu quả nghiêm trọng’’, nếu lãnh đạo Nga dùng đến loại vũ khí hủy diệt này tại Ukraina, nhưng không nói rõ phản ứng nào.
  • Các cường quốc hạt nhân nhìn chung đã thống nhất với nhau là sẽ không có bên nào thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân nếu sử dụng vũ khí nguyên tử, thì không loại trừ khả năng chính quyền Nga có thể dùng đến các vũ khí hạt nhân ‘‘phi chiến lược’’ hay vũ khí hạt nhân "chiến thuật", có mức hủy diệt thấp hơn.
  • Trang mạng chuyên về chính trị quốc tế và chiến lược an ninh Mỹ Atlantic Council, cùng ngày 21/09/2022, đăng tải một bài viết của chuyên gia Matthew Kroenig, quyền giám đốc Council’s Scowcroft Center for Strategy and Security (*).

Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra – Đô đốc Hoa Kỳ cảnh báo

  • Đô đốc Hải quân Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ, hôm thứ Tư (21/9/2022) tuyên bố rằng lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ phải đối mặt với khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân với một đối thủ ngang hàng.
  • Theo RT, phát biểu tại một hội nghị do Không quân tổ chức ở Maryland, Richard tuyên bố rằng Mỹ sẽ phải nhanh chóng chuẩn bị chống lại các đối thủ tiềm tàng và để bảo vệ Hoa Kỳ.
  • "Nga và Trung Quốc có thể leo thang đến bất kỳ mức độ bạo lực nào mà họ chọn trong bất kỳ lĩnh vực nào với bất kỳ công cụ quyền lực nào trên toàn thế giới", ông nói tiếp. "Chúng ta đã không phải đối mặt với những đối thủ và địch thủ như vậy trong một thời gian dài".
  • Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cảnh báo rằng Mỹ đang “đứng trên bờ vực” trở thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột Ukraine, với việc Washington có nguy cơ “va chạm trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân”.



BÀI CHỌN LỌC

Nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân nguyên tử ở 4 vùng Ukraine?