Núi lửa và sóng thần ở Tonga: Cảnh tượng gần giống trong 'Kinh Thánh'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Báo chí nước ngoài đưa tin, sau khi núi lửa ngầm "Hunga Tonga-Hunga Ha'apai" trải qua 2 đợt phun trào mạnh liên tiếp vào ngày 14 và 15/1, do vụ nổ cực mạnh, tro núi lửa và hơi nước tạo thành đám mây hình nấm không chỉ gây ra sóng thần, mà còn gây ra một trận động đất mạnh 7,4 độ Richter, thậm chí quần đảo này còn gần như biến mất khỏi Trái Đất. Đây được coi là vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong 30 năm qua.

Trong ấn bản Indo-Pacific: Behind the Headlines này, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với ông Tevita Motulalo, một nhà báo kỳ cựu, một nhà phân tích an ninh và cố vấn truyền thông chiến lược từ Vương quốc Tonga.

Đường truyền liên lạc với Tonga đã bị cản trở nghiêm trọng kể từ khi vụ phun trào núi lửa lớn vào ngày 15/1 đã làm đứt cáp quang dưới biển tại địa phương và gây ra sóng thần xung kích đến Nhật Bản và California. Ông Motulalo, hiện đang đưa tin từ Tonga khi đường truyền liên lạc đã ổn định.

Hỏi: Ông hãy mô tả những gì đã xảy ra?

Tôi có thể nhìn thấy cột tro bụi núi lửa khổng lồ như thể nó bắn thẳng từ đường chân trời vào trong không gian sâu thẳm vậy.

Núi lửa hoạt động sớm hơn dự báo một vài tuần kèm theo tro và khói núi lửa. Tuy nhiên, do sự thay đổi hướng gió sang đông-nam-đông nên nó chuyển hướng dòng chảy về phía đông bắc quần đảo Fiji.

Khi có dấu hiệu phun trào núi lửa, văn phòng Khí tượng Quốc gia đã ngay lập tức phát đi tín hiệu cảnh báo khẩn cấp. Tuy nhiên, người dân đã không chú ý đến những thông báo kiểu như thế này, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề quan trọng như an ninh hay thảm hoạ môi trường.

Vào ngày thứ Sáu (22/1) trước khi vụ phun trào xảy ra, cột khói sulfuric đã bao trùm toàn bộ hòn đảo Tongatapu. Ngay lập tức, một cảnh báo sóng thần đã được ban hành. Gió đột ngột chuyển hướng ngược lại do ảnh hưởng của áp thấp thời tiết ở phía bắc New Zealand và thổi cột tro bụi khổng lồ về phía Tongatapu, nơi có phần lớn dân số sinh sống.

Và người dân nhanh chóng tháo chạy. Vào cuối ngày thứ Sáu, thuỷ triều thay đổi mạnh mẽ và cảnh báo sóng thần phát đi trước đó đã bị hủy.

Vào khoảng 5 giờ chiều thứ Bảy, người ta nghe thấy tiếng nổ lớn đầu tiên. Bầu trời giống như sắp bị xé toạc ra thành từng mảnh. Có những vết nứt rất lớn mà chưa bao giờ tôi và thậm chí cả những người lớn tuổi được tận mắt chứng kiến.

Ngay sau đó, cơn sóng đầu tiên ập đến. Phải nói rằng, không có hệ thống cảnh báo sớm nào ngoài tiếng nổ lớn từ núi lửa. Chúng tôi nói đùa rằng, tiếng nổ ấy lớn đến nỗi khiến người điếc cũng có thể nghe và người mù có thể nhìn thấy.

Giao thông ùn tắc trên trục chính từ thành phố đến các khu vực cao hơn của hòn đảo. Khi những con sóng ập đến, hầu hết người dân bắt đầu tháo chạy vào đất liền.

Hệ thống cảnh báo không hoạt động ngay. Văn phòng khí tượng quốc gia đã ngoại tuyến nhưng việc hủy tín hiệu sóng thần ngày hôm trước vẫn còn và không có tín hiệu cập nhật. Do đó, vào thời điểm xảy ra vụ nổ, một số quan chức Nội các đang ở phía ngoại ô của hòn đảo và đã phải nỗ lực vượt qua cảnh tắc đường kinh hoàng ấy để quay trở lại các nhà ga.

