Nghị sĩ Mỹ: Trung Quốc là căn bệnh ung thư và người Mỹ cần phải tự bảo vệ trước căn bệnh này

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Đảng cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới theo chương trình nghị sự riêng. Và người Mỹ cần phải hành động ngay nếu không muốn các quyền tự do trân quý của mình bị tước đoạt", Thượng nghị sĩ Rick Scott Đảng cộng hoà đã phát biểu trong một sự kiện hội thảo tại Washington vào ngày 10/2. Màn trình diễn hào nhoáng của Thế Vận Hội Bắc Kinh cũng không thể đang đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới ra khỏi những thực tế tồi tệ hơn nhiều, bao gồm việc giam giữ, tra tấn, và gây tử vong diễn ra chỉ cách các địa điểm tổ chức Olympic vài dặm.

“Chúng ta không thể cho phép ảnh hưởng của ông Tập lan rộng hơn nữa, bởi vì chủ nghĩa cộng sản là một căn bệnh ung thư", ông tuyên bố và đề cập đến nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. “Chúng ta thấy những gì nó đã làm với Cuba. Chúng ta thấy những gì nó đã làm với nước Nga Xô Viết. Chúng những gì nó đã làm với Venezuela, thậm chí giờ đây có những người ở Mỹ còn tôn vinh chủ nghĩa cộng sản - chúng ta không thể để điều này lan rộng".

"Nó sẽ giết chúng ta, giống như cái cách nó đã giết một trăm triệu người trong thế kỷ 20", ông cho biết.

Tại diễn đàn tại Học Viện Chính sách Đầu tiên của Hoa Kỳ, tập hợp bởi một nhóm chuyên gia từng là cố vấn hàng đầu của cựu Tổng thống Donald Trump, thượng nghị sĩ đã nói rõ rằng ông coi ĐCS Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự thế giới và sinh kế của người Mỹ. Ý tưởng này nhận được sự đồng thuận ngày càng tăng ở Washington.

Đối với ông Scott, Thế vận hội Mùa đông “bị ô nhiễm” ở Bắc Kinh là lời nhắc nhở mới nhất về đường hướng mà chế độ cộng sản đang hướng tới.

Buổi lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh vào ngày 4/2 có một vận động viên Duy Ngô Nhĩ 20 tuổi, Dinigeer Yilamujiang, cùng vận động viên Trung Quốc Triệu Gia Văn (Zhao Jiawen) rước đuốc trong một màn biểu diễn với mục đích “đoàn kết dân tộc”, dẫn đến suy đoán rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể đã tìm cách giảm thiểu nhận thức của toàn thế giới về việc chế độ này đàn áp người Duy Ngô Nhĩ bằng cách đưa một người Duy Ngô Nhĩ vào vai trò nổi bật và mang tính biểu tượng như vậy.

Các vận động viên cầm đuốc Trung Quốc Dinigeer Yilamujian và Triệu Gia Văn (Zhao Jiawen) cầm ngọn lửa Olympic trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022 tại Sân vận động Quốc gia hôm 04/02/2022 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh Getty Images)

Ông Scott nói: “Đây là một ví dụ hoàn hảo về kiểu tuyên truyền nổi tiếng của Trung Quốc - họ muốn minh oan cho tội ác của mình".

Ông đã liệt kê một danh sách các hành vi vi phạm của Bắc Kinh trong và ngoài nước, bao gồm cả việc nước này che đậy nguồn gốc của đại dịch; đàn áp các quyền tự do Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông; sự quấy rối đối với Đài Loan; cưỡng bức mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công; vi phạm thương mại; và quân sự hóa ở các vùng biển tranh chấp. Những hành động này chứng tỏ rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc “không chỉ muốn cạnh tranh trên trường toàn cầu - ông ấy muốn đặt ra các điều khoản tranh luận và cô lập Mỹ và các đồng minh của chúng ta”, ông nói.

“Hãy nhìn vào những gì họ đang làm và quý vị không thể không đi đến hai kết luận sau: Trung Quốc Cộng sản đã chọn trở thành kẻ thù của chúng ta… và chúng ta đã bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.

Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 - Xem trước
Các binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân diễn tập một cuộc diễn tập nâng cờ tại quảng trường huy chương ở làng Olympic Zhangjiakou ở Zhangjiakou, Trung Quốc, vào ngày 25/1/2022. (Ảnh Getty Images)

Các trại tù ngay bên cạnh các địa điểm tổ chức Olympic

Khoảng 10 đến 20 dặm (khoảng 15-30 km) từ các địa điểm tổ chức Olympic chính của Bắc Kinh là hơn nửa tá cơ sở tra tấn giam giữ các học viên Pháp Luân Công.

Các học viên của môn tu luyện tinh thần này đã phải chịu sự đàn áp kéo dài hơn hai thập niên của chế độ cộng sản sau khi chính quyền Bắc Kinh coi nhóm này là một mối đe dọa, khi Pháp Luân Công trở nên vô cùng phổ biến trong những năm 1990. Theo ước tính tại thời điểm đó, khoảng 70 đến 100 triệu người đã thực hành môn Pháp Luân Công vào cuối thập niên này.

Trong một bản đồ tương tác được công bố hôm thứ Sáu (04/02), cùng ngày với ngày Bắc Kinh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức cả hai Thế vận hội Mùa Hè và Mùa Đông, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã nêu ra hơn một chục “điểm nóng bức hại” bên trong và xung quanh Bắc Kinh, nơi các học viên của nhóm tín ngưỡng bị đàn áp Pháp Luân Công đang phải chịu thống khổ chỉ vì không từ bỏ đức tin của mình.

