Ngăn chặn virus Huawei

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bình luận

Chủng virus gây chết người có nguồn gốc từ Vũ Hán, một thành phố miền Trung của Trung Quốc đang trở thành tiêu đề của các bản tin, và cần thiết phải như vậy. Có khả năng loại coronavirus mới này sẽ lây lan nhanh chóng từ Trung Quốc sang phần còn lại của châu Á và tới phương Tây.

Coronavirus tấn công hệ thống miễn dịch của nạn nhân, làm tổn hại sức khỏe và đe dọa tính mạng. Tại thời điểm của bài viết này (25/1), có hơn 600 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus, với ít nhất một trường hợp ở bang Washington, Hoa Kỳ và có 17 trường hợp tử vong ở Trung Quốc.

Bệnh truyền nhiễm Huawei

Nhưng có một căn bệnh truyền nhiễm có độ rủi ro cao khác đã lây lan sâu rộng hơn vào nhiều quốc gia trên thế giới, với những hậu quả rất nghiêm trọng. Tất nhiên, tôi đang nói về Huawei, và nỗ lực của Huawei để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G chính cho thế giới.

Như tôi đã viết trước đây, công ty này có trụ sở tại Trung Quốc, là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông và thiết bị mạng lớn nhất trên địa cầu. Thiết bị của Huawei là thành phần quan trọng nhất của các hệ thống viễn thông ở các quốc gia trên khắp châu Âu và châu Á, cũng như ở một số tiểu bang Tây Hoa Kỳ.

Thật không may, như nhiều người đã biết, chính thiết bị Huawei là căn bệnh truyền nhiễm, làm tổn hại các hệ thống mạng và hệ thống điện thoại với phần mềm gián điệp tích hợp. Điều này cho phép Huawei ghi âm, thu thập và thay đổi tất cả các loại hình dữ liệu, từ không quan trọng đến bí mật hàng đầu, và chuyển các dữ liệu về Bắc Kinh.

Những vi phạm của nhà cung cấp thiết bị toàn cầu này đã gây ra những tổn hại sâu rộng đối với nền an ninh quốc gia, cũng như khả năng sống còn của nền kinh tế của tất cả các quốc gia đang sử dụng thiết bị mạng Huawei. Dưới góc độ y học, “virus Huawei” làm suy yếu hệ thống miễn dịch của các quốc gia, làm giảm khả năng tự vệ trong nhiều lĩnh vực quan trọng, bao gồm các chính sách thương mại và đối ngoại.

Trên thực tế, Huawei là chất xúc tác của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, và mối đe dọa mà nó gây ra đối với chủ quyền của Hoa Kỳ được phản ánh trong đường lối rất cứng rắn của Tổng thống Donald Trump. Điều đó cũng giải thích tại sao tháng 11 năm 2019, Washington đã xác định Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ.

Không có trùng hợp ngẫu nhiên

Tất nhiên, hành vi của Huawei không phải là tin nóng. Mạnh Vãn Châu, nữ giám đốc tài chính và là con gái của nhà sáng lập công ty Nhậm Chính Phi, đã bị quản thúc tại Canada từ cuối năm 2018. Bà bị bắt giam do bị cáo buộc đã vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ đối với Iran thông qua một công ty bình phong có trụ sở tại Hồng Kông.

Thật trùng hợp, bà Mạnh bị bắt tại Canada theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ cùng ngày tổng thống Trump tiến hành đàm phán với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Có phải thời gian bắt giữ bà Mạnh là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Có thể, nhưng cũng có thể là không. Người ta thường nói: “Trong chính trị thì không có sự trùng hợp ngẫu nhiên.”

Chắc hẳn là ông Trump muốn Bắc Kinh biết rằng việc Hoa Kỳ ngăn chặn các hoạt động thương mại phi đạo đức của Bắc Kinh là rất nghiêm túc.

Hãy tưởng tượng cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo khi Bắc Kinh biết về việc bắt giữ một trong những giám đốc hàng đầu của công ty hàng đầu của họ. Cuộc trò chuyện chắc hẳn là khá sôi nổi. Cũng có thể là trong thời điểm đó, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhận ra rằng người đang đàm phán với ông không còn là Barack Obama.

