Chuyên gia: Nhân cơ hội xung đột ở Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phát động chiến tranh với Hy Lạp?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang chuẩn bị một canh bạc quân sự lớn để khôi phục uy tín đang xuống dốc của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, người có thể bị bãi nhiệm trong vòng một năm. Trừ khi Tổng thống Erdogan có thể tạo ra một phép màu, ví như phát động một cuộc chiến tranh với Hy Lạp chẳng hạn.

Ở tình thế hiện nay, Tổng thống Erdogan đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Lạm phát ở quốc gia này đạt mức cao nhất trong 24 năm qua, lên đến 78% vào tháng 6/2022. Giá trị của đồng lira tiếp tục sụt giảm (17,68 so với dollar Mỹ vào tháng 7/2022), và nhập khẩu năng lượng tăng vọt, kéo theo chi phí năng lượng leo thang đã gây ra khủng hoảng cán cân thanh toán và gây ra 'nỗi đau' cho người tiêu dùng. Phép màu kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ đến rồi lại đi, và người dân nghèo vẫn hoàn nghèo.

Ông Erdogan có thể sẽ sớm phát động một cuộc chiến tranh với Hy Lạp về chủ quyền của các hòn đảo truyền thống (và hợp pháp) của Hy Lạp trong Aegean. Bằng cách sử dụng "vỏ bọc" hoặc đánh lạc hướng cuộc xung đột Nga-Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng vị thế quan trọng của nước này đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như Hoa Kỳ sẽ giúp họ tránh được các đòn trừng phạt một khi phát động chiến tranh.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Tổng thống Erdogan chắc chắn đã bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến như vậy. Quốc gia này đã sớm ý thức về việc lực lượng vũ trang Hy Lạp sớm đã bắt đầu nâng cao năng lực để có thể sánh ngang hoặc thậm chí vượt trội hơn so với năng lực của Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ trong một số lĩnh vực: tàu chiến và máy bay chiến đấu (Rafales và F-35).

Ông Erdogan hiểu rằng, con đường mà ông đi sẽ rất hẹp. Các vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ cần phải được hoàn tất trước khi Hy Lạp giải quyết phần lớn sự mất cân bằng quân sự đã bùng phát với các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ vào trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2023. Nếu không, có thể ông Erdogan sẽ bị mất chức.

Rốt cuộc, Thổ Nhĩ Kỳ đã thoát khỏi 48 năm không bị kiểm duyệt vì cuộc xâm lược năm 1974 và việc chiếm đóng 37% phía bắc của Síp sau đó. Ông Erdogan đã liên tục từ chối định hướng liên kết Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây và Nga, cũng như với khối Á-Âu của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Tuy nhiên, mối đe dọa nhất quán đó đã làm suy yếu nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan đã chứng tỏ là người có ý thức cao về vị thế khó khăn mà Thổ Nhĩ Kỳ đã phải gánh chịu trong những năm gần đây. Nguyên nhân xuất phát từ sự phụ thuộc quá nhiều vào giao thương với Nga với tư cách là 'người ngoài cuộc mơ hồ'. Đây cũng là điều mà Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu đựng với Liên minh châu Âu (EU) và thậm chí NATO.

Ông Erdogan có thể chuyển sang vị trí thứ ba: liên kết với các quốc gia Trung Đông và Trung Á. Nhưng các quốc gia khu vực đó rất vui vì đã loại bỏ ảnh hưởng của Ottoman bằng thất bại của Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến thứ I. Vì vậy, ông Erdogan lại bỏ trống giữa những lựa chọn không hoàn hảo này. Hiện ông đang ở vào vị trí tuyệt vọng nhất kể từ khi trở thành thủ tướng vào năm 2003.

Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn chưa đầy một năm nữa là diễn ra cuộc bầu cử thứ hai, vào ngày 18/6/2023, kể từ khi giới thiệu hình thức chính phủ tổng thống hành pháp. Tuy nhiên, điều này sẽ là phán quyết đối với lãnh đạo đầu tiên của chính phủ hơn là về bản thân hệ thống. Ông Erdogan đang bị đánh giá vì một nền kinh tế đang sa sút nghiêm trọng và hàng loạt nỗ lực thất bại trong việc tái tạo lại những vinh quang của quá khứ Pan-Turkism và Ottoman.

Do đó, Tổng thống Erdogan có một khoảng thời gian giới hạn để phục hồi vị thế của mình, về mặt bầu cử hoặc do tình huống khẩn cấp về an ninh quốc gia, thông qua việc áp dụng một số hình thức bất khả kháng để vô hiệu hoặc ngăn cản cuộc bầu cử tiếp theo. Rốt cuộc, ông Erdogan đã lên kế hoạch thực hiện một “âm mưu đảo chính thất bại” vào ngày 15/7 đến ngày 16/7/2016, nhằm thu hút và trấn áp các đối thủ chính trị và quân sự của mình, giống như cách mà Đức Quốc xã của Adolf Hitler đã dàn dựng một cuộc đấu trí từ ngày 30/6 đến ngày 2/7/1934, để củng cố quyền lực với lý do là một cuộc đảo chính sắp xảy ra bởi những người áo nâu bán quân sự Sturmabteilung (SA) của Ernst Rohm.

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã gặp ông Erdogan vào tháng 32022 và dường như đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề an ninh Địa Trung Hải. Tuy nhiên, đến cuối tháng 4/2022, rõ ràng là hiệp định đã biến mất, và các vi phạm của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đối với không phận Hy Lạp trên Biển Aegean đã leo thang đến mức “chưa từng có”.

Đồng thời, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố rằng Athens đã “quân sự hóa” bất hợp pháp các lãnh thổ đảo của mình ở Aegean. Năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã kiến ​​nghị với Liên Hợp Quốc với quan điểm đơn phương về việc “phi quân sự hóa” các đảo Aegean. Ông Cavusoglu cho biết vào tháng 4/2022 rằng chủ quyền của Hy Lạp đối với các vùng lãnh thổ Aegean của họ sẽ là vấn đề "gây tranh cãi".

Vào năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách mua chiếc máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 Vipers mới để tăng cường năng lực quân sự của mình. Đây hiện là cuộc chiến trong nước của Hoa Kỳ giữa ngành công nghiệp quốc phòng và các quan chức chính sách chiến lược lo ngại về cam kết thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO. Nhưng Washington sẽ hoan nghênh một cuộc bầu cử để xoá sổ Tổng thống Erdogan trước khi ông có thể phát động cuộc chiến chống lại Hy Lạp.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Lam Giang

Theo The Epoch Times

Tác giả Gregory Copley là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra tại Úc, ông Copley cũng là một thành viên của Order of Australia, là một doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ, và biên tập viên cho các xuất bản về quốc phòng. Các cuốn sách mới nhất của ông gồm có The New Total War of the 21st Century (Cuộc chiến toàn diện mới của Thế kỷ 21) và The Trigger of the Fear Pandemic (Kích hoạt nỗi sợ hãi đại dịch).



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Nhân cơ hội xung đột ở Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phát động chiến tranh với Hy Lạp?