Quyền sở hữu vũ khí: Công cụ chặn đứng độc tài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một trong những vấn đề luôn được quan tâm và cũng có thể là gây tranh cãi và đối với nhiều người dân thế giới khiến họ băn khoăn là tại sao người Mỹ lại được sở hữu vũ khí. Tại sao họ lại coi đây là quyền hiến định? Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao quyền sở hữu vũ khí với người Mỹ lại là quyền quan trọng đến vậy.

Tu chính Án thứ 2: Quyền được sở hữu vũ khí.

Tu chính án thứ 2 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ cho phép người dân Mỹ được sở hữu vũ khí.

Tu chính Án thứ 2 ghi rõ:

“Vì một lực lượng dân quân quy củ là cần thiết cho an ninh của một đất nước tự do, quyền của người dân được nắm giữ và mang vũ khí sẽ không thể bị xâm phạm”.

Đối với những người soạn Hiến Pháp, quyền sở hữu và trang bị vũ khí là quyền tự vệ cá nhân là quyền tự nhiên cơ bản của người dân và quyền được đấng Tạo hóa ban cho (Laws of Nature and of Nature’s God). Nói một cách cụ thể là Chính phủ liên bang không có quyền xâm phạm tới quyền sở hữu của người dân.

Tương tự như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và những quyền tự nhiên cơ bản khác trong Tu chính Án thứ nhất, quyền sở hữu vũ khí là quyền bất khả xâm phạm. Đây là lý do tại sao Tu chính Án thứ 2 quy định người dân được nắm giữ vũ khí được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền.

Các chuyên gia Luật cho rằng, Tu chính Án thứ 2 không chỉ là quyền tự nhiên cơ bản, mà còn là một công cụ chống lại sự hình thành của một chính phủ độc tài. Đó là một dạng chính phủ lớn chỉ muốn quản tất cả mọi khía cạnh của người dân, khiến người dân phụ thuộc vào chính phủ, dần dần trở thành những con tốt của những kẻ bạo quyền.

Như vậy, mục đích căn bản của Tu chính án Thứ 2 đảm bảo rằng Nhân dân luôn có vũ khí để đối đầu với quân đội của chính phủ liên bang. Nó giúp người dân có thể chống lại chính quyền độc tài như một giải pháp cuối cùng. Tu chính án này không chỉ liên quan đến việc săn bắn hay chỉ phòng vệ cá nhân hoặc bảo vệ tài sản cá nhân. Mà Những nhà lập quốc soạn Hiến pháp tin rằng chính quyền và quân đội có thể quay lưng lại với nhân dân và vì thế Tu chính án này được viết ra để đảm bảo rằng điều đó không bao giờ xảy ra.

Hiến Pháp Hoa Kỳ nhấn mạnh việc vào kiểm soát và đối trọng giữa ba nhánh của chính phủ gồm; hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mục đích tối thượng của nó cũng không muốn một chính phủ lạm quyền mà quyền lực phải được trao cho người dân. Những nhà lập quốc và những người phản đối thể chế liên bang lo ngại việc việc trao nhiều quyền cho chính phủ liên bang trong việc thành lập và kiểm soát quân đội sẽ khiến họ lạm quyền.

Tu chính Án thứ 2 được ra đời để trả lời cho sự quan ngại ấy.

Những người ủng hộ quyền sở hữu súng tại Virginia (Photo by Spencer Platt/Getty Images)

Bối cảnh lịch sử của sự ra đời Tu chính Án thứ 2.

Trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng Mỹ, "dân quân" dùng để chỉ các nhóm người tập hợp lại với nhau để bảo vệ cộng đồng, thị trấn, thuộc địa Mỹ và cuối cùng là các bang của họ, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh vào năm 1776

Nhiều người ở Mỹ vào thời điểm đó tin rằng chính phủ sử dụng binh lính để đàn áp người dân, và họ cho rằng chính phủ liên bang chỉ nên được phép có quân đội khi đối mặt với kẻ thù nước ngoài. Còn với những mục đích khác thì sử dụng dân quân bán thời gian, hoặc dân thường có trang bị vũ khí.

Nhưng vì lực lượng dân quân tỏ ra không đủ sức mạnh để chống trả lại người Anh, nên tại Hội Nghị Lập Hiến đã trao cho chính phủ liên bang quyền thành lập quân đội thường trực, ngay cả trong thời bình.

Tuy nhiên, những người phản đối một chính quyền liên bang có nhiều quyền lực tập trung (được gọi là Những người phản đối Thể chế Liên bang) cho rằng quân đội liên bang sẽ tước đi khả năng tự vệ của các tiểu bang khi bị áp bức. Họ sợ rằng Quốc hội có thể lạm dụng quyền lực hiến định của mình trong việc "tổ chức, trang bị vũ khí và kỷ luật dân quân" bằng cách không trang bị vũ khí đầy đủ cho lực lượng này.

Vì vậy, ngay sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ chính thức được phê chuẩn, James Madison sau ngày là Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ, đã đề xuất Tu chính Án thứ hai như một cách để trao quyền cho lực lượng dân quân tiểu bang này. Tuy Tu chính Án thứ hai không đáp ứng được mối quan tâm lớn hơn của những Người phản đối Thể chế Liên bang rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền lực, nhưng điều này đã thiết lập một nguyên tắc rằng chính phủ không có quyền tước vũ khí của công dân.

