Người sống sót nạn diệt chủng so sánh xã hội ngày nay với Đức Quốc xã

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người từng sống sót ra khỏi một trại tập trung của Đức Quốc xã cho rằng những gì đang diễn ra hiện nay giống như những gì Đức Quốc xã đã làm vào thế kỷ trước.

Vera Sharav chỉ mới 3 tuổi khi thế giới của bà sụp đổ.

Bà và gia đình bị đuổi khỏi Romania và bị dồn vào một trại tập trung ở Ukraina trong Thế chiến thứ hai, nơi họ bị bỏ mặc để chờ đợi và chết đói.

"Đám mây chết chóc luôn hiện diện", bà Sharav chia sẻ với tờ Epoch Times.

Hàng tuần, một danh sách sẽ xác định ai sẽ bị đưa đi đâu; cho dù là đi chết hay đi đến một trại lao động khổ sai, bà nói.

Khi ở trại, bà cho biết cha bà qua đời vì bệnh sốt phát ban khi bà 5 tuổi, căn bệnh này đã lan rộng khắp các trại vì giá lạnh và suy dinh dưỡng.

Sau 3 năm ở trại, bà đã được cứu vào năm 1944, bà nói.

"Mẹ tôi biết tin rằng một số đứa trẻ mồ côi sẽ được chuyển ra khỏi trại, vì vậy bà đã nói dối rằng tôi là trẻ mồ côi để cứu lấy mạng tôi, và đó là cách tôi đã ra đi", bà Sharav cho biết.

Điều này bắt đầu cho những gì mà bà gọi là cuộc phiêu lưu của mình khi còn là một đứa bé không cha mẹ, đành dựa vào trực giác và đánh giá sắc bén về ý định của người khác.

"Tôi phải đánh giá xem ai là người tôi có thể tin tưởng để chăm sóc mình", bà nói.

Khi đang trên chuyến tàu đến cảng Constanta, Romania nơi có 3 chiếc thuyền đang chờ đưa các nhóm người đến Palestine bà Sharav kết bạn với một gia đình. Tuy nhiên, khi đến nơi, bà thấy mình được chỉ định lên một chiếc thuyền với những đứa trẻ mồ côi khác, điều này sẽ tách bà ra khỏi gia đình mà bà cảm thấy có thể tin tưởng. Vì vậy, bà đã nổi loạn.

"Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn không thể bị thuyết phục bước lên con thuyền đó", bà nói. "Thật kỳ diệu, cuối cùng, họ đã chịu thua tôi".

Bà mất ngủ vào đêm hôm đó vì bị say sóng, sau đó tỉnh dậy và được tin rằng chiếc thuyền chở những đứa trẻ mồ côi kia đã bị trúng ngư lôi. Bà nói rằng, hàng chục năm sau bà được biết đó là do người Nga.

Mặc dù bà mang mặc cảm tội lỗi vì đã sống sót, bà biết ơn vì mình đã kháng cự lại, vì sự kháng cự đó đã giữ cho bà sống sót, bà nói.

"Tôi đã không tuân theo nhà cầm quyền, và điều đó đã cứu mạng tôi".

Thuốc men trở thành vũ khí

Những ký ức này quay trở lại vào năm 2020 trong thời kỳ phong tỏa COVID-19 vượt ngoài tầm kiểm soát, với sự trợ giúp của sự tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, Vera Sharav cho biết.

"Vì vậy, bây giờ, khi mọi người đang tuân theo nhà cầm quyền một cách thiếu suy nghĩ, từ bỏ quyền quyết định về cuộc sống của chính mình và về những gì đi vào cơ thể của chính mình, tôi nghĩ lại về thời điểm đó", bà Sharav nói.

Ngày nay, bà Sharav là một nhà vận động về y tế và là nhà sáng lập Liên minh Bảo vệ Nghiên cứu trên Con người một mạng lưới những người không chuyên môn và các chuyên gia làm việc để duy trì các giá trị nhân đạo và các tiêu chuẩn đạo đức được thiết lập trong Lời thề Hippocrates, Bộ luật Nuremberg, và Tuyên bố chung về đạo đức sinh học và Quyền con người.

