Quan chức Chính phủ Mỹ tích cực chơi cổ phiếu, tham nhũng tràn lan, ngăn chặn cải cách

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều nhà lập pháp và hành pháp của Mỹ đã và đang đầu tư vào các hãng công nghệ lớn, hay các công ty, các thị trường mà họ nắm quyền sinh sát trong tay. Một vài nhà lập pháp trong số đó, đặc biệt là Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, đang ra sức ngăn cản các cuộc cải cách về mặt quy phạm pháp luật đối với các công ty mà chồng bà đầu tư vào.

Những người vừa đá bóng, vừa thổi còi ở Washington, DC đang kiếm bộn từ tiền của người dân Mỹ.

Quốc hội Mỹ bao gồm 2 viện: Thượng viện, và Hạ viện. Thành viên của Thượng viện là Thượng nghị sĩ, còn thành viên của Hạ viện là Dân biểu.

Các thành viên của Quốc hội Mỹ được cấp hạn mức chi phí hàng triệu USD, lương hưu trọn đời, và các đặc quyền xa hoa, nhưng đối với những người tham lam, thế vẫn chưa đủ. Họ cũng đang kiếm chác được hàng đống tiền từ việc giao dịch cổ phiếu của chính các công ty được Quốc hội đặt ra quy phạm pháp luật.

Việc các thành viên Quốc hội chọn lựa cổ phiếu để đầu tư nên được xếp vào loại hành vi bất hợp pháp, vì họ có lợi thế bất công so với người bình thường như chúng ta. Họ biết rõ những gánh nặng pháp lý hay những thay đổi pháp lý mà các công ty này sẽ gặp phải. Và các nhà lãnh đạo cao nhất của Quốc hội, chẳng hạn như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ), thực sự kiểm soát những gì sẽ xảy đến với các công ty này.

Sự kiểm soát đó chính là vàng. Bà Pelosi và chồng nhà đầu tư mạo hiểm Paul Pelosi báo cáo rằng họ đã giao dịch hàng chục triệu USD tài sản mỗi năm, phần lớn là tài sản giao dịch của các hãng công nghệ lớn (Big Tech).

Tài khoản Twitter có tên Nancy Pelosi Portfolio Tracker (Công cụ Theo dõi Danh mục đầu tư của Nancy Pelosi) đã dựa trên các giao dịch được bà Pelosi báo cáo, và ước tính vợ chồng Pelosi đang đầu tư hiệu quả hơn cả những người khổng lồ Phố Wall như Warren Buffett. Tài khoản này đã bị công ty công nghệ Twitter đình chỉ hoạt động. Người dẫn chương trình tài chính đài Fox là Larry Kudlow đã kinh ngạc khi thấy rằng bà Pelosi vượt qua chỉ số S&P 500 đến gần 15% vào năm 2020. Trong khi đó, bà Pelosi vẫn luôn đang chà đạp các yêu cầu đặt ra quy phạm pháp luật chặt chẽ hơn đối với các hãng công nghệ lớn.

Các thành viên của Quốc hội không phải là những người duy nhất chơi trò hai mang.

14/01/2022, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Richard Clarida đã từ chức, sau khi các giám đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Khu vực Dallas và Boston từ chức. Họ rơi vào rắc rối sau khi tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng, hồ sơ tài chính năm 2020 của lãnh đạo các Ngân hàng Dự trữ Liên bang Khu vực cho thấy, các ông này đã tích cực giao dịch cổ phiếu và các tài sản khác vào năm 2020 thời điểm trong đại dịch mà Cục Dự trữ Liên bang liên tục đưa ra những biện pháp can thiệp vào thị trường.

Một cuộc điều tra của Wall Street Journal cho thấy, nhiều thẩm phán liên bang cũng nhảy lên đoàn tàu đục nước béo cò này. 61 thẩm phán liên bang quả thật đã giao dịch cổ phiếu của các công ty vốn đang là đương sự ngay trong phòng xử án của mình.

Quốc hội cần phải làm sạch nạn tham nhũng đang lan tràn này, bắt đầu từ chính nội bộ của mình.

Thượng nghị sĩ Jon Ossoff (Đảng Dân chủ - Bang Georgia) đang đưa ra một dự luật yêu cầu các nhà lập pháp liên bang và gia đình trực hệ của họ đặt cổ phiếu của họ vào một quỹ tín thác mù trong đó người ủy thác và người thụ hưởng không có quyền kiểm soát, và không biết về tài sản trong quỹ, hay cách chúng được quản lý — hoặc quỹ tương hỗ đa dạng được tạo thành từ tiền từ nhiều nhà đầu tư, và đầu tư đa dạng vào nhiều thị trường, nhiều loại tài sản, và/hoặc nhiều khu vực địa lý. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley (Bang Missouri) và Ted Cruz (Bang Texas) những người cực hữu cũng nhiều như Jon Ossoff cực tả vậy cho biết họ sẽ đưa ra các dự luật tương tự.

