Nước đầu tiên phải đóng cửa thị trường tài chính vì virus corona

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới phải đóng cửa thị trường tài chính để đối phó với virus corona.

Philippines đã cho tạm ngừng giao dịch chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ. Việc đóng cửa thị trường tài chính ở Philippines có hiệu lực từ ngày 17/3 cho đến khi có thông báo tiếp theo, báo Straits Times đưa tin.

Philippines cũng mới quyết định phong tỏa thủ đô Manila trong vòng 1 tháng để phòng ngừa virus lây lan. Ngoài ra, hòn đảo lớn Luzon, nơi sinh sống của 57 triệu người, cũng đã bị phong tỏa khi dịch bệnh lây nhiễm cho 140 người và làm hơn chục người thiệt mạng.

Chứng khoán Philippines đã giảm 30% trong năm nay, và là một trong những thị trường sụt giảm tồi tệ nhất châu Á. Một quỹ ở Mỹ đã bơm 188 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Philippines và lỗ tới gần 20% trước khi thị trường tuyên bố ngừng giao dịch.

Manny Cruz, chiến lược gia tại Papa Securities, cho biết việc đóng cửa giúp các nhà đầu tư không thể "bán tháo", và tình trạng thị trường sẽ phụ thuộc vào diễn biến của dịch corona.

Đóng cửa thị trường trong thời kỳ khủng hoảng là rất hiếm nhưng không phải chưa từng có tiền lệ. Thị trường chứng khoán Mỹ từng đóng cửa khoảng 1 tuần sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Hồng Kông cũng từng tạm ngừng giao dịch sau thứ 2 đen tối năm 1987. Hy Lạp từng đóng cửa thị trường trong suốt 5 tuần của năm 2015 vì khủng hoảng kinh tế.

Một số nhà bình luận cho rằng các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, nên xem xét việc đóng cửa thị trường tạm thời. Tuy nhiên, các sàn giao dịch và cơ quan quản lý đã từ chối ý tưởng này. Các sàn giao dịch chứng khoán tại Hàn Quốc và Indonesia cho biết họ không có kế hoạch đóng cửa thị trường. Còn sàn giao dịch chứng khoán Australia duy trì một loạt biện pháp nhằm đảm bảo trật tự và khả năng phục hồi của thị trường.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ Jay Clayton cũng nói rằng thị trường chứng khoán nước này sẽ tiếp tục hoạt động. Sàn Giao dịch chứng khoán New York cũng tuyên bố họ sẽ hoạt động bình thường.

FED cắt giảm lãi suất xuống gần bằng không

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 và công bố một loạt các biện pháp quản lý khủng hoảng tài chính, bao gồm triển khai chương trình nới lỏng định lượng trị giá 700 tỷ USD trong bối cảnh Hoa Kỳ đang phải vật lộn với đại dịch virus Corona.

Trong một tuyên bố, ngân hàng trung ương cho biết họ đang cắt giảm lãi suất xuống phạm vi mục tiêu từ 0% đến 0,25%.

Kinh tế Trung Quốc đã đứng bên bờ vực

Bắc Kinh đã ráo riết kêu gọi các doanh nghiệp mở cửa trở vì các hoạt động kinh doanh đã bị đình trệ do COVID-19 bùng phát vào tháng 2.

Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc đã giảm đáng kể. Các số liệu về tình trạng của nền kinh tế cho thấy rằng Trung Quốc có thể chính thức bị thu hẹp quy mô kinh tế lần đầu tiên kể từ những năm 1970.

Các chỉ số cảnh báo sớm cho thấy kinh tế Trung Quốc cực kỳ rủi ro từ tháng 2.

Nguyễn Sơn



BÀI CHỌN LỌC

Nước đầu tiên phải đóng cửa thị trường tài chính vì virus corona