Những người cánh tả lo lắng khi CNN đưa ra viễn cảnh TT Trump có thể giành chiến thắng theo Hiến pháp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào đúng ngày Black Friday, những người cánh tả cấp tiến theo phái chủ nghĩa tự do bị hụt hẫng khi CNN phát một chương trình cho thấy con đường khả thi để Tổng thống Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Đoạn video lan truyền đã cho thấy khoảnh khắc hiếm hoi các kênh truyền thông dòng chính “chống Trump” có chút theo sát diễn biến thực tế, khi ngày càng nhiều người dân Mỹ đã nhận ra mức độ gian lận chưa từng có trong lịch sử bầu cử tổng thống năm 2020.

CNN đã phát sóng chương trình Fareed'Take và cảnh báo rằng chương trình này sẽ khiến những độc giả trung thành “ghét Trump” của CNN khó lòng có thể chấp nhận Tổng thống Trump có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Những điểm chính trong cuộc bình luận của CNN như sau:

  1. Nghị viện tại 8 trong số 9 tiểu bang tranh chấp hiện nay là do Đảng Cộng hòa nắm giữ. Và hiện các nghị viên tại một số tiểu bang này đã và sẽ nghe các cuộc điều trần về gian lận bầu cử (từ chiến dịch của Tổng thống Trump). Khi họ hiểu ra mức độ khủng khiếp của các hành vi gian lận cử tri, sẽ dẫn đến khả năng Nghị viện của mỗi tiểu bang này sẽ tự phế bỏ kết quả bầu cử tại tiểu bang của mình, và tự chỉ định đại cử tri đoàn (ví dụ như tiểu bang Pennsylvania đang làm như vậy).
  2. Theo quy định của luật pháp Mỹ, các ứng viên tổng thống phải đạt đủ đa số phiếu đại cử tri (ít nhất 270/538 phiếu). Trong cuộc bầu cử 2020, nếu không có ứng viên nào đạt đủ đa số phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng (270 phiếu), hoặc Quốc hội Mỹ không phê chuẩn kết quả phiếu đại cử tri trong trường hợp ông Joe Biden giành chiến thắng (đang tranh chấp), lúc này sẽ dẫn đến kịch bản:
  3. Hiến pháp Hoa Kỳ tuyên bố rằng trong kịch bản như vậy, các thành viên Hạ viện của mỗi tiểu bang sẽ bỏ phiếu bầu Tổng thống. Mỗi tiểu bang sẽ được đại diện 1 phiếu bầu, có nghĩa là kết quả có thể là 26-23, chiến thắng nghiêng về Tổng thống Trump.

Giải thích rõ hơn tại điểm 3 này, khi kịch bản này xảy ra, nước Mỹ sẽ phải kích hoạt Tu chính án 12 của Hiến pháp, trao quyền cho Hạ viện của mỗi tiểu bang lựa chọn tổng thống trong số 3 ứng viên đạt nhiều phiếu đại cử tri nhất. Lúc này, mỗi bang của nước Mỹ, không kể bang lớn hay nhỏ, sẽ chỉ có một phiếu bầu duy nhất.

Mỗi lá phiếu bầu đại diện cho 1 tiểu bang này lại sẽ do số dân biểu của mỗi tiểu bang bầu ra. Nói nôm na, tức là số dân biểu bầu cho ai nhiều hơn thì người đó sẽ chiến thắng, làm đại diện cho tiểu bang đó bầu Tổng thống 2020.

Ví dụ, tiểu bang California có 53 dân biểu thì phải thống nhất bầu ra một dân biểu đại diện. Ứng viên tổng thống nào có nhiều số phiếu bầu nhất thì sẽ lấy được dân biểu đại diện cho người đó. Ví dụ nếu Joe Biden nhận được nhiều phiếu dân biểu bầu cho ông ta hơn Tổng thống Trump, thì tiểu bang California sẽ lấy dân biểu bầu cho Joe Biden làm đại diện để bầu Tổng thống 2020, và lúc này California cũng chỉ có 1 phiếu bầu đại diện).