(Ảnh: Chụp bản đồ tương tác của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hôm 05/02/2022).

Nhóm nhân quyền có trụ sở tại New York này cho biết đây là bản đồ toàn diện đầu tiên thuộc loại này, mang lại cho độc giả một cái nhìn thoáng qua về “nội tình ở những nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc không muốn quý vị thấy.”

Các nhà nghiên cứu đã phải mất một tháng để kiểm chứng từng chi tiết và hoàn thành tấm bản đồ nói trên. Nhiều cơ sở có cả tên công cộng lẫn tên riêng, thậm chí sở hữu hai địa chỉ để tránh sự dò xét từ bên ngoài. Theo các nhà nghiên cứu, một số nơi đồng thời phục vụ như một trại lao động, lấy tên phụ làm vỏ bọc cho hoạt động kinh doanh lao động nô lệ của họ.

Một trong những người bị giam trong các cơ sở này là bà Quý Vân Chi, 65 tuổi, sống tại thành phố Xích Phong, Nội Mông, người trước đây cũng đã từng bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức vào năm 2001 và 2008, năm diễn ra Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh, chỉ vì kiên trì thực hành đức tin của mình vào môn rèn luyện tinh thần Pháp Luân Công. ĐCS Trung Quốc đã đàn áp tàn bạo các tín đồ của nhóm tín ngưỡng này trong hơn hai thập kỷ.

Trong thời gian bị giam giữ trước đây, bà Chi đã bị tát, đánh đập, sốc điện và bị kim đâm vào xương, theo Minghui.org (Minh Huệ), một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên ghi lại dữ liệu về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Trong cả hai trường hợp, bà đều được tạm tha y tế khi các vết thương của bà đã dẫn bà đến bờ vực của cái chết.

Ông Scott cho biết trong một tuyên bố ngày 7/2, các vụ bắt giữ bà Chi và những người khác thời gian gần đây đã cho thấy “sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc im lặng và bỏ tù những người thiểu số có niềm tin vào tôn giáo và những người bất đồng chính kiến. “Điều này đáng bị mọi quốc gia yêu tự do lên án".

Bà Chi hiện đang tuyệt thực tại Trung tâm giam giữ Baarin Left Banner ở Nội Mông, khu vực lân cận với thành phố Trương Gia Khẩu, nơi tổ chức hầu hết các sự kiện trượt tuyết và trượt ván tại Thế vận hội Bắc Kinh.

Con trai của bà Quý Vân Chi hiện đang sống ở Mỹ cho biết, cảnh sát đã chờ sẵn bên ngoài khi cha anh mở cửa để đi đổ rác. Họ đã tịch thu hàng chục cuốn sách Pháp Luân Công và bắt anh đi, anh ấy chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "Facts Matter" của EpochTV.

Anh cho biết đây là một cú sốc lớn đối với gia đình anh, vì sự việc này xảy ra vào ngày đầu tiên của năm mới, sự kiện lớn nhất hàng năm ở Trung Quốc khi các gia đình đoàn tụ và trao nhau những lời chúc tốt đẹp.

OLY-2020-TRUNG QUỐC-JPN-HEALTH-VIRUS
Một nhân viên bảo vệ đeo khẩu trang trong bối cảnh lo ngại về coronavirus COVID-19, bảo vệ một khu vực tại công viên Olympic bên ngoài sân vận động 'Tổ chim' quốc gia, nơi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2008, tại Bắc Kinh vào ngày 24/3/2020. (Ảnh Getty Images)

Vào thời điểm Thế vận hội Mùa hè 2008 được tổ chức, anh mới ngoài 20 tuổi và đang làm việc tại thành phố Tây An, cách nơi mẹ mình bị bỏ tù khoảng 2.000 dặm. Anh nhớ đã xem buổi lễ khai mạc “thịnh soạn”, “giống như một bữa tiệc lớn kỷ niệm sự đoàn kết”.

Nhưng trong lúc đó, anh không ngừng suy nghĩ về những gì mẹ mình phải chịu đựng trong trại lao động. Có điều gì đó không ổn với đất nước mình ở thời điểm này, anh tự nghĩ.

“Bà ấy bị bắt và bị tra tấn, chỉ vì niềm tin vào Chân, Thiện, Nhẫn", anh chia sẻ, trích dẫn ba nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công. "Và bà ấy sẵn sàng lên tiếng vì sự thật ngay cả khi chính phủ không muốn bà làm như thế".

“Bà ấy đã bị bỏ tù và tra tấn trong trong trại lao động, để đổi lấy sự im lặng cho một buổi lễ hoành tráng - nơi mà toàn thế giới đang dõi theo".

Anh nói về mẹ của mình một cách trìu mến, mô tả bà là người có tình cảm ấm áp, năng động và được mọi người tôn trọng vì sự trung thực của mình. Song anh cũng lo lắng cho sức khỏe của bà, vốn đã xấu đi trong những năm tháng bị hành hạ đó. Ba tháng trước, bà Chi đã lên cơn đau tim và co giật trong một cuộc đột kích vào nhà khác của chính quyền. Cảnh sát đã lấy rất nhiều tiền mặt, tổng trị giá khoảng 40.000 nhân dân tệ (6.200 USD), theo Minghui.

"Bà là người rất kiên định với đức tin của mình, một khi bà cho rằng điều gì đó là đúng thì sẽ không dễ từ bỏ", anh chia sẻ.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nghị sĩ Mỹ: Trung Quốc là căn bệnh ung thư và người Mỹ cần phải tự bảo vệ trước căn bệnh này