Quỹ Rockefeller rót hàng triệu USD vào nghiên cứu nhằm 'tăng nhu cầu tiêm chủng' của công chúng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quỹ Rockefeller và các tổ chức phi lợi nhuận khác đang rót hàng triệu USD vào một sáng kiến nghiên cứu nhằm “thúc đẩy” công chúng hướng tới việc chấp nhận tiêm vaccine nhiều hơn và chống lại cái gọi là “thông tin sai lệch”.

Cùng với Quỹ Khoa học Quốc gia, Quỹ Robert Wood Johnson, Quỹ từ thiện Craig Newmark và Quỹ Alfred P. Sloan, một vòng tài trợ hạt giống 7,5 triệu USD cho Dự án Mercury đã diễn ra vào năm 2021, với số tiền bổ sung là 7,2 triệu USD vào tháng trước, tờ The Defender đưa tin hôm 13/9.

Quỹ Rockefeller, Quỹ Khoa học Quốc gia (một cơ quan “độc lập” của chính phủ Hoa Kỳ) và các tổ chức phi lợi nhuận khác đang rót hàng triệu USD vào một sáng kiến ​​nghiên cứu “nhằm tăng cường sự hấp thụ vaccine ngừa COVID-19 và các biện pháp y tế công cộng được khuyến nghị khác bằng cách chống lại thông tin sai lệch" trong thời gian ba năm.

Dự án này được khởi động vào tháng 11/2021 và thực hiện theo phương châm “Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh hơn”. Dự án này được điều phối bởi Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội (Social Science Research Council - SSRC), là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy nghiên cứu trong khoa học xã hội và các ngành có liên quan.

Dự án Mercury cũng cam kết đánh giá “tác động nhân quả của thông tin sai lệch đối với các kết quả trực tuyến và ngoại tuyến trong bối cảnh của đại dịch COVID-19”, bao gồm “các tác động khác nhau giữa các nhóm nhân khẩu học xã hội”.

Các biện pháp can thiệp được đề xuất

Vào tháng 6, Dự án đã nhận được thêm 20 triệu USD từ Quỹ Khoa học Quốc gia để nghiên cứu “các biện pháp can thiệp nhằm tăng nhu cầu tiêm chủng COVID-19 và các hành vi sức khỏe tích cực khác”.

Dự án bao gồm 12 nhóm các nhà nghiên cứu ở 17 quốc gia, những người được khuyến khích đưa ra các khuyến nghị hoặc "can thiệp" để chống lại "mối đe dọa toàn cầu ngày càng tăng do tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 thấp và thông tin sai lệch về sức khỏe cộng đồng", Quỹ Rockefeller cho biết trong một thông cáo báo chí.

Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp can thiệp mà dự án thu được đều không có gì mới mẻ.

Theo đó, dự án này yêu cầu “đào tạo kỹ năng đọc và viết cho học sinh trung học” để “giúp học sinh xác định thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19”, đồng thời “trang bị cho những người đưa tin đáng tin cậy với các chiến lược truyền thông để tăng nhu cầu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19”.

Ngoài ra, dự án chủ trương “sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông điệp phù hợp, do cộng đồng phát triển nhằm tăng nhu cầu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19”.

Bà Anna Harvey, Chủ tịch SSRC lập luận: “Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang phổ biến và phát triển nhanh chóng ở khắp mọi nơi, nhu cầu cấp bách là phải xác định các biện pháp can thiệp có khả năng làm tăng tỷ lệ tiêm chủng”.

“Vaccine chỉ có hiệu quả nếu chúng trở thành vaccine; vaccine là một kỳ quan khoa học, nhưng tiềm năng của chúng sẽ không phát huy hiệu quả nếu chúng vẫn còn trên giá”, bà Harvey nói thêm.

Về nghệ thuật 'cú hích'

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị mê hoặc bởi những kế hoạch của dự án này.

Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em (Children's Health Defense - CHD), do ông Robert F. Kennedy Jr. sáng lập, chuyên vạch trần những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn của vaccine và các dược chất khác, nói rằng khoa học hành vi, hay dùng lý thuyết "cú hích" nhằm khiến chủ thể tuân theo mệnh lệnh. Đây là gốc rễ của dự án Mercury, theo tuyên bố trên trang web của tổ chức này.

Khái niệm cú hích dần trở nên phổ biến thông qua một cuốn sách bán chạy nhất năm 2008 của nhà kinh tế học Richard H. Thaler và học giả pháp lý Cass R. Sunstein có tựa đề "Cú hích: Cải thiện các quyết định về sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc" (Nudge: Improving Decisions About Health, Wealth, and Happiness).

Cú hích là một khái niệm trong khoa học hành vi, lý thuyết chính trị và kinh tế học hành vi. Lý thuyết này chỉ ra rằng hoạt động củng cố tích cực và đề xuất gián tiếp sẽ tác động đến hành vi và khả năng ra quyết định của một nhóm hoặc một cá nhân. Cú hích hoàn toàn trái ngược với những cách thông thường khác để đạt được sự tuân thủ, chẳng hạn như giáo dục, pháp luật hoặc cưỡng chế.

Ông Tony Jiang thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch Healthcare của Anh mô tả, đây là “Một bộ công cụ chính sách sử dụng những hiểu biết sâu sắc về tâm lý để cố gắng thúc đẩy mọi người thực hiện các hành động / hành vi mong muốn nhất định mà không cần phải thi hành luật, lệnh cấm hoặc hình phạt nghiêm ngặt”.

Đây được cho là một cách để “thúc đẩy mọi người đưa ra các quyết định có trách nhiệm, đồng thời duy trì quyền tự do cá nhân”.

Ông Jiang cũng đưa ra một số đề xuất để cải thiện việc tuân thủ đeo khẩu trang và tiêm vaccine. Ví dụ, khẩu trang, "có thể trở nên thời trang hơn".

Nhưng theo tờ ZeroHedge, các nhóm nghiên cứu được tài trợ bởi Dự án Mercury “đang hoạt động với mục đích điều chỉnh các câu chuyện về tiêm chủng để phù hợp với các nền tảng dân tộc và chính trị khác nhau, tìm kiếm chìa khóa dẫn đến cánh cổng của mỗi vương quốc văn hóa và thuyết phục họ tham gia".

Dự án sử dụng "ngôn ngữ mơ hồ và tuyên bố sứ mệnh" để ít nhất che giấu một phần mục đích chính của dự án là "sử dụng các yếu tố tâm lý học hành vi và tâm lý đám đông để hiểu được sự phản kháng toàn cầu đối với các nỗ lực tuân thủ COVID gần đây", tờ ZeroHedge cho hay.

Thanh Hải



BÀI CHỌN LỌC

Quỹ Rockefeller rót hàng triệu USD vào nghiên cứu nhằm 'tăng nhu cầu tiêm chủng' của công chúng