Người Mỹ gốc Liên Xô cũ: Thuyết Phê phán Chủng tộc bắt nguồn từ Chủ nghĩa Marx

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một người Mỹ nhập cư từ Liên Xô cũ đã đưa ra lời cảnh báo nhằm kêu gọi thức tỉnh và chống lại Thuyết Phê phán Chủng tộc (CRT). Bà tuyên bố rằng, chương trình giảng dạy ở trường học của Mỹ được rút ra từ CRT hầu như giống với Chủ nghĩa Marx đã thịnh hành ở Liên Xô trước đây.

Bà Elina Kaplan là một đảng viên Đảng Dân chủ đã đăng ký và là người đồng sáng lập của Liên minh Nghiên cứu Chủng tộc Xây dựng (Alliance for Constructive Ethnic Studies). Đặc biệt, bà nói rằng khóa học mẫu về Nghiên cứu Chủng tộc ở California nơi bà sống đã phản ánh những gì bà được học khi còn nhỏ.

"Đột nhiên, tôi đọc được các khái niệm và ngôn ngữ tương tự (như Chủ nghĩa Marx) bằng tiếng Anh trong các nguyên tắc hướng dẫn của khóa học mẫu về Nghiên cứu Chủng tộc ở California", bà Kaplan cho biết hôm thứ Sáu (30/7).

Kaplan nói rằng bà và những người nhập cư khác đến từ Liên Xô cũ đã xác nhận những điểm tương đồng nổi bật giữa Thuyết Phê phán Chủng tộc và Chủ nghĩa Marx. Sau đó, một nhóm người nhập cư đã gửi kiến ​​nghị lên Bộ Giáo dục California, nhắc nhở họ chú ý đến sự nguy hiểm của thuyết này.

Bản kiến ​​nghị viết: "Chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng rằng những hệ tư tưởng và khái niệm giống nhau mà chúng tôi đã chạy trốn sẽ xuất hiện ở khắp nơi sau vài thập kỷ".

Hội đồng Giáo dục của chính quyền California đã phê duyệt chương trình giảng dạy mẫu vào ngày 18/3, trong đó xác định Nghiên cứu Chủng tộc là một lĩnh vực. Lĩnh vực này “đối chọi gay gắt với nhiều cấu trúc quyền lực và hình thức áp bức, mà những cấu trúc quyền lực và hình thức áp bức này tiếp tục gây ảnh hưởng đến xã hội, tình cảm, văn hóa, kinh tế và chính trị".

Nói cách khác, môn học này nghiên cứu lý thuyết chủng tộc "phê phán", bởi vì lý thuyết chủng tộc đó thúc đẩy ý tưởng về quyền lực và sự áp bức.

Đề cương của khóa học này cũng nhằm mục đích “kết nối bản thân chúng ta với các phong trào phản kháng trong quá khứ và đương đại, các phong trào này đấu tranh cho công bằng xã hội ở cấp độ địa phương và toàn cầu để đảm bảo nền dân chủ trở nên chân thực hơn”.

Bà Kaplan chỉ ra rằng đây là một tham chiếu rõ ràng với Chủ nghĩa Marx.

"Dân chủ chân thực là một thuật ngữ của Chủ nghĩa Marx đề cập đến việc bãi bỏ tài sản tư hữu", bà nói trên Fox News.

Bà Kaplan đặt câu hỏi: "Họ muốn làm gì trong khóa học Nghiên cứu Chủng tộc?".

Khóa học mẫu cũng quy định rằng “các giá trị cơ bản của Nghiên cứu Chủng tộc nằm trong mô hình ‘chuỗi xoắn kép’, nó đan xen toàn bộ nhân tính hóa và ý thức phê phán vào nhau”. Đây là quan điểm cốt lõi về thuyết này của nhà lý luận chủng tộc phê phán Tara Yosso. Những lời của bà Yosso được trích dẫn dưới dạng chú thích trong giáo trình.

Về vấn đề này, phân tích của bà Kaplan cho thấy rằng loại lý thuyết này chia rẽ mọi người thành hai phe “đối lập” theo chủng tộc một cách cố ý và do con người tạo ra, nó sẽ chỉ kích động lòng thù hận và khiến mọi người bị tổn hại.

Bà nói: "Trong mô hình (lý thuyết phê phán chủng tộc) đó, những gì chúng ta có là một kiểu mẫu mà trong đó trẻ em, con người [nói chung], hoặc là kẻ áp bức hoặc là nạn nhân".

"Bất cứ lúc nào bạn đặt mọi người vào hai chiếc hộp, và để họ đối lập với nhau, đặc biệt là theo màu da của họ, điều đó sẽ không tốt chút nào".

"Tôi tin chắc rằng, nếu đại đa số người dân California và người Mỹ đều biết điều này (rằng Thuyết Phê phán Chủng tộc bắt nguồn từ Chủ nghĩa Marx) và [biết được] nội dung của các khóa học kiểu như vậy, thì đã không xảy ra tình trạng này (ý chỉ Thuyết Phê phán Chủng tộc tràn ngập gây họa)", bà Kaplan nói.

Đông Phương

Theo Vision Times

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Người Mỹ gốc Liên Xô cũ: Thuyết Phê phán Chủng tộc bắt nguồn từ Chủ nghĩa Marx