Nhiều nước biểu tình phản đối các biện pháp phòng chống COVID-19 của chính phủ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tính đến ngày 20/10, không tính số liệu ở Trung Quốc đại lục thì thế giới đã có hơn 40 triệu người được chẩn đoán nhiễm virus Corona Vũ Hán, và hơn 1,12 triệu ca tử vong. Tại nhiều thành phố trên toàn thế giới đã nổ ra các phong trào phản đối những biện pháp phòng chống dịch của chính phủ.

Hôm 18/10, hàng nghìn người dân tại Cộng hòa Czech (Séc) đã tập chung tại Quảng trường Phố cổ Praha để phản đối các biện pháp phòng chống dịch bệnh hà khắc của chính phủ và yêu cầu Bộ trưởng Y tế Roman Prymula phải từ chức.

Tuần trước, chính phủ Cộng hoà Séc đã ra lệnh cho tất cả quán bar và nhà hàng trên cả nước chỉ được phép bán đồ mang đi; các trường học triển khai phương án dạy học từ xa; tất cả sân vận động, phòng tập, nhà hát và rạp chiếu phim trên cả nước đều phải tạm dừng hoạt động kinh doanh.

Tính đến nay, Cộng hoà Séc xác nhận đã có hơn 170.000 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán, và có ít nhất 1.422 ca tử vong. Chính quyền nước này cho biết, hai tuần nữa sẽ ra quyết định có phong tỏa toàn bộ cả nước hay không.

Cuối tuần trước, nhiều người dân Anh cũng đã tập trung tại Trung tâm thành phố London để phản đối việc thực thi biện pháp phong tỏa mới nhất của chính phủ, họ cho rằng những biện pháp này giống với cách thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một số người biểu tình Anh bày tỏ:

"Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống, chứ không chỉ là vấn đề sinh tồn. Chúng tôi hy vọng có thể hưởng thụ cuộc sống, chứ không phải bị vây hãm trong nhà hoặc khi ra khỏi nhà lại cảm thấy hoang mang sợ hãi".

Anh Kelly, một người Anh tham gia cuộc biểu tình Kelly

“Chỗ chúng tôi ở như thể biến thành nơi ĐCSTQ cai trị, tại sao vậy? Chúng tôi đã tự do lâu như vậy rồi. Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nhất định là có nguyên nhân đằng sau”.

Bà Higgins, một người tham gia biểu tình
Bà Higgins, một người Anh tham gia biểu tình

Trong tuần trước, hàng nghìn công nhân ở Buenos Aires, Argentina cũng đã xuống đường biểu tình yêu cầu chính phủ bảo vệ việc làm cho công nhân trước sự đe dọa của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Đại học Công giáo Argentina cho biết, sau nhiều tháng phong tỏa nghiêm ngặt, tính đến tháng Sáu, tỷ lệ nghèo đói của nước này đã tăng lên 46%.

Hôm 18/10, Bộ trưởng Y tế Nam Phi, ông Zweli Mkhize và vợ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Cả hai người đều xuất hiện các triệu chứng choáng váng, ho, mệt mỏi... và hiện đang trong quá trình cách ly.

Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nghiêm trọng nhất ở châu Phi với thống kê hơn 700.000 người nhiễm bệnh. Người dân lo lắng dịch bệnh sẽ làm tăng thêm sự suy thoái kinh tế của nước này.

Ngọc Trân

Theo NTDTV tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Nhiều nước biểu tình phản đối các biện pháp phòng chống COVID-19 của chính phủ