Người Mỹ nào có thể trở thành "kẻ khủng bố" theo tiêu chuẩn của Big Tech?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm công ty công nghệ lớn - Big Five, bao gồm Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft, về cơ bản đang kiểm soát nước Mỹ, kiểm duyệt và đàn áp người dân Hoa Kỳ trong khi được hưởng lợi nhuận khổng lồ ở nền dân chủ lớn nhất thế giới. Cả 5 ông lớn này đang thành lập tổ chức chống khủng bố, và gắn nhãn khủng bố cho công dân Mỹ theo tiêu chuẩn của họ. Một công cụ mới để đàn áp bất đồng chính kiến chính trị?

Đại dịch đã đẩy toàn thế giới vào thảm cảnh khủng hoảng, cướp đi sinh mệnh của hơn 4 triệu người và khiến bao người dân mất đi sinh kế. Tại Mỹ, 200.000 doanh nghiệp phải đóng cửa vĩnh viễn và 632.608 người dân vô tội phải thiệt mạng. Nhưng đại dịch không ảnh hưởng đến Big Tech, mà, ngược lại, nó dường như đã giúp Big Tech phát triển hơn.

Vi phạm Tu chính án thứ nhất nhưng là kẻ hưởng lợi lớn nhất

The Epoch Times đưa tin, Amazon vừa công bố báo cáo quý đầu tiên của năm 2021. Thu nhập ròng của công ty tăng 48,4%. Tổng doanh thu tăng 27,2%. Apple, dẫn đầu bởi Tim Cook, đã chứng kiến ​​doanh thu tăng 54% lên 89,6 tỷ USD. Với Facebook, như Reuters đã báo cáo gần đây, “tổng doanh thu, chủ yếu bao gồm bán quảng cáo, đã tăng khoảng 56% lên 29,08 tỷ USD trong quý thứ hai từ 18,69 tỷ USD của một năm trước đó”. So với báo cáo quý đầu tiên của năm ngoái, tổng doanh thu của Google đã tăng 34,2%. Năm ngoái, công ty báo cáo doanh thu 41,2 USD; năm nay, nó báo cáo 55,3 tỷ đô la. Với giá trị thị trường là 2,15 nghìn tỷ đô la, Microsoft cũng không bị ảnh hưởng.

Được hưởng lợi trong nền dân chủ Hoa Kỳ, Big Tech giờ đây đang vi phạm Tu chính án Thứ nhất và đe dọa trực tiếp đến nền dân chủ ở Hoa Kỳ. Big Tech kiểm duyệt người dân, kiểm duyệt hàng loạt quan chức đương nhiệm, và gần đây nhất đàn áp những người được cho là liên quan đến vụ xâm nhập Điện Capitol ngày 6/1.

Theo nhà nghiên cứu và bình luận John Mac Ghlionn, Big Tech đang bị đàn áp ở Trung Quốc, còn ở Mỹ, Big Tech lại đang tiến nhành "bản sao" kiểm duyệt và đàn áp đối với người dân, The Epoch Times đưa tin.

Ngược lại với Trung Quốc, nơi ĐCSTQ không cho phép bất kỳ công ty tư nhân nào nắm thông tin hay có quyền lực thông tin có thể trở thành lực lượng thách thức quyền lực tuyệt đối của Đảng, chính phủ mới của Mỹ dường như rất hào hứng với Big Tech của họ.

Khi Big Tech chống khủng bố, ai sẽ bị gắn nhãn khủng bố?

Big Tech đã đem đến cho người Mỹ một trải nghiệm thực tế về sự đàn áp. Như Reuters đã đưa tin gần đây, những người như Facebook và Microsoft đang hợp tác để thành lập một “tổ chức chống khủng bố”.

Với mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh và thường xuyên phát quảng cáo ca ngợi chế độ này, liệu Big Tech có liệt Taliban (người mới được Bắc Kinh chào đón như bạn bè thân thiết) vào nhóm các tổ chức không phải là khủng bố dù các chính quyền tiền nhiệm của Mỹ đã liệt tổ chức này vào danh sách khủng bố hay không?

