Ông Putin đã rơi vào 'bẫy kép'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

‘Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á’ được tổ chức tại thành phố Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc) vào ngày 18/5 là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử quan hệ Trung - Nga. Từ quan điểm địa chính trị, 5 quốc gia Trung Á vốn là sân sau độc quyền và là phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh lần này không mời Nga tham gia, điều này cho thấy ĐCSTQ không còn quan tâm đến ‘cảm xúc’ của Nga.

Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dám vứt bỏ “người bằng hữu Nga” và công khai đi một mình, thậm chí còn ngang nhiên xâm phạm lợi ích của Nga? Lý do duy nhất là vì nước Nga ngày nay đã không còn là nước Nga khi xưa, thất bại của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine không còn phải bàn cãi, và “gấu Nga” đã rơi vào ngõ cụt của vũng lầy chiến tranh mà không còn lối thoát.

Nhìn lại quá trình ông Putin xâm lược Ukraine trong hơn một năm qua, người ta mới chợt nhận ra rằng ông chủ Điện Kremlin đã rơi vào một cái “bẫy kép”: một là việc Mỹ và châu Âu giăng bẫy, bao vây “gấu Nga”; hai là ông Tập Cận Bình đã đẩy ông Putin vào hố lửa từ phía sau. Đặc biệt cái bẫy thứ hai là nguy hiểm hơn cả đối với ông Putin!

Bởi vì cái bẫy thứ hai này không được ĐCSTQ lên kế hoạch từ trước, mà được chắp nối dần dần trong bối cảnh cục diện chiến tranh không ngừng thay đổi.

Trước khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, ĐCSTQ đã nhiều lần đảm bảo với ông Putin rằng “hợp tác Trung - Nga là không có giới hạn”, đồng thời nhiệt tình ủng hộ ông Putin trong việc phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.

Khách quan mà nói, tuyên bố của ĐCSTQ vào thời điểm này là chân thành và Trung Quốc được xác định là hậu phương vững chắc cho Nga. Vì lý do này, ông Putin đã hoãn hoạt động quân sự trong 20 ngày (điều này rất nguy hiểm trong quân đội) để giúp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoàn tất Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.

Tuy nhiên tuyên bố của ĐCSTQ dựa trên một tiền đề cơ bản: đó là kế hoạch chiếm trọn Kyiv trong vòng 48 đến 72 giờ một cánh chóng vánh, sau đó là nỗ lực chinh phục hoàn toàn Ukraine.

Vì vậy, sở dĩ ông Tập Cận Bình dám “vỗ ngực” là vì ông tin tưởng lời hứa đánh bại Ukraine trong vòng vài chục giờ của ông Putin. Ngược lại, ông chủ Điện Kremlin rất quen thuộc với phong cách “rải tiền” của ông Tập Cận Bình và sức mạnh kinh tế to lớn của ĐCSTQ, vì vậy ông không mảy may nghi ngờ về những lời hứa viện trợ béo bở của ông Tập.

Hai “niềm tin sâu sắc” này đã khiến quan hệ Trung - Nga chuyển từ đồng minh sang chia rẽ, thậm chí còn dẫn đến viễn cảnh hai nước quay lưng lại với nhau.

Cái gọi là “người tính không bằng trời tính” chính là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông Putin không những không mang lại kết quả nhanh chóng mà đã biến thành cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, rốt cuộc đẩy "gấu Nga" rơi vào vòng vây của toàn thế giới.

Sự chậm trễ bất ngờ và hiệu suất sụt giảm của quân đội Nga đã khiến ĐCSTQ thấy rõ sự thất bại của ông Putin.

Rõ ràng, nếu không nhanh chóng giải quyết cục diện trận chiến thì chiến trường Ukraine sẽ trở thành một hố sâu không đáy. Nếu ông Tập Cận Bình muốn thực hiện lời hứa ban đầu thì ông sẽ phải liên tục ném tiền vào hố sâu không đáy này, từ đó trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh tiêu hao với các quốc gia phát triển phương Tây.

ĐCSTQ nhận thức rõ điểm này, do đó làm sao họ có thể tiêu tốn nhiều sức lực hơn cả liên minh Mỹ - Âu hùng mạnh?

