Ông Biden ăn cắp khẩu hiệu 'Nước Mỹ trên hết' của TT Trump trong cuộc phỏng vấn mới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống "giả định" Joe Biden đã dành toàn bộ chiến dịch tranh cử của mình để tấn công tiêu chí “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump về cả phương diện chính sách đối ngoại lẫn đối nội.

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times xuất bản ngày 2/12, Đảng Dân chủ đã đổi sang một giọng điệu mới về cách ông này nhìn nhận bối cảnh quốc tế và cách đất nước cũng như cách thức mới để tiếp cận các đối thủ địa chính trị nếu được nhậm chức vào tháng tới.

Ông Biden đã nói chuyện với người phụ trách chuyên mục Thomas Friedman về một số chủ đề, bao gồm khả năng đàm phán với Thượng viện do Đảng Cộng hòa (GOP) điều hành, kế hoạch về một dự luật kích thích mới và cách thức đối phó với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện với giả định rằng ông Biden thắng cuộc bầu cử, mà trên thực tế là vẫn còn đang tranh chấp.

Người đàn ông 78 tuổi này đã vội vã ôm cứng lấy ngôi vị người chiến thắng trong cuộc bầu cử và nói với tờ The Times rằng ông ta có những kế hoạch lớn cho đất nước ở cả trong và ngoài nước.

Ông Biden cho biết ông sẽ tiếp tục bàn về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và rằng ông sẽ tham gia lại thỏa thuận hạt nhân Iran và chấm dứt các lệnh trừng phạt đối với nhà nước bảo trợ khủng bố Hồi giáo lớn nhất thế giới, tất nhiên là việc này còn tùy thuộc vào một số yếu tố.

Sau đó, Biden đã nói một câu khiến người nghe cảm thấy khó hiểu, vì điều này đi ngược lại với tất cả những gì ông ta đã tuyên bố trong suốt chiến dịch.

Ông ta đã viện dẫn đến chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump.

Về Trung Quốc và thương mại, Biden dường như chấp nhận các chính sách của ông Trump, vốn đã khiến các đảng viên Đảng Dân chủ và chính phủ nước ngoài phẫn nộ trong nhiều năm: "Tôi muốn đảm bảo rằng chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng bằng cách đầu tư vào nước Mỹ trước nhất".

Ông nói thêm: “Tôi sẽ không tham gia bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào với bất kỳ ai cho đến khi tiến hành xong các khoản đầu tư lớn cho nền kinh tế quốc gia và cho người lao động trong nước”.

Chuyện gì xảy ra vậy? Có phải đây là trường hợp đạo văn của một chính trị gia?

Điều gây chú ý là chỉ ba tuần trước đây ông này dự định ném các chính sách đặt lợi ích của Mỹ lên trên lợi ích của các nước khác vào thùng rác.

Như phóng viên David Sanger của New York Times đã viết vào ngày 9/11, Biden “không giấu giếm rằng ông ta sẽ đẩy nhanh quá trình chôn vùi chính sách ‘Nước Mỹ trên hết’ như một nguyên tắc chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của quốc gia” khi ông ta được ngồi vào ghế tổng thống.

"Trong một tuyên bố khác với tờ The New York Times, Biden cho biết ông muốn chấm dứt khẩu hiệu xác định việc Hoa Kỳ xây dựng các bức tường ngăn cách và coi việc hợp tác với các đồng minh là việc cần phải cân nhắc - và theo quan điểm của ông ta, cần làm giảm mức độ tiếp xúc với cộng đồng quốc tế để chống lại đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,2 triệu người”.

Ông Biden thậm chí còn đưa ra một trích dẫn về chủ đề này như sau: "Thật bi thảm, nơi duy nhất mà Donald Trump đã đặt ra" Nước Mỹ trên hết "là phản ứng thất bại của ông ấy với coronavirus: Chúng tôi chiếm 4% dân số thế giới, nhưng lại chiếm tới 20% số người chết".

Làm thế nào để một người đang từ kế hoạch chôn vùi “Nước Mỹ trên hết” vào ngày 9/11 lại chuyển sang tuyên bố vào ngày 2/12 rằng “chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng bằng cách đầu tư vào Mỹ trước”?

Biden quả thực có một bề dày thành tích trong việc mượn khẩu hiệu và phát ngôn từ những nhân vật của công chúng khác.

Nhưng dường như việc ông này nhanh chóng chấp nhận những lời của Trump, đối thủ của ông, khi áp dụng cách tiếp cận "Nước Mỹ trên hết" đối với Trung Quốc và những nước khác là một sự thay đổi quá chóng mặt, khiến người nghe không khỏi choáng váng.

Có vẻ như những chính sách do Tổng thống Trump đưa ra không giúp bảo vệ quyền lợi cho những đảng viên Dân chủ bỏ phiếu kín, những người hiện phải bám vào đa số Hạ viện hẹp, trong khi đó Đảng Cộng hòa lại có cơ hội tốt để duy trì quyền kiểm soát Thượng viện.

Nhóm của Biden có nhận ra rằng sự thịnh vượng của Mỹ là cần thiết không?

Bốn năm lãnh đạo của ông Trump trong Nhà Trắng đã chứng minh Mỹ có thể là một nhà lãnh đạo trên trường quốc tế trong khi tích cực đầu tư ở chính trên đất nước họ.

Quan trọng hơn, cả hai điều đã được hoàn thành mà không xảy ra bất kỳ cuộc chiến mới nào, vì những kẻ diều hâu về chính sách đối ngoại trên về cơ bản không có tiếng nói trong chính quyền của Trump.

Những kẻ diều hâu đó lại đang xếp hàng để được làm việc trong chính quyền mới của Biden.

Nhưng Biden, người được cho là chiến thắng trong cuộc bầu cử khiến gần một nửa số cử tri Mỹ phải nghi ngờ, theo một cuộc thăm dò gần đây của Rasmussen, hiện đang báo hiệu rằng nếu thực sự đắc cử, ông ta có thể không áp dụng các chính sách của phe cấp tiến trong đảng của mình. Và dù là bất kể bối cảnh nào đi chăng nữa, điều thú vị là Biden đã đặc biệt sử dụng cụm từ “Nước Mỹ trên hết”.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, các cử tri không bao giờ có cơ hội được nghe chính Biden nói nhiều về các kế hoạch hoặc vị trí chính sách đối ngoại của ông ta.

Đảng Dân chủ không những không trả lời phỏng vấn của các phóng viên trong suốt chiến dịch, mà cả ông Biden và Tổng thống cũng không bao giờ tranh luận về chính sách đối ngoại, vì những người điều hành đảng phái do Ủy ban Tranh luận Tổng thống chọn được cho là phù hợp hơn khi hỏi các ứng cử viên về các chủ đề như phân biệt chủng tộc.

Bây giờ, khi ông Biden tuyên bố mình là người chiến thắng trong cuộc bầu cử, "Nước Mỹ trên hết" dường như vẫn chỉ nằm trên bàn đối với cho một người chống lại mục tiêu này ngay từ khi nó mới chỉ là những ý tưởng ban đầu.

Các kế hoạch của Biden để đối phó với đại dịch coronavirus trong suốt thời gian của chiến dịch hoàn toàn giống như kế hoạch của ông Trump.

Giờ đây, các quan điểm về chính sách đối ngoại của ông cũng bắt đầu giống nhau một cách kỳ lạ.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Ông Biden ăn cắp khẩu hiệu 'Nước Mỹ trên hết' của TT Trump trong cuộc phỏng vấn mới