Đúng vậy, Facebook, một công ty có lịch sử theo dõi người dùng, sắp sửa khống chế công chúng Mỹ. Theo Reuters, tổ chức chống khủng bố này sẽ nhắm mục tiêu cụ thể vào “các loại nội dung cực đoan được chia sẻ trên các trang mạng Big Tech trong một cơ sở dữ liệu quan trọng, nhằm mục đích truy quét tài liệu từ những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng và dân quân cực hữu".

Rất rõ ràng, mục tiêu khủng bố của Big Tech là chống cực hữu, chống lại cánh hữu. Thế nào là 'cực hữu' chưa được Big Tech giải thích rõ ràng, nhưng cách hữu ở Mỹ là những người ủng hộ các giá trị truyền thống của nước Mỹ như tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, không ủng hộ nạo phá thai, không ủng hộ thuế cao... cách mà cựu Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã dẫn dắt nước Mỹ.

Trong tuyên bố về chống tổ chức khủng bố của mình, không thấy Big Tech Mỹ có gì phiền lòng với các nội dung bạo lực, chủ nghĩa thượng tôn da đen cực đoan của Antifa hay Black Live Matter hay thuyết phân biệt chủng tộc được dạy dỗ trong nhiều trường học ở Mỹ gây ra sự thù hận ghê gớm trong lòng nước Mỹ.

Như báo cáo của Reuters cho biết, cho đến gần đây, “cơ sở dữ liệu của Diễn đàn Internet Toàn cầu nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố (GIFCT) đã tập trung vào các video và hình ảnh từ các nhóm khủng bố trong danh sách của Liên hợp quốc”. Thuật ngữ "khủng bố" phần lớn được dành cho các thành viên của "các tổ chức Hồi giáo cực đoan như Nhà nước Hồi giáo, al Qaeda và Taliban".

Tuy nhiên, giờ đây, thuật ngữ này sẽ được áp dụng thường xuyên hơn ở Hoa Kỳ. Trong nỗ lực xác định những kẻ khủng bố này, TwitterGoogle cũng sẽ tham gia. Tất nhiên, có những cá nhân nguy hiểm đang sống ở Mỹ, và một số người trong số này gây nguy hiểm cho xã hội. Họ phải được ngăn chặn khỏi việc gây tổn hại cho công chúng Mỹ.

Tuy nhiên, không nhất thiết tất cả họ đều là "kẻ khủng bố". Gần đây, nhà báo Michael Tracey thảo luận về thực tế là chính phủ Hoa Kỳ đã gán nhãn hiệu “những kẻ khủng bố” cho các bị cáo liên quan đến vụ xâm nhập bất bạo động vào Điện Capitol ngày 6/1. Ông cho rằng điều này là một sự bác bỏ triệt để đối với các quyền tự do dân sự. Chắc chắn là như vậy.

Ông Tracey thảo luận về một bị cáo tên là Paul Hodgkins, người “phạm tội lượn lờ quanh Phòng họp của Thượng viện trong khoảng 15 phút", bị “Chính phủ Hoa Kỳ coi là kẻ khủng bố”. Ông Tracy cho biết, "Theo lời thừa nhận của chính các công tố viên, Hodgkins không có hành vi bạo lực thể chất và không sử dụng vũ khí." Hơn nữa, Hodgkins “chưa bao giờ chính thức bị buộc tội” thực hiện bất kỳ hành động khủng bố nào“, ít nhất là theo cách mà Chính phủ thực sự phải chứng minh cho nghi ngờ hợp lý và cáo buộc tội phạm đối với ông”.

