Nước Mỹ cần quay trở lại với bầu cử bằng phiếu giấy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo ông Phill Kline, người đứng đầu Amistad Project, nước Mỹ cần phải quay trở lại với các quy trình và lá phiếu trên giấy, để loại bỏ các lỗ hổng đi kèm ngày càng gia tăng trong công nghệ bầu cử kỹ thuật số.

Amistad Project là một dự án về quyền tự do dân sự đang cùng tham gia vào các vụ khiếu kiện kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 tại tòa án.

Ông Kline vốn là cựu Tổng chưởng lý bang Kansas và nay là người đứng đầu Dự án Amistad Project. Ông nhận định: “Nước Mỹ đã trải qua cuộc kiểm phiếu [tranh chấp] giữa 2 người Bush và Gore - tất cả chúng ta phải xem xét lá phiếu và quyết định xem nó có hợp lệ hay không".

Ông tiếp tục: “Chúng ta có thể giữ [lá phiếu] giấy, chúng ta có thể kiểm tra [chúng], và chúng ta có thể làm như vậy một cách hiệu quả. Nhưng mục tiêu chính không nên là vì tính hiệu quả đằng sau [phòng kiểm phiếu] khép kín. Cần phải minh bạch và chính xác. [Những lá phiếu] giấy có thể đảm bảo điều đó cho bạn".

Ông Kline đưa ra lời bình luận này trong phần phát biểu kết thúc buổi ra mắt một bản báo cáo về việc nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã quyên góp hàng trăm triệu USD để tài trợ cho các tổ chức vi phạm luật bầu cử.

Bản báo cáo này khẳng định, các tổ chức do nhà sáng lập Facebook tài trợ đã tạo ra một hệ thống phân biệt đối xử với cử tri, tùy thuộc vào việc những người dân này đang sống ở thành trì của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa.

Trong phần giới thiệu tóm tắt về bản báo cáo, ông Kline đã viết: “Các quan chức hành pháp ở các bang dao động đã tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin riêng tư và nhạy cảm của công dân trong các bang đó vì lợi ích cá nhân, thông qua các hợp đồng độc nhất và không tưởng, một số họ là những người tích cực ủng hộ các ứng cử viên và các chương trình nghị sự cực tả”.

'Cán cân thiên lệch'

Cựu Tổng chưởng lý bang Kansas tuyên bố: “Việc chia sẻ dữ liệu này cho phép truy cập trực tiếp vào những dữ liệu có giá trị chính trị duy nhất cho các động lực cánh tả, và tạo ra các lỗ hổng mới cho việc thao túng kỹ thuật số đối với danh sách cử tri điện tử, cũng như hệ thống và máy kiểm phiếu của tiểu bang”.

Ông khẳng định, mối quan hệ đối tác công tư ở những bang dao động này đang làm thiên lệch cán cân của chính quyền trong cuộc bầu cử.

Phần lớn quỹ của Zuckerberg được chuyển đến Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (Center for Tech and Civic Life - CTCL), một tổ chức phi lợi nhuận do các quản lý cũ và nhân viên của New Organizing Institute (NOI) thành lập. Bản thân NOI vốn là một tổ chức phi lợi nhuận theo chủ nghĩa cấp tiến.

Bản áo cáo của Amistad Project cho biết: “Việc cung cấp quỹ Zuckerberg-CTCL cho phép các thành trì của đảng Dân chủ này chi khoảng 47 USD cho mỗi cử tri, so với khoản chi chỉ từ 4 đến 7 USD cho mỗi cử tri ở các khu vực theo truyền thống [ủng hộ] đảng Cộng hòa trong bang".

Người sáng lập và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg điều trần tại Phiên điều trần chung của Ủy ban Tư pháp và Thương mại Thượng viện ở Washington vào ngày 10/4/2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times)
Người sáng lập và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg điều trần tại Phiên điều trần chung của Ủy ban Tư pháp và Thương mại Thượng viện ở Washington vào ngày 10/4/2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Báo cáo cho biết, khoản tài trợ của Zuckerberg vốn không cần thiết vì nguồn vốn công đã có sẵn và còn chưa dùng hết.

Ngoài việc giải thích tầm ảnh hưởng của các khoản quyên góp từ Zuckerberg, ông Kline cũng nêu ra những mối quan ngại trên diện rộng hơn về việc các cuộc bầu cử ngày càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ kỹ thuật số.

