Nổ súng tại biên giới Trung Ấn: Tiết lộ lý do vì lính Trung Quốc cầm gậy gắn đao dài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, lần đầu tiên kể từ năm 1975, quân đội Ấn Độ đã nổ súng tại biên giới Trung - Ấn, và nhiều chi tiết về tiền tuyến đã được tiết lộ. Ngày 8/9, truyền thông Ấn Độ công bố những bức ảnh tiền tuyến do quân đội Ấn Độ chụp, cho thấy binh lính Trung Quốc được trang bị nâng cấp rõ rệt. Mỗi người lính mang theo một khẩu súng trường và đao cán dài. Truyền thông Ấn Độ chỉ ra rằng phía Trung Quốc rất có khả năng lên kế hoạch gây ra một cuộc xung đột đẫm máu khác.

Vào ngày 8/9, Đài truyền hình New Delhi (NDTV) đã đăng một bức ảnh độc quyền cho thấy một loạt binh lính Trung Quốc đang đứng dàn hàng ngang trước lũy đá đơn giản. Hầu như tất cả họ đều mang theo súng trường tự động và tay cầm đao dài cao ngang người.


Bài báo cho biết, những "con đao dài kiểu thời trung cổ" và súng trường tự động này cho thấy, Trung Quốc có thể có ý định phát động một cuộc tấn công đẫm máu như vụ việc ngày 15/6 ở Thung lũng Galwan. Trong cuộc xung đột lần đó, có 20 binh sĩ Ấn Độ đã bị thiệt mạng.

Theo truyền thông Ấn Độ, trong cuộc đụng độ hồi tháng Sáu, các binh sĩ Trung Quốc được trang bị vũ khí như gậy bọc đinh và các loại vũ khí khác, bất ngờ tấn công một nhóm binh sĩ Ấn Độ vào lúc nửa đêm, khiến 20 người chết và hàng chục người bị thương, rất nhiều người bị thương vẫn còn sống nhưng do giá lạnh mà chết. Bài báo cho biết, một số binh sĩ Ấn Độ bị vỡ sọ, một số bị đâm thủng cổ và một số bị đánh mất sạch cả hàm răng.

Theo truyền thông Ấn Độ, vũ khí mà Trung Quốc sử dụng để tấn công quân đội Ấn Độ hồi tháng 6 năm nay bao gồm các gậy thép có hàn các đinh sắt gỉ trên đầu. (Hình ảnh Twitter)
Theo truyền thông Ấn Độ, vũ khí mà Trung Quốc sử dụng để tấn công quân đội Ấn Độ hồi tháng 6 năm nay bao gồm các gậy thép có hàn các đinh sắt gỉ trên đầu. (Hình ảnh Twitter)

Theo NDTV, một ngày trước khi bức ảnh những con “trường đao" nói trên xuất hiện, vào ngày 7/9, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến vào vùng cấm của nhau, gần khu vực núi quan trọng ở bờ nam hồ Pangong Tso. Sau khi nghiên cứu bức ảnh, có thể đoán ra rằng nơi các binh lính Trung Quốc đứng trong ảnh là nơi xảy ra vụ việc, gần với trận địa của quân đội Ấn Độ.

Bài báo dẫn lời một nguồn tin nói rằng, khi quân Trung Quốc tiến đến vị trí của quân đội Ấn Độ, quân đội Ấn Độ đã lấy vũ khí ra để cảnh cáo họ rằng nếu tiếp tục vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), họ sẽ bị bắn. Trong cuộc đối đầu gay cấn và căng thẳng giữa hai bên, một số binh sĩ Ấn Độ đã bắn chỉ thiên để cảnh cáo.

Vào ngày 8/9, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh chiến khu Tây bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng, hôm 7/9, quân đội Ấn Độ đã vượt qua giới tuyến và tiến vào khu vực núi Thần Bào (phía Trung Quốc gọi là Thần Bào; phía Ấn Độ gọi là Mukhpari) ở bờ nam của hồ Pangong Tso nằm tại biên giới Trung - Ấn , lại còn "bắn cảnh cáo" các binh lính trong đội tuần tra của quân đội biên giới Trung Quốc đang tiến đến gần để đàm phán.

Tuy nhiên, theo báo Ấn Độ đưa tin, vào ngày 8/9, Ấn Độ đã đưa ra một tuyên bố nói rằng, quân đội Ấn Độ không vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và không sử dụng các biện pháp gây hấn, kể cả bắn súng. Mà chính phía Trung Quốc có ý đồ tiến vào địa điểm gần LAC. Trong khi phía Ấn Độ can ngăn, quân đội Trung Quốc đã bắn nhiều phát chỉ thiên nhằm đe dọa quân Ấn Độ.

Hiện ĐCSTQ vẫn tuân theo thỏa thuận hàng thập kỷ qua: Không nổ súng trong các cuộc xung đột biên giới. Tuy nhiên, theo thông tin từ truyền thông Ấn Độ, sau thảm kịch ở Thung lũng Galwan, quân đội Ấn Độ đã phát lệnh: Trong "những trường hợp khẩn cấp đặc biệt” có thể nổ súng để đối phó.

Minh Thanh
Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Nổ súng tại biên giới Trung Ấn: Tiết lộ lý do vì lính Trung Quốc cầm gậy gắn đao dài