Đó cũng là lý do tại sao việc Bắc Kinh bắt giữ hai người Canada ngay sau đó, chỉ có thể được nhìn nhận là để trả thù Canada đã bắt giữ bà Mạnh.

Đưa Huawei vào danh sách đen

Mặc dù bà Mạnh, cha bà và thậm chí cả chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục phủ nhận cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran, nhưng các cuộc điều tra của cả hai cơ quan lập pháp và hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ đã phát hiện rằng cáo buộc này là chính xác. Các cuộc điều tra xác nhận rằng Huawei hoạt động như một cơ quan của ĐCSTQ, do đó Bộ thương mại Hoa Kỳ đưa Huawei vào danh sách đen, và các công ty của Hoa Kỳ không được mua thiết bị của Huawei khi không có giấy phép đặc biệt.

Đây là bối cảnh đằng sau phiên tòa xét xử bà Mạnh để dẫn độ sang Hoa Kỳ. Phiên tòa được bắt đầu từ tháng 1 năm 2020. Nếu Trung Quốc mong đợi Hoa Kỳ rút bỏ cáo buộc đối với Huawei khi họ ký thỏa thuận Giai đoạn 1, thì họ sẽ phải thất vọng.

Tận dụng nguyên tắc hoán đổi như vậy là việc Bắc Kinh vẫn thường làm. Tuy nhiên, như Trung Quốc đã và đang thấy, đó không phải là cách làm việc của tổng thống Donald Trump. Hoa Kỳ quyết tâm đẩy lùi sự thâm nhập và ảnh hưởng của Huawei - cũng có nghĩa là của Trung Quốc - vào thế giới và đặc biệt là đối với các đồng minh của Hoa Kỳ.

Hơn nữa, việc dẫn độ bà Mạnh về Hoa Kỳ gần như chắc chắn sẽ đi đến kết cục là một bản án. Sẽ phải là như vậy. Nếu bà Mạnh được tha bổng, nó sẽ làm mất uy tín của chiến dịch toàn cầu chống lại các hoạt động thương mại phá giá của Huawei và Bắc Kinh mà Hoa Kỳ đang tiến hành.

Cái giá của việc cấm sử dụng thiết bị Huawei

Nếu bà Mạnh bị kết án thì liệu Bắc Kinh có nghiêm túc thực hiện thỏa thuận Giai đoạn I hay không? Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc rút lui khỏi thỏa thuận; hiện đã tồn tại nghi ngờ về khả năng đáp ứng các điều khoản của thỏa thuận.

Nếu xảy ra điều này, Hoa Kỳ có thể sẽ cấm hệ thống ngân hàng của mình sử dụng thiết bị và giải pháp của Huawei, và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng kinh doanh của Huawei. Phương án này đã được xem xét và còn có thể thương thảo.

Trung Quốc, mặt khác, có lẽ cũng đưa ra một thông điệp. Phòng pháp chế của Huawei đã mập mờ có lời cảnh báo khi trưởng phòng pháp chế Song Liuping tuyên bố: “Cấm một công ty như Huawei, chỉ vì xuất phát điểm của chúng tôi là ở Trung Quốc, điều này không giải quyết được các thách thức an ninh mạng”.

Ý nghĩa của tuyên bố này có vẻ khá rõ ràng: Bắc Kinh đang đe dọa sẽ tấn công mạng của Hoa Kỳ nếu vụ án Mạnh Vãn Châu vẫn tiếp tục và / hoặc dẫn đến kết án và có những hành động tiếp theo chống lại Huawei.

Cái giá của việc cấm Huawei cũng có thể là sự tháo gỡ Giai đoạn 1, đây có thể là kế hoạch của Bắc Kinh.

Nguyên Hương (biên dịch)

Tác giả: James Gorrie

James Gorrie là một nhà văn và diễn giả tại Nam California. Ông là tác giả của cuốn sách có tựa đề “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc”.

NQuan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Theo The Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Ngăn chặn virus Huawei