Khoảng một giờ sau vụ nổ, đá bọt núi lửa và đá cuội nhỏ cỡ nửa cm đổ bộ vào đất liền. Ngay sau đó, một cơn gió cực mạnh đã ôm trọn tro bụi cùng các mảnh vỡ và toả đi khắp mọi nơi. Lúc này, các chuyến xe chở đầy phụ nữ và trẻ em phải đóng kín cửa sổ, cảnh tượng bên trong xe giống như những chiếc lò nướng vậy.

Dải phía Tây của hòn đảo đã bị sóng thần chôn vùi trong tích tắc.

Ngay lập tức, internet và hệ thống thông tin liên lạc di động được tận dụng. Vài giờ sau, máy biến áp bị chập và mất điện. Và thế là chúng tôi chìm trong bóng tối, toàn bộ hòn đảo được bao phủ bởi màu đỏ cam.

Cảnh tượng gần giống trong Kinh thánh: Gió giật mạnh, những viên sỏi rơi xuống trong làn tro bụi mù mịt kèm theo tiếng gào khóc của phụ nữ và trẻ sơ sinh. Tiếng thì thầm giữa cha và con bên ngoài chiếc xe bị sóng cuốn trôi. Nỗi kinh hoàng, cái nóng như thiêu đốt, thiếu nước...

Những người sơ tán bị mắc kẹt trên những ngọn đồi vừa đói vừa khát và tôi phải nhờ đến sự trợ giúp của quản lý công ty cấp nước địa phương để giải cứu họ.

Vài giờ sau, trời quang mây tạnh, thuỷ triều đã rút.

Hỏi: Tình hình bây giờ như thế nào?

Đáp: Chúng tôi đang sống trong kinh nghiệm về sóng xung kích của vài quả bom ở Hiroshima đang phát ra trong khu vực lân cận. Đã có ba trường hợp tử vong. Hầu hết các bờ sông [ở thủ đô Nuku'alofa] đã biến mất. Dải Hihifo bị tràn từ bờ biển này sang bờ biển khác. Các cảng ở thủ đô, kho nhiên liệu và các tuyến đầu cuối nhiên liệu đã hết. Nhưng mọi người thật tuyệt vời.

Khó khăn lớn nhất của chúng tôi lúc này là năng lượng. Các dây chuyển tải từ các tàu chở dầu đã bị hư hỏng. Thủ đô Tongatapu gặp khó khăn trong việc dự trữ nhiên liệu, nhưng sẽ sớm được khắc phục thôi. Họ nói rằng có đủ nhưng tôi có cảm giác rằng họ chỉ nói vậy để dập tắt nỗi sợ hãi thiếu nhiên liệu mà thôi. Nếu hết nhiên liệu, thì cũng chẳng có nước và điện. Mọi thông tin liên lạc đều bị ngắt. Các hoạt động cứu trợ đều bị dừng lại.

Tạm thời nguồn cung cấp thực phẩm trên đảo ổn định. Các hòn đảo bên ngoài có thể cần thức ăn, vì bị sóng đánh nên cây trồng và đất khu vực đó bị nhiễm mặn. Việc giám sát thiệt hại đang được tiến hành ở Ha'apai [một trong những nhóm đảo bên ngoài].

Vào thời điểm sóng thần ập đến, chúng tôi dự đoán một luồng áp suất khí quyển cực lớn có khả năng phát triển thành một cơn lốc xoáy giữa khu vực của chúng tôi và Samoa. Mọi người đã chuẩn bị trước tình huống này.

Cho đến ngày thứ Bảy, duy chỉ có các đài FM địa phương là vẫn còn hoạt động. Toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của chúng tôi đã bị thiệt hại. Không có thông tin liên lạc. Điện thoại vệ tinh chỉ có giới hạn. Chúng tôi đang bị bao trùm trong trong bóng tối. Cho nên tôi không rõ tình hình ở các nơi khác.

Cho đến nay, có 3 người đã thiệt mạng ở đảo Mengguo, tất cả nhà cửa đều bị phá huỷ và số người chết có thể tăng lên. Một số người bị thương và những người sống sót đang chen chúc trong những nơi trú ẩn tạm thời nhưng không có báo cáo nào về việc cứu thương. Tất nhiên, nguyên nhân xuất phát từ những thất bại mang tính hệ thống của thể chế, năng lực quản lý yếu kém, và tình trạng tham nhũng tràn lan trong chính phủ.

