Ngày 13 tháng 5: Ngày kỷ niệm của đức tin

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 cùng thái độ hung hăng hiếu chiến của chính quyền Trung Quốc, vẫn có một lễ kỷ niệm đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới để tôn vinh đức tin - đó là lễ kỷ niệm ngày 13/5.

Vào ngày 13/5/1992, Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, đã được giới thiệu với công chúng ở Trung Quốc. Đây cũng là ngày sinh của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, ông Lý Hồng Chí, thường được gọi một cách kính trọng là Sư phụ Lý, và ngày này cũng được gọi là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật gia dựa trên các nguyên lý của vũ trụ là Chân, Thiện, Nhẫn (Zhen 真, Shan 善, Ren 忍 trong tiếng Trung Quốc). Môn tu luyện bao gồm việc học các bài giảng của Sư phụ Lý, kết hợp với các bài tập giống như yoga và thiền định.

“Pháp Luân Đại Pháp” có nghĩa là “Bánh xe Pháp của Đại Pháp”. “Đạo” trong giáo lý của Đạo giáo và “Pháp” (Dharma) trong giáo lý của Phật giáo cũng đều liên quan đến Đại pháp.

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cổ xưa, không phải là một 'tôn giáo mới'

Trong nhiều năm, những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp chỉ được truyền cho một số đệ tử được chọn lựa. Mãi đến năm 1992, môn tập mới được phổ biến ra công chúng, điều này khiến nhiều người nghĩ rằng đây là một “tôn giáo mới”. Tuy nhiên, sự thực là, môn tu luyện Phật gia này đã có từ hàng ngàn năm về trước.

Tu luyện là một nét đặc trưng của truyền thống tâm linh châu Á - được truyền thừa từ sư phụ sang cho đệ tử trong nhiều thiên niên kỷ.

Epoch Times Photo
Các điểm luyện công tập thể với hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đang biểu diễn các bài công pháp trước công chúng là một cảnh phổ biến trong những năm 1990.

Khi ông Lý Hồng Chí bắt đầu giảng dạy cho công chúng, ông đã đăng ký Pháp Luân Công với Hiệp hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc. Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, Bắc Kinh đã ủng hộ việc luyện tập khí công truyền thống để cải thiện sức khỏe của người dân và tiết kiệm chi tiêu công cho các dịch vụ y tế.

Tại Triển lãm Sức khỏe Đông phương năm 1993 ở Bắc Kinh, ông Lý đã được trao danh hiệu “Đại sư khí công được yêu thích nhất”.

Đến năm 1998, Ủy ban Thể thao Nhà nước ước tính rằng hơn 70 triệu người trên khắp Trung Quốc đang luyện tập Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công trở nên ngày càng phổ biến thông qua hình thức “tâm truyền tâm”, khi mọi người chia sẻ với nhau trải nghiệm cải thiện sức khỏe của họ cùng với việc trở thành những người tốt hơn.

Cuộc đàn áp ở Trung Quốc — Sự hiểu lầm ở phương Tây

Tuy nhiên, chính khía cạnh tinh thần của Pháp Luân Công đã dẫn đến sự thù địch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì tất cả các vấn đề về tâm linh, tinh thần hoặc đức tin đều bị coi là mê tín dị đoan, khi chúng nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, cùng hệ tư tưởng duy vật theo chủ nghĩa xã hội và thuyết vô thần.

Kể từ tháng 7/1999, ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc đàn áp, tuyên truyền để tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở phương Tây. Điều này đã dẫn đến sự hiểu lầm của mọi người.

Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đã nhìn nhận môn tu luyện truyền thống này theo cách thức thế tục, và đăng tải những câu chuyện “giật gân” theo tuyên truyền của ĐCSTQ.

Các nhà bình luận khác thì lặp lại sự phỉ báng của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp, như thể đó là điều bình thường, góp phần gia tăng các hành động tàn bạo vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

Tại sao Pháp Luân Đại Pháp tốt?

Tại sao các học viên Pháp Luân Đại Pháp lại treo các biểu ngữ có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” (Pháp Luân Đại Pháp là tốt)?

