Ông Putin ký sắc lệnh áp đặt hạn chế đối với các quốc gia 'không thân thiện'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hô 4/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân các nước 'không thân thiện' trong động thái nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Truyền thông nhà nước đưa tin, sắc lệnh được đưa ra "để đáp lại những hành động không thân thiện của Liên minh châu Âu". Các hãng thông tấn của Nga đã đăng một bức ảnh về việc ông Putin ký vào biện pháp này.

Theo Hãng tin Sputnik, sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 4/4, đình chỉ chế độ cấp thị thực đơn giản hóa với một số nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng như Na Uy, Thụy Sĩ và Iceland.

Sắc lệnh cũng ra lệnh cho Bộ Ngoại giao Nga cùng các cơ quan khác áp dụng hạn chế nhập cảnh cá nhân đối với "công dân nước ngoài có hành động không thân thiện đối với Nga".

Tháng trước, Chính phủ Nga đã phê duyệt danh sách các quốc gia không thân thiện, trong đó có Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, các nước thành viên EU và Ukraine, cùng những nước khác.

Với việc tổng thống Putin yêu cầu những quốc gia "không thân thiện" với Nga phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp, có khả năng sẽ tạo ra thế đối đầu trực tiếp giữa Nga với tổ chức tài phiệt hùng mạnh bậc nhất: FED. (Ảnh tổng hợp)
Với việc tổng thống Putin yêu cầu những quốc gia "không thân thiện" với Nga phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp, có khả năng sẽ tạo ra thế đối đầu trực tiếp giữa Nga với tổ chức tài phiệt hùng mạnh bậc nhất: FED. (Ảnh tổng hợp)

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hồi tháng trước cho biết sắc lệnh được xây dựng “liên quan đến các hành động không thân thiện của một số quốc gia nước ngoài”.

Ngày 28/3, ông Sergei Lavrov đã thông báo Moscow đang chuẩn bị các biện pháp nhằm hạn chế nhập cảnh đối với công dân các nước "không thân thiện".

"Một dự thảo sắc lệnh của tổng thống đang được soạn về các biện pháp thị thực trả đũa nhằm đáp trả những hành động của một số quốc gia 'không thân thiện'. Đạo luật này sẽ đưa ra một số hạn chế nhập cảnh vào Nga", ông Lavrov nói.

Cũng trong ngày 4/4, theo Hãng thông tấn TASS, Thủ tướng Nga Mikhail Mishutin thông báo Moscow có kế hoạch chấm dứt lệnh cấm đối với các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia kể từ sau ngày 8/4, trong bối cảnh nước này tiếp tục dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch COVID-19.

Theo đó, Nga có kế hoạch nối lại các chuyến bay đến và đi từ Argentina, Nam Phi và "các quốc gia thân thiện khác", những nước không tham gia vào làn sóng trừng phạt mới nhất của phương Tây nhằm vào Moscow.

Nó ra lệnh cho Bộ Ngoại giao Nga và các cơ quan khác quyết định áp dụng các hạn chế nhập cảnh cá nhân đối với "công dân nước ngoài và những người không quốc tịch có hành động không thân thiện chống lại Nga, công dân hoặc các pháp nhân của nước này."

Sau khi Nga điều hàng chục nghìn binh sĩ và xe bọc thép vào Ukraine vào ngày 24/2, Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác đã thực hiện các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức hàng đầu của Điện Kremlin, ngân hàng trung ương Nga, các nhà tài phiệt và các tổ chức tài chính khác. Một phần, Moscow đã đáp trả bằng cách yêu cầu thanh toán khí đốt tự nhiên bằng đồng rúp, đơn vị tiền tệ của Nga.

Trong khi đó, các quan chức châu Âu đang xem xét thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow sau khi các quan chức Ukraine cáo buộc lực lượng Nga phạm tội ác chiến tranh ở Bucha, gần thủ đô Kyiv hôm 4/4. Các quan chức đó đã công bố những bức ảnh về những những thường dân đã chết bị quân đội Nga hành quyết; Moscow đã phủ nhận một cách dứt khoát các cáo buộc và nói rằng những bức ảnh được dàn dựng như một sự khiêu khích.

Các cuộc không kích đã làm rung chuyển cảng Biển Đen chiến lược của Ukraine Odessa vào sáng sớm ngày 3/4/2022. (Ảnh Getty Images)

Người phát ngôn của chính phủ cho biết ngày 4/4, Đức và các đối tác quốc tế sẽ đồng ý áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh hơn nữa đối với Nga trong những ngày tới và nói thêm rằng, ông tin tưởng Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục thống nhất về các biện pháp mới.

Ý, quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, cho biết họ có đủ dự trữ để từ bỏ việc sử dụng nguồn cung cấp khí đốt của Nga trong vài tháng tới.

Người phát ngôn Bộ Kinh tế Đức cho biết, lệnh cấm vận khí đốt sẽ gây ra những hậu quả kinh tế đối với Đức, và vì vậy nước này cần phải hành động một cách thận trọng. Đức nhập khoảng 40% khí đốt từ Nga và đã kích hoạt một kế hoạch khẩn cấp có thể dẫn đến việc phân bổ khí đốt nếu nguồn cung giảm quá thấp.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ông Putin ký sắc lệnh áp đặt hạn chế đối với các quốc gia 'không thân thiện'