Gần đây nhất, bà đã hợp tác với Scott Schara nhà đồng sáng lập Our Amazing Grace's Light Shines On, Inc, một tổ chức có mục đích "từ thiện, tôn giáo, giáo dục, và/hoặc ngăn chặn hành động tàn ác với trẻ em".

Cả bà Sharav và ông Schara đã thảo luận với tờ Epoch Times về những gì mà họ coi là tương đồng giữa chế độ Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa ở Đức và các chỉ thị y tế đang được thực hiện ở Mỹ hiện tại bằng tiền của chính phủ.

Cô con gái 19 tuổi Grace của ông Schara qua đời trong bệnh viện năm 2021, sau khi được tiêm kết hợp nhiều loại thuốc. Sau đó ông Schara phát hiện ra, đó là một phần quy trình của các bệnh viện thuộc chính phủ. Kể từ đó, ông Schara đã gọi những gì đang xảy ra là "nạn diệt chủng". Ông đã cố gắng vận động mọi người thông qua chuyện của con gái mình, và kết nối với những người có trải nghiệm tương tự, trong khi thu hút sự chú ý của quần chúng đến các quy trình y tế mà ông tin rằng có liên quan đến vụ sát hại con gái mình người mắc hội chứng Down.

Bà Sharav cho biết, dưới chế độ Đức Quốc xã, y học đã được vũ khí hóa như ngày nay.

Bà nói, mặc dù người Do Thái là mục tiêu chính, nhưng những nạn nhân đầu tiên bị sát hại bằng y tế là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi người Đức bị tàn tật.

Sau đó, chương trình mang tên T4 theo địa chỉ văn phòng chính tại Berlin đã mở rộng hoạt động sang người khuyết tật ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả người bệnh tâm thần và người già, bà Sharav cho biết.

"Đức Quốc xã gọi họ là những kẻ ăn hại vô giá trị", bà nói. "T4 là một nỗ lực có phối hợp, nhằm loại bỏ những gì mà tuyên truyền của họ gọi là 'gánh nặng kinh tế'."

Ông Schara đã chỉ ra Báo cáo của Ban Quản trị Medicare năm 2021, đánh giá chi phí nuôi dưỡng người già và người tàn tật do chính phủ liên bang tài trợ.

"39% ngân sách liên bang đó là để nuôi hai nhóm người đó bây giờ, tức là 2,2 nghìn tỷ USD một năm", ông Schara nói.

Trên trang 11 của báo cáo là một lời kêu gọi cần có "những thay đổi lớn" nhằm giải quyết các thách thức tài chính.

Báo cáo nêu rõ: "Các giải pháp được ban hành càng sớm thì chúng càng linh hoạt và [có thể thực hiện càng] dần dần".

Đối với ông Schara, thì hàm ý của báo cáo này mặc dù không được tuyên bố công khai cho thấy một lời kêu gọi về thuyết ưu sinh, vốn đã được giới tinh hoa học thuật ủng hộ từ rất lâu rồi trong lịch sử nước Mỹ, và sau đó được Đức Quốc xã áp dụng.

Mười năm sau khi lên nắm quyền, Adolf Hitler khởi động chương trình diệt chủng của mình, vốn đã được đưa vào theo từng bước tăng dần từ trước đó, cùng sự hỗ trợ của việc tuyên truyền mô tả chính quyền là những người hùng, bà Sharav nói.

Sharav nói: "Những gì đã xảy ra với Grace, và những gì đã xảy ra với nhiều người tàn tật và người già ở Tây Âu, Úc, Canada, và Mỹ vào tháng 3 và tháng 4/2020 là giết người thông qua y tế".