Ông phát biểu: “Lỗ hổng kỹ thuật số trong các cuộc bầu cử của chúng ta đã được biết đến trong vài năm qua. Trên thực tế, vào năm 2016, FBI ước tính rằng hơn một nửa số danh sách cử tri ​​của chúng ta đã bị xâm phạm bởi các nhóm lợi ích nước ngoài. Vì vậy, mối quan ngại về kỹ thuật số này rất thực tế”.

Ông tiếp tục: “Có nhiều bằng chứng cho thấy, lợi ích nước ngoài gắn liền với dấu ấn kỹ thuật số [trong các cuộc bầu cử] của chúng ta, và cả cách chúng ta quản lý các cuộc bầu cử. Và điều đó cần phải được thảo luận, mà phải là thảo luận mở, ở quốc gia này - liệu chúng ta có muốn tiếp tục theo kiểu đó hay không. Tôi tin rằng có những lỗ hổng đáng kể, vì vậy, thành thật mà nói, chúng ta nên quay trở lại với [lá phiếu] giấy”.

Nhận định của người đứng đầu Amistad Project cho thấy mối quan ngại vượt qua cả việc sử dụng các hệ thống kỹ thuật số trong cuộc bỏ phiếu.

Có nhiều hệ thống máy móc điện tử khác nhau được sử dụng trong các cuộc bầu cử của Mỹ: máy bỏ phiếu điện tử trực tiếp ghi lại nguyện vọng bầu cử của cử tri; máy đánh dấu phiếu; máy quét phiếu; máy kiểm phiếu; và máy tính lập bảng kiểm kê. Một số chức năng này được kết hợp trong cùng một chiếc máy.

Một máy bỏ phiếu được làm sạch trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ bang Illinois ở Chicago, Illinois, vào ngày 17/3/2020. (Kamil Krzaczynski / AFP qua Getty Images)
Một máy bỏ phiếu được làm sạch trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ bang Illinois ở Chicago, Illinois, vào ngày 17/3/2020. (Kamil Krzaczynski / AFP qua Getty Images)

Các nhà sản xuất máy kiểm phiếu quả quyết rằng, các mặt hàng đa dạng chủng loại của họ có thể cung cấp việc truy soát trên giấy theo quy định của nhà nước. Những chiếc máy ghi phiếu trực tiếp cũng có thể in lá phiếu ra bản giấy.

Cựu Giám đốc Christopher Krebs của Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng thuộc Bộ An ninh Nội địa khẳng định, quy trình thanh tra truy soát trên giấy đã được cải thiện kể từ cuộc bầu cử năm 2016. Ông này vừa bị Tổng thống Donald Trump sa thải gần đây.

Cựu giám đốc Krebs khẳng định, 82% số phiếu bầu được sử dụng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 có “hồ sơ giấy liên quan đến chúng”. Phát biểu trên chương trình "60 Minutes", ông cho biết, vào năm 2020, con số này đã tăng lên 95%.

Tuy nhiên, ông Krebs không giải thích rõ chính xác liệu ông đang nói đến những lá phiếu giấy thực tế chỉ do con người làm ra, hay liệu ông đang đề cập đến giấy tờ truy soát do các loại máy in ra.

Vào năm 2017, một cựu lãnh đạo cơ quan tình báo đối ngoại MI6 của Vương quốc Anh từng tuyên bố lá phiếu giấy là an toàn nhất. Người này cũng bác bỏ ý tưởng cho phép máy móc tham gia vào quy trình bầu cử đếm tay với truyền thống lâu đời của xứ sở sương mù.

Trao đổi với BBC, Sir John Sawers - người đứng đầu MI6 từ năm 2009 đến năm 2014 - cho biết, khi hệ thống càng được kết nối mạng nhiều hơn, chúng càng dễ bị tấn công mạng hơn. Ông nhận định: “Rắc rối duy nhất là, thế hệ trẻ mong đợi có thể làm mọi thứ từ xa và thông qua các thiết bị điện tử”.

Nhà lãnh đạo tình báo kỳ cựu kết luận: “Kỳ lạ là việc bạn dùng chiếc bút chì đánh dấu chữ thập lên một mảnh giấy rồi bỏ vào thùng phiếu, lại thực sự an toàn hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp điện tử nào khác”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Nước Mỹ cần quay trở lại với bầu cử bằng phiếu giấy