Toàn bộ cư dân trên đảo Atata đều bị xóa sổ, trừ một người duy nhất sống sót. Một cuộc tìm kiếm lớn đã diễn ra. Anh chàng mất tích đã bơi từ Atata đến hòn đảo chính [khoảng 13 km, qua hai hòn đảo nhỏ], và được tìm thấy tại đồn cảnh sát trung tâm.

Hỏi: Quá trình phục hồi đã diễn ra như thế nào?

Đáp: Việc phục hồi được chính phủ xử lý trong khả năng tốt nhất của họ. Đó là một chính phủ mới, vừa tuyên thệ nhậm chức. Nội các vẫn đang trực tiếp điều hành. Nhưng không có “chiều sâu” trong quy hoạch của chính phủ. Không dự phòng, không dư thừa. Và chúng tôi đang ở giữa mùa mưa bão. Đó là một cơn bão hoàn hảo — cho đến nay chúng tôi đã vượt qua một cách “dễ dàng”.

Cơ sở hạ tầng truyền thông hiện tại thật nực cười bất chấp hàng triệu người đã đổ tiền vào nó trong những năm qua. Các dịch vụ siêu dự phòng như Starlink hoàn toàn phù hợp ở thời điểm này. Tương tự với năng lượng của các nhà máy điện ảo phi tập trung, cho phép mỗi hộ dân là một bộ máy phát điện ròng.

Bộ máy hành chính cần phải nâng cấp lại hệ thống. Quốc hội và Nội các cần phải xem xét vấn đề an ninh một cách hợp lý chứ không phải hoàn toàn tuân theo học thuyết quân sự truyền thống. Cần xem xét lại khả năng phòng thủ dân sự, được cho là hiệu quả nhất cho đến nay trong việc huy động chống lại các sự kiện an ninh phi truyền thống.

Hỏi: Có bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào khác khiến ông lo lắng hay không?

Đáp: Ngành bán lẻ, cung cấp thức ăn cho các hộ gia đình bằng protein, nước uống và các mặt hàng tạp hóa gia dụng khác, phần lớn do đầu tư của Trung Quốc kiểm soát. Nó thường cố gắng đục khoét giá trong thời kỳ thiếu hụt quốc gia — và tôi không chỉ nói về vấn đề này kể từ sau đại dịch. Đã có rất nhiều người đến mua nước hoặc thức ăn vào đêm sóng thần và họ đóng cửa hoặc ghi nợ đối với những người gặp khó khăn. Điều này là bất hợp pháp.

Ngoài ra, trong trường hợp những cửa hàng đó bị ảnh hưởng, họ sẽ đi đầu trong việc hỗ trợ chính phủ về thuế ở Tongan. Mọi người có thể không quá bận tâm về việc họ hối lộ các quan chức để được đầu tư vào Tongan và giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục thì tình cảm bắt đầu trở nên chua chát kể từ những báo cáo đó.

Hỏi: Ông đang trông chờ điều gì trong điều kiện có sự viện trợ từ nước ngoài?

Đáp: Chúng tôi mong muốn có một trung tâm huấn luyện và hậu cần của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong khu vực — thậm chí có thể là Quad. Hoặc là một chuyến thăm của Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến hoặc kiểu triển khai của Hải quân Hoa Kỳ mà chúng ta thường thấy trong khu vực trong thời kỳ khủng hoảng, như LHD cũng được. Trong khi đó, Trung Quốc cũng sắp có cuộc viện trợ lớn từ sau sự kiện này.

Tác giả Tevita Motulalo là Đồng sáng lập của Viện Hoàng gia Châu Đại Dương, tổ chức tư vấn độc lập của Vương quốc Tonga, và trước đây là Nghiên cứu viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Gateway House, Mumbai. Ông đã được cấp bằng Thạc sĩ tại Khoa Địa chính trị và Quan hệ Quốc tế, Manipal, Ấn Độ.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Núi lửa và sóng thần ở Tonga: Cảnh tượng gần giống trong 'Kinh Thánh'