Orwell, 'Trại súc vật' và chủ nghĩa Thức tỉnh tại Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Chúng nhìn lợn rồi lại nhìn người, nhìn người rồi lại nhìn lợn, một lúc sau thì chúng chịu, không thể phân biệt được đâu là người, đâu là lợn nữa" - Cũng như tác giả Orwell miêu tả trong cuốn sách "Trại súc vật", giờ đây thật khó phân biệt được những người thụ hưởng lợi ích vật chất từ chủ nghĩa thức tỉnh tại Mỹ, với những người Mỹ chưa thức tỉnh nhưng cũng không muốn từ bỏ lợi ích vật chất của mình.

Mười hai cái miệng tức giận cùng lên tiếng, có trời mới phân biệt được ai với ai. Bọn súc vật không còn để ý đến mặt mấy con lợn bên trong nữa. Chúng nhìn lợn rồi lại nhìn người, nhìn người rồi lại nhìn lợn, một lúc sau thì chúng chịu, không thể phân biệt được đâu là người, đâu là lợn nữa.

- George Orwell, Trích "Trại súc vật"

Chúng ta lấy tư cách gì để mà chỉ trích bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 60 của triệu phú Barack Obama tại khu đất Martha’s Vineyard của ông ấy, cùng với nhóm những người giàu có theo chủ nghĩa thức tỉnh và những người phục vụ đeo khẩu trang của họ?

Liệu nữ Dân biểu theo xã hội chủ nghĩa Alexandra Ocasio-Cortez có phải chịu đựng thống khổ thay cho người dân Mỹ khi cô ta khoác lên mình một chiếc váy hàng hiệu để đến Met Gala 2021 với tấm vé tham dự trị giá hơn 30.000 USD? Những nhu cầu từ đoàn tùy tùng của cô ta chắc chắn đã được những người hầu Morlock đeo khẩu trang đáp ứng tận tình.

Có phải những người nổi tiếng cánh tả tại lễ trao giải Emmy gần đây đã tụ tập để thảo luận về việc mở cửa các bãi biển ở Malibu cho người vô gia cư khi các ngôi sao (không đeo khẩu trang) đức hạnh báo hiệu họ đã thức tỉnh?

Nhà thiết kế Aurora James và Dân biểu Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez tham dự Met Gala 2021 với chủ đề In America: A Lexicon of Fashion (tạm dịch: Bộ từ vựng thời trang Hoa Kỳ) tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vào ngày 13/9/2021 ở Thành phố New York. (Mike Coppola / Getty Images)
Nhà thiết kế Aurora James và Dân biểu Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez tham dự Met Gala 2021 với chủ đề In America: A Lexicon of Fashion (tạm dịch: Bộ từ vựng thời trang Hoa Kỳ) tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vào ngày 13/9/2021 ở Thành phố New York. (Mike Coppola / Getty Images)

Để có câu trả lời về những người theo chủ nghĩa đạo đức giả này, hãy luôn chuyển hướng chú ý đầu tiên đến tác giả George Orwell. Trong cuốn tiểu thuyết ngụ ngôn ngắn gọn của ông là “Trại súc vật”, một loạt các nhân vật động vật - do những con lợn biết suy nghĩ của trang trại dẫn dắt - đã tổ chức một cuộc cách mạng nhằm loại bỏ những người đang phụ trách giám sát chúng.

Lúc bắt đầu, các đồng chí động vật chống lại loài người mang giọng điệu giống như những người Bolshevik Nga sốt sắng ("bốn chân tốt, hai chân xấu"). Nhưng ngay sau đó, chúng đã bị lừa bởi một giáo phái lợn chết chóc chịu sự lãnh đạo của một nhân vật giống như Joseph Stalin. Và như vậy, cuộc cách mạng đã trở thành điều mà nó từng phản đối ("bốn chân tốt, hai chân tốt hơn").