Một nhóm trẻ nhỏ vẫy tay khi một đoàn kỵ binh Wehrmacht của Đức Quốc xã thuộc Lữ đoàn kỵ binh số 1 đang diễu hành trong cuộc diễn tập quân sự đi qua một cây cầu trên sông Oder, vào khoảng tháng 6/1938, tại Kustrin-Kietz thuộc bang Brandenburg, Đức. (FPG / Archive Photos / Getty Images)

'Được xây dựng trên một lời nói dối'

Diệt chủng không phải là mới đối với Mỹ, bà Sharav nói, vì trong vụ Buck kiện Bell năm 1921, Tối cao Pháp viện Mỹ đã bỏ phiếu với ý kiến ​​đa số 8-1 ủng hộ Đạo luật Triệt sản của Virginia năm 1924 và ủng hộ việc cưỡng bức triệt sản đối với Carrie Buck người bị cho là có khiếm khuyết về mặt tinh thần.

Thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ Oliver Wendell Holmes nói rằng, tốt hơn nên ngăn chặn những người khuyết tật tâm thần được sinh ra, hơn là cho phép họ "làm suy yếu sức mạnh của nhà nước" hoặc "để họ chết đói vì sự ngu đần của mình".

"Nguyên tắc duy trì tiêm chủng bắt buộc là đủ rộng để bao hàm việc cắt ống dẫn trứng", ông Thẩm phán viết ý kiến của mình như vậy. "Ba thế hệ ngu đần là đủ rồi."

Tuy nhiên, Carrie Buck thực sự chưa bao giờ bị thiểu năng trí tuệ, bà Sharav nói.

"Lập luận cho thuyết ưu sinh luôn được xây dựng dựa trên sự dối trá", bà Sharav nói. "Nhưng đó là một hệ tư tưởng tiếp tục đầu độc các chính sách y tế công cộng". Và bà cho rằng, kiểu suy nghĩ này là nguyên nhân của những quyết định y tế mà cuối cùng đã góp phần vào cái chết của cô gái 19 tuổi Grace.

'Sự tầm thường của cái ác'

Trong khi ông Schara tiếp tục cố gắng hiểu và chấp nhận những gì đã xảy ra với con gái mình, ông nói rằng mình đã có được một số hiểu biết từ các bài viết của người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust Hannah Arendt và khái niệm của bà về "sự tầm thường của cái ác".

"Nó đã mở ra cho tôi một cái nhìn hoàn toàn khác về thế giới", ông Schara nói.

Trải nghiệm của bà Sharav giúp bà thấy quen thuộc với khái niệm này. Sự tầm thường của cái ác là việc biến hành vi giết người hàng loạt trở thành hành vi bình thường, biến nó thành một công việc trong chính phủ, được ra lệnh xuống dưới theo cấp bậc cho đến khi mệnh lệnh xuống đến tận người thực thi công việc tiêm thuốc hoặc mở van xả ga, bà nói.

"Không ai gọi đó là giết người cả", bà Sharav nói. "Đức Quốc xã rất thành thạo về tuyên truyền và ngôn ngữ. Người Do Thái được gọi là 'kẻ lây lan bệnh tật', giống như những tính ngữ gán cho những người không tiêm chủng".

Trong suốt năm 2021, sự lây lan của COVID-19 được cho là do "đại dịch của những người chưa tiêm chủng", một cụm từ được sử dụng bởi Tổng thống Joe Biden và các thống đốc như Thống đốc North Carolina Roy Cooper.

"Toàn bộ ngôn ngữ của nó đều làm mất đi tính người [của những người chưa tiêm chủng]", bà Sharav nói.

Trượt trên dốc lớn

Ông Schara áp dụng khái niệm này vào thực tế là 67% trẻ em mắc hội chứng Down bị phá thai ở Mỹ, ông cho biết.

"Các bác sĩ khuyến khích người mẹ đi xét nghiệm nước ối (chọc dò nước ối), và nếu xét nghiệm cho thấy hội chứng Down hoặc một khuyết tật khác có thể làm cuộc sống của cha mẹ trở nên phức tạp, thì bác sĩ khuyến khích phá thai", ông Schara nói.

Bà Sharav nói rằng, lúc một liên minh xấu xa ra đời khi y học lên giường với chính phủ, "Lời thề Hippocrates tan biến".

Câu cam kết "không gây hại" trong Lời thề Hippocrates đã được thay thế bằng sự trung thành với "lợi ích lớn hơn", bà Sharav nói.

