Ông Biden cần xa lánh ông Tập tại G20

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại G20, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ theo dõi hành động của các nguyên thủ quốc gia, từ đó phân loại nước nào thân Bắc Kinh và nước nào đối đầu với Bắc Kinh.

Vị “Hoàng đế trọn đời” mới của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đang đặt các tổng thống và thủ tướng trên khắp thế giới vào tình thế phải thực hiện các chuyến thăm ‘lốc xoáy’ [các chuyến đi khẩn cấp], bao gồm cả các cuộc hội đàm tại cuộc họp G20 sắp tới ở Bali. Tại đó, ông ấy sẽ nói với họ rằng hãy phủ nhận vai trò lãnh đạo của Mỹ và hãy nắm lấy tay Trung Quốc.

Ông Tập sẽ theo dõi cách các quốc gia bàn về những vấn đề lớn, từ đó ông ấy có thể phân loại nước nào thân Trung Quốc và nước nào đối đầu với Trung Quốc. Quan trọng nhất, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ muốn những nước theo phe Bắc Kinh bác bỏ mọi thứ về Đài Loan, lờ đi nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và phản đối các lệnh trừng phạt lên Trung Quốc.

Những người thường xuyên theo dõi đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đoán chắc rằng ông Tập sẽ đưa ra những ưu ái về kinh tế và ngoại giao, cũng như nhiều ưu ái cho một vài cá nhân - đó có thể là hàng triệu USD tiền mua chuộc.

Những lợi ích về ngoại giao sẽ rất có ý nghĩa đối với các quốc gia bất hảo như Iran, Syria và Triều Tiên. Bắc Kinh luôn sử dụng cái ghế của họ trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để phủ quyết bất kỳ đề xuất nào hạn chế họ vi phạm nhân quyền và gây hấn với các nước láng giềng.

Nhiều người đã rơi vào bẫy

Người nịnh nọt ông Tập một cách trơ trẽn nhất mới đây là Thủ tướng Đức Olaf Scholz - người đã phản bội cử tri Đức, đến thăm Bắc Kinh và bán cho Trung Quốc 24,9% cổ phần của một hải cảng tại Đức. Ông Olaf đã tránh mức 25% - mức bán cổ phần cần có sự chấp thuận của nội các.

Thủ tướng Olaf là nhân vật đầu tiên trong số các nhà lãnh đạo G7 đến thăm Trung Quốc kể từ đại dịch; vì vậy có thể đoán rằng ông Olaf hy vọng thái độ ‘tôn kính’ của ông cùng cổ phần tại cảng sẽ mang lại một kết quả đặc biệt sinh lợi.

Tuy nhiên, những gì ông Olaf thu được khi rời Trung Quốc khiến ông ấy trông như một kẻ ngốc. Bắc Kinh đã phê duyệt vaccine BioNTech của Đức cho người Đức đang sống tại Trung Quốc sử dụng, nhưng không phê duyệt cho công dân Trung Quốc sử dụng. Sự hồi đáp nhỏ nhoi này của Bắc kinh sau khi Thủ tướng Olaf bán linh hồn đã đặt ra câu hỏi: liệu ông Olaf có đang nhận được thứ gì khác cho sự cúi đầu của ông ấy không?

Ông Biden cần xa lánh ông Tập tại G20
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trước truyền thông vào ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh G7 kéo dài 3 ngày tại Schloss Elmau, gần Garmisch-Partenkirchen, Đức, ngày 27/06/2022. (Ảnh: Thomas Lohnes / Getty Images)

Chính quyền Biden cũng muốn gặp gỡ ông Tập tại cuộc họp G20 vào tháng này ở Bali. Họ đang sử dụng cuộc hội đàm về khí hậu như một cái cớ. Trung Quốc là quốc gia gây ô nhiễm tồi tệ nhất mà không cảm thấy ăn năn nhất trên thế giới; nước này có khả năng sẽ phá vỡ cam kết năm 2016 tại Paris vì đã phát thải gấp đôi kể từ năm 2005.

Trong cùng khoảng thời gian đó, Mỹ đã cắt giảm khí thải. Mọi chuyện sẽ ổn nếu Trung Quốc làm giống như Mỹ. Nhưng điều đó không xảy ra. Có nghĩa là các khoản cắt giảm của Mỹ là một lực cản đối với nền kinh tế Hoa Kỳ trong khi Washing đáng ra nên tối đa hóa sức mạnh kinh tế để đánh bại Bắc Kinh.