Cuộc cách mạng từ chủ nghĩa thức tỉnh mới khởi đầu của chính chúng ta hiện đã bước sang năm thứ 2. Tuy nhiên, các nhà cách mạng bốn chân của năm ngoái đã bắt đầu lẫm chẫm đi bằng hai chân. Các nhà cách mạng ấy không chỉ giao thiệp với “những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng” và “những nhà tư bản”, mà còn vượt trội hơn họ trong lòng nhiệt thành cách mạng đối với những đặc quyền đáng quý của cuộc sống vật chất tốt đẹp.

Người đồng sáng lập Black Lives Matter (BLM) theo chủ nghĩa Marx là Patrisse Cullors hiện đang ở trong căn nhà thức tỉnh thứ 4 của mình. Cô ấy đã chuyển từ những tấm rào sắt rẻ tiền sang hàng rào an ninh tại dinh thự Topanga Canyon của mình, khuất sâu trong một thiên đường nông thôn toàn những người da trắng giàu có — phần thưởng cho sự phục vụ cách mạng của cô.

Patrisse Cullors, đồng sáng lập của Black Lives Matter, phát biểu tại Los Angeles, California, trong một bức ảnh tập tin. (Rich Fury / Getty Images for Teen Vogue)

Giáo sư Ibram X. Kendi đã thăng hoa từ công trình cách mạng sắc bén, khi ông bay khắp đất nước Mỹ để đưa ra thông điệp mang tính Orwell theo cách của ông rằng: "Tất cả mọi sự phân biệt chủng tộc đều tồi tệ! Nhưng có một số kiểu phân biệt chủng tộc lại tốt!". Giờ đây, ông ấy đã thành thạo nghệ thuật thu phóng những người muốn theo chủ nghĩa thức tỉnh, với những lời thuyết giảng tiên phong theo kiểu trịch thượng kẻ cả trị giá 20.000 USD một giờ của mình.

Điều gì ở Colin Kaepernick khiến anh ta từ một tiền vệ hạng hai tầm thường bỗng chốc trở thành thương hiệu nổi tiếng? Anh ta đã từ chối đứng hát quốc ca Hoa Kỳ và truyền tải phương thức “quỳ gối” của mình trong các giải đấu thể thao nhà nghề của Mỹ. Kaepernick đã trở thành một thương hiệu triệu phú cách mạng. Để có được thu nhập 12 triệu USD mỗi năm, anh ta quảng bá cho những đôi giày thể thao thuộc thương hiệu Nike - những đôi giày thường được sản xuất tại các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.

Từ căn biệt thự Brentwood trị giá 23 triệu USD của mình, ngôi sao LeBron James của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA đã liên tục chỉ trích nước Mỹ vì thói bất công. Nhưng thực tế, đây vốn là sự phục vụ mà anh ta dành cho những nhà lãnh đạo độc tài chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - những người sẽ đảm bảo cho quãng đời tốt đẹp còn lại của anh ta, với khoản thù lao cuối cùng là 1 tỷ USD cho thương vụ mua bán của họ.

Những thành phần ưu tú theo chủ nghĩa thức tỉnh khác của chúng ta đang vận động xung quanh cuộc cách mạng thậm chí còn gây hoài nghi hơn. Các công ty và các nhà tư bản Phố Wall cảm thấy rằng, chỉ cần thể hiện một chút đức tính tốt, cho thấy chút sự đa dạng trong việc lựa chọn điều phối viên, và thúc đẩy quảng cáo theo chủ nghĩa thức tỉnh sẽ ít nhiều giúp họ mua lại phiên bản mới nhất của các nghệ sĩ giúp bình định thiên hạ theo kiểu của ông Al-Sharpton - một chính trị gia và nhà hoạt động theo chủ nghĩa cấp tiến.

Sau đó là các bộ phận phụ trách cắt xén và kích hoạt. Đây là những tầng lớp giàu sang, phú quý và tầng lớp trí thức. Họ cảm thấy — về mặt trừu tượng — hoàn toàn khủng khiếp về sự bất bình đẳng. Song cảm giác này hầu như không đủ cụ thể để trộn lẫn với những gì chưa được rửa sạch. Đối với họ, chủ nghĩa thức tỉnh giống như tấm thẻ thành viên để gia nhập vào đảng phái Liên Xô cũ vốn đã phá sản về mặt đạo đức. Nó là điều cần thiết để có được sự an tâm và thu nhập tốt, nhưng nếu không có thì cũng không gây trở ngại gì cho việc tiếp tục cuộc sống sung túc, hưởng thụ.