Những lời này đã được “khẳng định” tại Quảng trường Thiên An Môn trong suốt những năm 2000-2001, khi hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đến đây để thỉnh nguyện ôn hòa với chính quyền rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, và việc cấm một môn tu luyện giúp cải thiện sức khỏe và đạo đức của con người là một quyết định sai lầm.

Phản ứng của chính quyền Trung Quốc là đánh đập và bắt giữ tất cả những người đến thỉnh nguyện. Nó đã duy trì một chiến dịch tàn bạo nhằm tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc bằng cách giam giữ, tra tấn và giết hại những học viên không chịu từ bỏ đức tin của mình.

Falun Gong practitioners in Sydney
Các học viên Pháp Luân Công kỷ niệm 20 năm bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo đức tin tại Sydney, Úc vào ngày 19 tháng 7 năm 2019. (The Epoch Times)

Các học viên ở Trung Quốc đã kiên trì tuân theo các nguyên tắc cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp là Chân - Thiện - Nhẫn - để phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa, đồng thời chịu đựng mọi khó khăn gian khổ để nói cho người dân Trung Quốc biết tại sao Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Họ biết rằng nếu một người bị lừa dối và tin rằng “điều tốt là điều xấu”, thì họ sẽ gặp nguy hiểm.

Trí tuệ truyền thống của Trung Quốc đề cập đến sự hòa hợp của trời và đất, và rằng đặc tính của vũ trụ vốn là Thiện; con người cũng là những lạp tử của vũ trụ, vì vậy con người cũng mang bản chất “tốt” này ở bên trong.

Bằng cách nói “Pháp Luân Đại Pháp là tốt,” các học viên ở Trung Quốc và trên toàn thế giới cũng đang bày tỏ lòng biết ơn của mình tới Sư phụ Lý, vì ngài đã truyền xuất ra một môn tu luyện không chỉ giúp mọi người cải thiện sức khỏe, mà còn mang đến cho họ hiểu biết sâu sâu sắc hơn về cuộc sống.

Khi những người không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nói “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, họ đã góp phần ủng hộ một môn tu luyện tuyệt vời này và chống lại cuộc bức hại tàn ác của ĐCSTQ.

Những điều thực sự tốt nên được đưa đến cho mọi người

Pháp Luân Đại Pháp thực sự tốt.

Các tài nguyên của môn tập được cung cấp miễn phí trên mạng, và môn tu luyện cũng luôn mở cửa chào đón tất cả những ai muốn theo học. Không quan trọng bạn già hay trẻ, là nam hay nữ, giàu hay nghèo, bạn nói ngôn ngữ gì hoặc đến từ nền văn hóa nào — bạn đều có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nếu bạn muốn.

Việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không phụ thuộc vào tôn giáo của một người. Những lời giảng và việc thiền định chỉ đơn giản là cho phép người ta bước vào một cuộc hành trình khám phá và tự mình trải nghiệm.

Ngày nay, sự phức tạp của cuộc sống có thể khiến tinh thần của con người dễ dàng trở nên căng thẳng và đau khổ. Họ dường như không có nhiều thời gian để dừng lại và suy ngẫm về những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống.

Epoch Times Photo
Tại New York, Hoa Kỳ, các học viên Pháp Luân Đại Pháp kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới bằng các bài tập qua Quảng trường Thời đại. (Dai Bing / The Epoch Times)

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cả thân lẫn tâm. Thông qua thiền định, người ta có thể buông bỏ những suy nghĩ rối loạn trong đầu, và bước vào không gian của sự nhận thức có ý thức, kết nối với một cảnh giới tâm linh cao hơn bên trong.

Bất chấp việc chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền và gây ảnh hưởng xấu trên toàn thế giới, Pháp Luân Đại Pháp vẫn được hàng triệu người Trung Quốc tu luyện, và hiện đang được thực hành ở hơn 80 quốc gia. Những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp cũng đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ.

Thế giới đang hướng tới sự tốt đẹp, và đó là điều đáng được chúc mừng.

Tác giả: John A. Deller là thành viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Úc. Các quan điểm được trình bày là của riêng anh ấy và không đại diện cho các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, cũng như quan điểm của Hiệp hội.

Thanh Hương
Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Ngày 13 tháng 5: Ngày kỷ niệm của đức tin