Sau đó, câu hỏi vẫn là, ai là người có thẩm quyền quyết định điều gì là tốt nhất cho lợi ích lớn hơn, bà Sharav đặt ra thách thức.

Điều hỗ trợ cho lợi ích lớn hơn là tôn trọng cá nhân, bà Sharav nói, trong khi việc theo đuổi các chính sách ủng hộ việc vì lợi ích số đông hơn lợi ích cá nhân sẽ mở rộng cửa cho các hoạt động y tế có thể gây hại.

"Hãy nhìn vào những gì các hãng dược lớn (Big Pharma) đang làm với trẻ em, xông xáo bám lấy chúng để chúng tiêm chủng, trong khi chúng không gặp rủi ro nào từ COVID-19".

Đó là một con dốc trơn trượt mà — với sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến — xã hội đang trượt xuống nhanh chóng, so với tốc độ chậm như ốc sên mà Hitler đã thực hiện "Giải pháp cuối cùng" của mình, ông Schara nói.

"Giải pháp cuối cùng" là tên mã cho kế hoạch giết tất cả người Do Thái.

"Chúng ta đang tiến đến đó cực nhanh", ông Schara nói. "Ngày nay, 'Giải pháp cuối cùng' là giảm toàn bộ dân số theo 'Chương trình nghị sự bền vững' của Chương trình nghị sự 2030".

Không giống như các nhà tù yêu cầu xăm mực để nhận dạng và các cai ngục quản lý tù nhân, các nhà tù mới là nhà tù kỹ thuật số, bà Sharav cho biết, được quản lý từ xa bằng cách giám sát thông qua điện thoại thông minh và các thành phố thông minh.

"Với công nghệ thông minh, bạn có thể quản lý hàng tỷ người cùng một lúc", bà nói. "Nó thật đáng sợ."

Nhiều người khó có thể hiểu nổi việc một số ít người giới tinh hoa sẽ âm mưu gây ra tổn hại trên diện rộng, bà Sharav nói.

"Mọi người sẽ nói, 'Họ đã phạm sai lầm; Đó là một sự tình cờ.' Nhưng không, giới tinh hoa, giống như Đức Quốc xã, có cái sự kiêu ngạo này mà họ tin rằng họ là thượng đẳng và do đó có quyền cai trị chúng ta vì họ nghĩ rằng chúng ta là hạ đẳng", bà Sharav nói.

Kiểm soát so với Đức tin

Ông Schara cho biết mối quan ngại của ông nằm ở một tầng lớp thống trị giới tinh hoa mà không tin vào thần thánh, chỉ tin vào những gì có thể đo lường và kiểm soát được.

Ông nhấn mạnh, niềm tin của mình vào Chúa là một vũ khí mạnh mẽ để chống lại những chương trình nghị sự đen tối đã leo thang vượt quá tầm hiểu biết của một người bình thường, làm việc 60 giờ một tuần chỉ để kiếm sống.

"Chúng ta không nên mắc bẫy cái ý tưởng giả dối rằng cuối cùng Satan sẽ tiến vào để cướp đi nhiều linh hồn hơn. Ánh sáng thật sự của Chúa bảo vệ những ai có lòng tin", ông nói.

"Mọi người chúng ta" có thể đòi lại chủ quyền bằng cách học cách tin tưởng vào trực giác, kinh nghiệm, và khả năng đánh giá ra được những lời nói dối và sự thật, bà Sharav cho biết.

"Hãy ngừng xem các kênh truyền thông dòng chính", bà Sharav nói. "Tất cả họ đều đang đọc từ cùng một kịch bản. Họ đã oanh tạc mọi người bằng sự sợ hãi, đó chính là điều mà Đức Quốc xã đã làm. Đó là cách họ kiểm soát dân số: thông qua nỗi sợ hãi".

Theo bà Sharav, sứ mệnh được đặt dưới chân mọi người trên khắp thế giới cũng giống như bà đã từng thực hiện khi còn nhỏ: "Hãy kháng cự lại. Hãy tỉnh dậy. Đừng tuân lệnh nữa".

Cao Dương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Người sống sót nạn diệt chủng so sánh xã hội ngày nay với Đức Quốc xã