Hunter Biden đã tận dụng quyền lực chính trị của người cha tổng thống để kiếm bộn tiền ở Trung Quốc. Ông Hunter Biden bị giới báo chí vạch trần là đã chi 420.000 USD cho 10% cổ phần tại BHR - một quỹ đầu tư tư nhân do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Ông ấy là thành viên hội đồng quản trị của BHR cho đến năm 2019; hiện tại, một trong những công ty đầu tư của Hunter Biden dường như vẫn nắm giữ 10% cổ phần.

Những tập đoàn theo phe Tổng thống Joe Biden, như Apple, thậm chí còn làm tốt hơn “bằng cách cam kết đầu tư lớn và giữ im lặng về các chủ đề nhạy cảm”, theo Financial Times. Apple “đồng ý chuyển kho lưu trữ dữ liệu người dùng Trung Quốc sang trung tâm dữ liệu thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Quý Châu; họ cũng đã xóa hàng nghìn ứng dụng khỏi App Store địa phương theo yêu cầu từ cơ quan kiểm duyệt của Bắc Kinh”.

Bằng cách hoạt động ở Trung Quốc, Apple đang đánh mất linh hồn của họ. Apple thay đổi để phù hợp với Bắc Kinh, đồng thời tác động đến các đảng viên Đảng Dân chủ Mỹ để họ đối xử nhẹ nhàng với Bắc Kinh.

“Tầm nhìn của Apple về một hệ sinh thái kiểm soát và đóng chặt trải nghiệm khách hàng là giống với tầm nhìn, sự kiểm soát mà ĐCSTQ muốn có ở Trung Quốc”, theo lời một vị chuyên gia được Financial Times trích dẫn.

Cũng giống như cách ĐCSTQ đe dọa Apple, buộc công ty này phải từ chối thực thi quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của người dân Trung Quốc, ĐCSTQ có thể sử dụng quân cờ khí hậu để đẩy ông Biden đi theo định hướng của họ trong các vấn đề khác [- tức là Bắc Kinh chỉ hợp tác về các vấn đề khí hậu khi Washington lờ đi các vấn đề khác].

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rơi vào cái bẫy đó khi tìm kiếm sự hợp tác của ông Tập Cận Bình về COVID-19, điều mà ông Biden đã không nhận được. Giờ đây, ông ấy lại rơi vào bẫy khi tìm kiếm sự hợp tác về các vấn đề khí hậu.

Thay vì có được sự hợp tác từ ĐCSTQ, ông Biden sẽ chỉ nhận về những lời dọa dẫm liên quan đến môi trường. Ông Tập sẽ không day dứt khi đe dọa để trái đất nóng lên, qua đó có được nhượng bộ về vấn đề Đài Loan, người Duy Ngô Nhĩ, quyền tiếp cận thị trường và chuyển giao công nghệ.

Cần nói ‘không’ với ông Tập

Đã đến lúc Mỹ và thế giới ngừng tôn sùng và chiều theo ý ông Tập - nhà độc tài nguy hiểm nhất thế giới và mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và an ninh thế giới.

Để tránh thảm họa Trung Quốc xâm lược Đài Loan, nước Mỹ cần nói không.

Không, chúng ta không cần tổng thống Mỹ gặp ông Tập. Chúng ta cần ông ấy tuân thủ nguyên tắc và tránh xa những kẻ độc tài.

Không, chúng ta không cần tiếp tục kinh doanh và hợp tác với Trung Quốc. Chúng ta cần tách khỏi Trung Quốc.

Không, chúng ta không thể thuyết phục ông Tập Cận Bình trở thành một người đàn ông tốt bụng hay một nhà bảo vệ môi trường. Ông ấy đã tự chứng minh rằng mình là kẻ diệt chủng người dân đất nước và sẵn sàng đe dọa chiến tranh để chống lại các quốc gia dân chủ yêu chuộng hòa bình. Cuối cùng, ông ấy đang làm ô nhiễm trái đất đến mức không thể phục hồi.

Ông Tập là một thảm họa đối với tất cả và nên bị nhốt trong Tử Cấm Thành, để ông ấy không thể tiếp xúc với những ai còn có đạo đức. Ông ấy nên bị xa lánh cho đến khi ông ấy chịu thua nền dân chủ.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Xuân Hoa

Theo Anders Corr - The Epoch Times

Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics - nhà xuất bản của The Journal of Political Risk (Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony (Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống cấp bậc, và Bá quyền) và cuốn sách Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông).



BÀI CHỌN LỌC

Ông Biden cần xa lánh ông Tập tại G20