Ứng viên nào có được quá bán phiếu bầu trong số 50 tiểu bang (tương ứng 50 dân biểu bầu chọn - 26/50) sẽ đắc cử Tổng thống. Hiện Đảng Cộng hòa đang kiểm soát nghị viện tại 26 tiểu bang, có số dân biểu nhiều hơn Đảng Dân chủ, trong khi Đảng Dân chủ kiểm soát nghị viện tại 23 tiểu bang. Duy nhất có một tiểu bang là Pennsylvania có số dân biểu bằng nhau (20 đại cử tri).

Phó tổng thống lúc này sẽ do Thượng viện bầu trong số hai ứng viên phó tổng thống có số phiếu bầu cao nhất. Mỗi thượng nghị sĩ bỏ một lá phiếu cho ứng viên phó tổng thống mà mình ủng hộ.

Nếu đến ngày tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống (20/1) mà Hạ viện vẫn chưa chọn ra được tổng thống thì phó tổng thống do Thượng viện bầu ra sẽ làm quyền tổng thống cho tới khi Hạ viện bầu được.

Nếu phó tổng thống cũng chưa được lựa chọn, chủ tịch Hạ viện đương nhiệm sẽ được tạm quyền điều hành Nhà Trắng cho tới khi Quốc hội giải quyết được vấn đề.

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, mới chỉ có duy nhất một lần phải kích hoạt Tu chánh án thứ 12. Đó là cuộc bầu cử Tổng thống năm 1824. Theo kết quả bầu cử công bố ngày 1/12/1824, ứng viên Andrew Jackson giành được 99 phiếu đại cử tri, ứng viên John Quincy Adams giành được 84 phiếu và William H. Crawford có 41 phiếu đại cử tri.

Vào thời điểm đó, ứng cử viên nào đạt được ít nhất 131 phiếu đại cử tri, người đó sẽ giành chiến thắng. Và trong cuộc bầu cử năm 1824, cả 3 ứng cử viên trên đều không đạt được số phiếu này. Vì vậy Tu chánh án thứ 12 đã được kích hoạt.

Thời điểm đó, nước Mỹ có 24 tiểu bang và ứng cử viên nào giành được quá bán (13/24 tiểu bang) sẽ đắc cử Tổng thống.

Tuy nhiên phải tới ba tháng sau ngày bầu cử, tức tháng 2/1825, nhờ sự ủng hộ mang tính quyết định của nghị sĩ Henry Clay, cuộc bầu cử tổng thống mới có kết quả cuối cùng và John Quincy Adams được Hạ viện bầu làm Tổng thống khi ông giành được 13 phiếu, Andrew Jackson giành được 7 phiếu và William H.Crawford được 4 phiếu.

Tuy nhiên con đường để Tổng thống Trump dẫn tới chiến thắng bằng việc kích hoạt Tu chánh án thứ 12 là rất khó khăn, bởi Quốc hội Mỹ (trong đó Hạ viện hiện do Đảng Dân chủ kiểm soát và Thượng viện đang khá chênh vênh) chắc chắn sẽ khó bác bỏ kết quả đầy “lợi thế” của Joe Biden.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử 2020 này có thể được coi là cuộc bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngày càng có nhiều người dân Mỹ tin rằng cuộc bầu cử 2020 đã bị gian lận, đặc biệt là cử tri theo Đảng Cộng hòa.

Một cuộc thăm dò do The Economist và YouGov thực hiện từ ngày 15-17/11 cho thấy trong số 1.500 cử tri được phỏng vấn, cho thấy 88% những người đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump tin rằng Joe Biden đã thắng cử bất hợp pháp. Gần 79% cử tri ủng hộ ông cho rằng Tổng thống Trump không nên nhượng bộ trước Joe Biden.

Đông Bắc



BÀI CHỌN LỌC

Những người cánh tả lo lắng khi CNN đưa ra viễn cảnh TT Trump có thể giành chiến thắng theo Hiến pháp