Tuy nhiên, các công tố viên, rõ ràng có ý định bẻ cong các định nghĩa vượt quá sự công nhận, “hiện đã đưa ra một thuyết” buộc tội “Hodgkins và các bị cáo bất bạo động khác vào ngày 6/1” là hoạt động “trong bối cảnh được cho là khủng bố”. Đúng, bối cảnh, như họ nói, là tất cả. Đó là sự khác biệt giữa việc lượn lờ và trở thành một “kẻ khủng bố” thực sự.

Điều này đưa chúng ta trở lại tổ chức chống khủng bố mới. Xem xét các công ty Big Tech có thành kiến ​​rõ ràng, thiên tả và chính phủ đang bận rộn xác định lại các thuật ngữ như "khủng bố", có mọi lý do để tin rằng nhiều người Mỹ sẽ bị nhắm mục tiêu một cách bất công và vô lý. Paul Hodgkins có thể không phải là người đáng kính nhất trong số những công dân Mỹ, nhưng anh ấy không phải là kẻ khủng bố. Nhưng hãy thử nói điều đó với các thành viên của chính phủ liên bang và Big Five - các đối tác mới của họ trong lĩnh vực (phòng chống) tội phạm.

Lo ngại Big Tech Mỹ sử dụng cái khiên "chống khủng bố" để đàn áp chính trị và bất đồng chính kiến

Theo The Epoch Times đưa tin, tại phiên điều trần “Tái thiết Cạnh tranh, Phần 2: Giải cứu báo chí tự do và đa dạng” trước các nhà lập pháp Tiểu ban Luật Hành chính, Thương mại và Chống độc quyền của Hạ viện Mỹ hôm 12/3, ông Clay Travis, người sáng lập trang web thể thao khuynh hữu Outkick Media đưa ra nhận định, các công ty trùm công nghệ lớn Big Tech hiện đã có quá nhiều quyền lực, và họ đang vi phạm quyền của Tu chính án đầu tiên của người Mỹ. Ông nói: “Big Tech đang kiểm soát nước [Mỹ]. Và họ kiểm soát đất nước bằng cách quyết định những gì các bạn thấy. Và quyền lực của Big Tech chỉ tăng lên sau cuộc bầu cử của Joe Biden".

Nhà sáng lập Travis nhắc đến những gì xảy ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là ông Donald Trump tham gia chương trình phát thanh của ông vào ngày 11/8/2020, trên Outkick the Coverage. Lưu lượng truy cập vào trang web của ông đã tăng vọt nhưng lập tức bị vùi dập vào ngày hôm sau. Ông Travis cho biết, nếu viết quá thường xuyên và quá ưu ái về ông Trump, "Facebook sẽ trừng phạt trang web của chúng tôi". Ngược lại, nếu không đề cập nhiều đến ông Trump, lưu lượng truy cập trang web của ông tăng trở lại.

Rõ ràng là Facebook đã thể hiện quyền lực và thông điệp rất rõ ràng rằng, nếu bạn đăng nội dung mà họ không thích, thì bạn sẽ mất hết khán giả.

Gần đây, trong một báo cáo, Politico nêu chi tiết các kế hoạch của chính quyền Biden để chống lại "thông tin sai lệch" về COVID-19. Các phương pháp trong báo cáo bao gồm "trực tiếp nêu tên các nền tảng truyền thông xã hội và tin tức bảo thủ thúc đẩy các chiến thuật như vậy" cũng như làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ SMS để xua tan những thông tin sai lệch về vaccine được gửi qua mạng xã hội và tin nhắn văn bản".

Theo Fox News, động thái này của Nhà Trắng đã bị các chính trị gia và các nhà phê bình chỉ trích gay gắt, rằng hành động này của Nhà trắng vì nó ngang nhiên vi phạm Tu chính án thứ Nhất, rằng đây là hành động độc tài, nhằm dập tắt thông tin trái chiều hoặc bị cho là 'không phù hợp, chống lại quyền tự do của người dân.