Bà Pelosi có quyền lực để chặn tất cả những dự luật đó. Tháng 03/2021, thông qua Ủy ban Quy tắc Hạ viện, bà Pelosi đã chặn các dự luật của cả hai đảng yêu cầu cấm các nhà lập pháp giao dịch cổ phiếu, khiến các dự luật này thậm chí không đặt chân lên được Hội trường Hạ viện nơi toàn bộ Dân biểu có thể thảo luận và bỏ phiếu cho nó.

Sắp tới, nếu đảng Cộng hòa chiếm được Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ, hãy tin chắc rằng một lệnh cấm giao dịch chứng khoán sẽ được đưa ra. Có một điều đáng khích lệ là, cố vấn kinh tế Brian Deese của chính quyền Tổng thống Biden cũng ủng hộ lệnh cấm, để "khôi phục niềm tin vào các thể chế của chúng ta". Điều này cho thấy rằng, Tổng thống có thể thực sự sẽ ký lệnh đó.

Việc hạn chế giao dịch cổ phiếu cũng sẽ mở đường cho một cuộc cải tổ cấp bách đối với các hãng công nghệ lớn.

Tháng 10/2020, trước thềm cuộc tranh cử tổng thống Trump-Biden, tờ New York Post đưa tin, dữ liệu trong máy tính xách tay của con trai Joe Biden là Hunter Biden cho thấy, Joe Biden cùng gia đình đã bí mật giao dịch với Ukraina. Sau đó, hãng công nghệ Twitter đã khóa tài khoản của tờ New York Post và chặn không cho người dùng Twitter chia sẻ đường dẫn đến bài báo, còn Facebook thì hạn chế việc lan truyền bài báo đó.

Các hãng công nghệ lớn thực sự có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một cuộc bầu cử, bằng cách tước đoạt khỏi người dân những thông tin nguy hiểm về một ứng cử viên.

Để ngăn chặn điều đó, Thượng nghị sĩ Bill Hagerty (Đảng Cộng hòa - Bang Tennessee) đã đưa ra Đạo luật Ngôn luận Tự do Thế kỷ 21. Đạo luật này sẽ đặt ra quy phạm pháp luật cho các nền tảng công nghệ này, coi chúng như ngành đường sắt, công ty viễn thông, hay các công ty tiện ích công cộng khác. Hãng viễn thông AT&T không thể cấm bạn sử dụng điện thoại chỉ vì họ không thích bài phát biểu chính trị của bạn. Nhưng Facebook, Twitter, và YouTube thường xuyên bịt miệng những người họ không thích, thậm chí bịt miệng cả tổng thống Mỹ. Dự luật này sẽ chấm dứt vấn đề đó, và khôi phục sự tranh luận tự do.

Điều gì đang cản đường những nỗ lực như thế này? Các đảng viên Đảng Dân chủ rất nhiệt tình trong việc bịt chặt cái mà họ gọi là "thông tin sai lệch", dù thông tin sai lệch đối với một người chính là sự thật của người khác thì cũng có sao đâu. Nhưng một rào cản khác là các khoản đầu tư cổ phiếu lớn của các đảng viên Đảng Dân chủ vào các hãng công nghệ lớn.

Gần một nửa số cổ phiếu của các nhà lập pháp đảng Dân chủ nằm ở các hãng công nghệ lớn. Trong khi đó, chỉ 14% số cổ phần của các đảng viên đảng Cộng hòa là nằm trong các hãng này. Bà Pelosi (Đảng Dân chủ) đã thu về từ 5,6 triệu cho đến 30,4 triệu USD từ việc đầu tư vào có mỗi 5 hãng công nghệ lớn — Facebook, Google, Amazon, Apple, và Microsoft — kể từ năm 2007. Không có gì ngạc nhiên khi bà trì hoãn tiến độ của bất kỳ cải cách nào áp dụng cho các hãng công nghệ lớn.

Khi họ nói, nó không liên quan đến tiền đâu, bạn có thể cá rằng, nó chính là vì tiền. Quốc hội đang kiếm bộn, còn những người Mỹ yêu tự do thì đang bị hút sạch tiền.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tiến sĩ Betsy McCaughey là một nhà bình luận chính trị, chuyên gia về hiến pháp, người phụ trách chuyên mục tổng hợp, và là tác giả của một số cuốn sách. Bà cũng là cựu phó thống đốc New York.

Cao Dương

Theo The Epoch Times

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Quan chức Chính phủ Mỹ tích cực chơi cổ phiếu, tham nhũng tràn lan, ngăn chặn cải cách