Barack Obama cùng quan khách không đeo khẩu trang, không thực hành giãn cách và vui vẻ nhảy múa, ôm nhau tại bữa tiệc sinh nhật. (Ảnh chụp qua Instagram)
Barack Obama cùng quan khách không đeo khẩu trang, không thực hành giãn cách và vui vẻ nhảy múa, ôm nhau tại bữa tiệc sinh nhật. (Ảnh chụp qua Instagram)

Càng nhiều người dẫn chương trình tin tức truyền hình ca ngợi về điều “có hệ thống” này và “quyền tối cao” nọ, và càng có nhiều hiệu trưởng trường đại học viết bản ghi chú nghiêm khắc cho giảng viên của họ về việc “đó không phải là con người của chúng ta”, họ (tầng lớp giàu sang hay trí thức) càng không những cảm thấy bản thân tốt đẹp, mà còn thấy như được giải thoát khỏi bất kỳ nghĩa vụ thực sự nào để sống và hòa nhập với người khác.

Đối với những người khác tự tuyên bố không phải là người da trắng, chủ nghĩa thức tỉnh cũng là một cuộc cách mạng từ trên xuống của những người nổi tiếng, giới trí thức, diễn viên, nhà hoạt động, học giả, thợ máy, luật sư, cùng tầng lớp trung lưu và giàu có. Và họ không kêu gọi Kế hoạch Marshall để đưa nền giáo dục cổ điển vào nội thành. Bản thân họ có rất ít mong muốn chuyển đến sống tại đây hay lan truyền sự sung túc của mình. Họ hiếm khi cố vấn cho người khác về chuyên môn tư bản khôn ngoan của bản thân đã giúp họ trở nên giàu có.

Họ thậm chí còn hoài nghi hơn thế nhiều. Những cảnh bạo lực đáng tiếc trên đường phố, 120 ngày của năm 2020 tràn đầy cướp bóc, chết chóc và đốt phá, là đòn bẩy của những kẻ thức tỉnh chuyên nghiệp. Họ chiến đấu với các bộ tộc khác nhau của cùng một giai cấp và cùng lối tư duy về những miếng bánh nướng thượng hạng được thèm muốn. Nhưng họ mang đến những thứ vụn vặt bất thành văn rằng, nếu không có sự hiện diện thực sự lớn hơn dành cho người không thuộc chủng tộc da trắng trong các nền công nghiệp truyện tranh, quảng cáo truyền hình, các khoa và sinh viên của Ivy League, các buổi giao hưởng và chương trình truyền hình sit-com, thì “phân biệt chủng tộc có hệ thống” một lần nữa có thể làm rung chuyển trung tâm thành phố Portland hoặc Seattle hoặc Baltimore.

Tác giả Orwell sẽ nói về những kẻ theo chủ nghĩa thức tỉnh như gia đình Obama, Nancy Pelosi, AOC, Bernie Sanders, LeBron James, hoặc Ibram Kendi — và về những kẻ thù được cho là chưa thức tỉnh, nhưng cũng giàu kếch xù và hưởng đầy đặc quyền của họ — theo kiểu: “Không thể [phân biệt] cái nào là cái nào”.

Victor Davis Hanson

Victor Davis Hanson là một nhà bình luận bảo thủ, nhà cổ điển và nhà sử học quân sự. Ông là giáo sư danh dự về tác phẩm kinh điển tại Đại học Bang California, thành viên cao cấp về kinh điển và lịch sử quân sự tại Đại học Stanford, thành viên của Đại học Hillsdale và là thành viên xuất sắc của Trung tâm Vĩ đại Hoa Kỳ (Center for American Greatness). Hanson đã viết 16 cuốn sách, bao gồm “The Western Way of War”, “Fields Without Dreams” và “The Case for Trump”.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Orwell, 'Trại súc vật' và chủ nghĩa Thức tỉnh tại Mỹ