Cựu điệp viên Mật vụ Mỹ Dan Bongino cảnh báo về hậu quả 'nghiêm trọng chết người' khi chính quyền ông Biden 'ủy quyền' cho Big Tech đàn áp quyền tự do ngôn luận. Ngày 16/7, trên "Fox News Primetime", ông Bongino nói rằng, Tổng thống Biden hiện đã thừa nhận điều trước đây được gọi là "thuyết âm mưu" rằng chính phủ liên bang có một danh sách kiểm duyệt trên phương tiện truyền thông xã hội. Danh sách này bao gồm những người phổ biến những sự thật mà chính phủ cho là không phù hợp về các chủ đề như đại dịch coronavirus. Đồng thời, các cơ quan liên bang cũng đang khuyến cáo những bài phát biểu không nên được công bố trên Facebook.

Gần đây, Tiến sĩ Robert Malone, nhà khoa học và là người phát minh ra công nghệ mRNA, được Pfizer-BioNTech và Moderna sử dụng để phát triển vaccine, đã đưa ra một thông tin đáng báo động. Ông Malone cho biết, dữ liệu mới chỉ ra rằng, những người đã tiêm vaccine Pfizer và Moderna đang có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn so với những người chưa tiêm chủng.Tiến sĩ Malone đã cảnh báo về việc virus có thể tự kháng vaccine trong tương lai do các protein đột biến trong những loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA gây ra. Tuy nhiên, sau khi công bố thông tin này, Tiến sỹ Malone nhanh chóng bị kiểm duyệt trên Youtube, dựa trên hướng dẫn của CDC, FDA và các cơ quan y tế địa phương khác, Yahoo News cho hay.

Cựu tổng thống Donald Trump có thể sẽ bị Big Tech gán nhãn "khủng bố" nếu ông còn dùng mạng xã hội của họ

Với những kiểm duyệt chính trị và chính kiến quyết liệt trong thời gian qua để bảo vệ cho cánh tả, cựu tổng thống Donald Trump hoàn toàn có thể bị Big Tech gán nhãn "khủng bố" nếu ông còn dùng mạng xã hội của nhóm này.

The Epoch Times đưa tin, Facebook ban đầu đã đình chỉ tài khoản của cựu Tổng thống Trump vào ngày 7/1 sau sự kiện một đám đông bao gồm một số người ủng hộ ông đột nhập Điện Capitol, Twitter đã tuyên bố khóa vĩnh viễn tài khoản của ông Trump. Tháng Năm, Facebook tuyên bô tiếp tục đình chỉ ông Trump trong thời hạn hai năm.

Cựu Tổng thống Trump đã chỉ trích Facebook và các công ty Big Tech khác, cáo buộc họ có các tiêu chuẩn kiểm duyệt không đồng nhất. Những đoạn video nội bộ bị rò rỉ và các bằng chứng khác đã hỗ trợ các cáo buộc của ông.

Nhiều nhà bình luận và chính trị gia gay gắt khi cho rằng chính quyền Biden đã "nhập khẩu" mô hình đàn áp ngôn luận của Trung Quốc và ủy quyền cho "Big Tech" thực thi trên đất Mỹ. Sự kiểm duyệt này được cho là để ngăn những người theo xu hướng bảo thủ truyền thống tìm kiếm sự thật.

Do vậy, những người này coi Big Tech là cánh tả và cùng có mối quan hệ với các thành viên đảng Dân chủ Mỹ, cả hai đều tập hợp lại để đạt được lợi thế chính trị. Nếu vấn đề này tiếp tục theo chiều hướng hiện tại, Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ tiếp tục bị ngang nhiên phá bỏ, thì sẽ đến lúc người Mỹ sẽ tự phải "kiểm duyệt" và "đàn áp" ngôn luận của chính mình để có thể tồn tại.

Có vẻ như Trung Quốc đã xuất khẩu thành công mô hình của họ sang Mỹ.

Nguyên Hương

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD VIỆT NAM.



BÀI CHỌN LỌC

Người Mỹ nào có thể trở thành "kẻ khủng bố" theo tiêu chuẩn của Big Tech?