Đây là một thảm họa không tưởng đối với ĐCSTQ, vốn đang phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế trong nước! Vì vậy, khi ông Putin rơi xuống hố và cần ĐCSTQ giải cứu thì ông Tập Cận Bình lại lỡ hẹn. Dù muốn cứu ông Putin thì cũng đành bất lực, nên ông Tập chỉ còn cách “tháo chạy” khỏi ván cờ này.

Ông Putin lúc này hẳn rất bất lực, nhưng nếu không có lời hứa viện trợ của ông Tập Cận Bình thì ông đã có thể dừng tay. Chính lời thề “Trung - Nga chung lưng đấu cật” của ông Tập Cận Bình đã đẩy ông Putin vào hố lửa.

Ông chủ Điện Kremlin vững tin vào lời hứa của của ông Tập Cận Bình nhưng lại phớt lờ biệt danh nổi tiếng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình ở Trung Quốc - “Hoàng đế không ngai”! Mọi việc chúng ta làm đều có điểm khởi đầu và kết thúc, cho dù điều đó có tốt đẹp đến đâu thì chúng ta cũng không thể phủ nhận điểm này. Sự lơ là này đã khiến ông Putin phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Điều khiến ngoại giới trăn trở chính là làm thế nào mà một nhà độc tài khôn ngoan như ông Putin lại có thể hết lòng tin tưởng vào lời hứa của một nhà độc tài khác như vậy? Ngẫm lại, chính những tham vọng hiếu chiến, bành trướng của ông Putin đã làm lu mờ trí tuệ khôn ngoan của ông, khiến ông trở nên kiêu ngạo, bị ám ảnh và cuối cùng rơi vào thảm họa. Đây là số phận do bản tính tham lam của ông mang lại.

Trung Quốc và Nga vẫn đang trong giai đoạn "bất phân thắng bại", và cả hai bên vẫn đang giả vờ mỉm cười. Nhìn lại mối quan hệ Trung - Nga trong 6 tháng qua, từ chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình hồi tháng 3/2023; chuyến thăm Moscow của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc vào tháng 4/2023; cho đến đề xuất cùng phát triển vùng Viễn Đông Siberia giữa hai nước, có thể thấy rằng ông Tập Cận Bình đã dùng tấm "séc trắng" để xoa dịu ông Putin.

Biến số lớn nhất trong quan hệ Trung - Nga lúc này chính là cuộc kháng chiến anh dũng của người dân Ukraine đã bộc lộ sức mạnh thực sự của Nga, điều này khiến ĐCSTQ không còn e sợ Nga nữa.

ĐCSTQ đang gấp rút mở ra các kênh năng lượng mới để giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. ĐCSTQ đã môi giới hòa bình giữa Iran và Ả Rập Xê Út, đồng thời tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với 5 quốc gia Trung Á, tất cả đều liên quan đến việc cung cấp dầu mỏ và khí đốt.

Tuy nhiên, đừng quên rằng “gấu Nga” sẽ phản đòn trước khi chết. Không bao giờ được phép đánh giá thấp khả năng chống trả của ông Putin. Nhà lãnh đạo Nga hiểu rằng mình đã bị ông Tập Cận Bình “bày mưu tính kế”, nhưng ông sẽ không âm thầm chịu đựng loại sỉ nhục này mà đang chờ cơ hội phản kích.

Một ngày nào đó, Trung Quốc và Nga sẽ có một cuộc đọ sức công khai!

Một sự rạn nứt trong quan hệ Trung - Nga sẽ dẫn đến những thay đổi tinh vi trong các mối quan hệ quốc tế khác. Tại sao cuộc phản công của Ukraine đã được đề cập nhưng chưa được triển khai trong nhiều tháng? Hoa Kỳ và Châu Âu đã phát hiện ra tình huống mới nào? Hay họ đang âm thầm theo đuổi một mục tiêu chiến lược lớn hơn? Câu trả lời sẽ được hé lộ khi mũi tên thời gian xuyên thủng màn sương mù này.

Lam Giang biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ông Putin đã rơi vào 'bẫy kép'?