Có khá nhiều tranh cãi về việc quyền được sở hữu vũ khí được ghi trong Tu chính Án thứ 2 từ khi nó được thông qua. Tuy vậy phán quyết mới nhất của Tối cao Pháp viện năm 2010 trong vụ kiện McDonald v. Chicago, đã nhấn mạnh rằng quyền sở hữu vũ khí của cá nhân là quyền tự vệ cơ bản và yếu tố trung tâm của Tu chính Án thứ 2.

Các nhà hoạt động vì quyền sử dụng súng mang súng bán tự động chụp ảnh trong Tòa nhà Capitol vào ngày 31 tháng 1 năm 2020 ở Frankfort, Kentucky. Những người ủng hộ từ khắp tiểu bang đã tập trung tại Kentucky Capitol để ủng hộ Tu chính án thứ hai. (Ảnh của Bryan Woolston / Getty Images)

Một trong những tranh cãi về quyền sở hữu súng đó là lập luận rằng sở hữu vũ khí sẽ gia tăng bạo lực. Vậy có phải là việc sở hữu vũ khí khiến bạo lực gia tăng hay không? Chúng ta hãy xem những con số thống kê.

Thống kê và những lầm tưởng về bạo lực liên quan đến Súng đạn

Trong số liệu thống kê của năm 2018, trong tổng 167.127 những vụ tai nạn “vô ý”, chỉ có 458 vụ liên quan đến súng, chỉ chiếm 0.27%. Chiếm nhiều nhất là ngộ độc dược phẩm với 58,908 vụ chiếm 35%, và tai nạn giao thông với 37,991 vụ, chiếm 23%.

  • Kể từ năm 1903, năm có dữ liệu sớm nhất, tỷ lệ tử vong do tai nạn súng bình quân đầu người đã giảm 95%, từ 3,1 xuống 0,14 người chết trên 100.000 dân. [1]
  • Có 458 vụ tai nạn liên quan đến súng gây tử vong trong năm 2018 - thấp nhất kể từ năm 1903 - và tỷ lệ này thấp kỷ lục 0,14 trên 100 nghìn dân. [2]
  • Trong 25 năm qua, số người chết vì tai nạn súng hàng năm đã giảm hơn 66% [3]. Cùng thời gian này, người Mỹ đã mua được hơn 200 triệu khẩu súng mới và ngày nay sở hữu khoảng 407 triệu khẩu, mức cao nhất mọi thời đại [4].
  • Súng chỉ liên quan đến 0,27 % các ca tử vong do tai nạn trong tổng dân số và 1,4 phần trăm ở trẻ em [5].

Những số liệu trên cho thấy Súng không phải là nguyên nhân của bạo lực.

Ngoài ra những lầm tưởng hay những tin tức giả mạo về súng ống cũng được lan truyền khiến nhiều người hiểu sai về bạo lực liên quan đến súng tại Hoa Kỳ. Dưới đây là một số lầm tưởng về bạo lực liên quan đến súng đã được bóc trần.

Lầm tưởng gây hiểu lầm nhất: “Nhiều súng hơn đồng nghĩa với tội phạm liên quan đến súng nhiều hơn.”

Một nghiên cứu toàn diện của Đại học Harvard cho thấy rằng tại nhiều quốc gia khác không có đủ bằng chứng để chứng minh được rằng "nhiều súng hơn tương đương với nhiều người chết hơn và ít súng hơn tương đương với ít tử vong hơn". Tại Hoa Kỳ cũng có kết quả tương tự như vậy trong hai thập kỷ qua, khi có nhiều súng được lưu hành hơn trong khi cả tỷ lệ tội phạm bạo lực và tỷ lệ giết người (bao gồm cả những vụ phạm tội bằng súng) đều giảm mạnh.

Súng được bán trong cửa hàng tại Utah (Photo by George Frey/Getty Images)

Lầm tưởng 2: “Kiểm soát súng sẽ ngăn ngừa tội phạm”.

Dưới đây là một vài ví dụ về chính sách kiểm soát súng đã thất bại:

  • Lệnh cấm súng ngắn của Đặc khu Washington, D.C. có hiệu lực vào năm 1977 và tỷ lệ giết người của thành phố này tăng gấp ba lần vào những năm 1990. Theo sở cảnh sát của D.C., tất cả vụ giết người bằng súng tại thành phố này đều được thực hiện bằng súng ngắn.
  • Chicago đã sao chép lệnh cấm súng ngắn của D.C. vào năm 1982 và, theo dữ liệu của thành phố, trong vòng 10 năm các vụ giết người liên quan đến súng ngắn đã tăng gấp đôi.
  • Maryland và California đều áp đặt thời gian chờ mua súng và hạn chế bán súng ngắn và súng trường bán tự động. Tuy nhiên, theo Báo cáo Tội phạm của FBI, tỷ lệ giết người và cướp của những tiểu bang này vượt xa phần còn lại của đất nước.
  • Tương tự như vậy ở Vương quốc Anh và Australia khi 2 quốc gia này gần như cấm sở hữu vũ khí cá nhân. Tuy nhiên cả hai quốc gia này, tỷ lệ tội phạm không hề giảm đi mà còn tăng lên sau khi áp dụng lệnh cấm.
Kính, Hàng Đầu, Máu, Bắn, Đạn Lỗ, Chấn Thương, Tội Phạm
Ở Vương quốc Anh và Australia khi 2 quốc gia này gần như cấm sở hữu vũ khí cá nhân. Tuy nhiên cả hai quốc gia này, tỷ lệ tội phạm không hề giảm đi mà còn tăng lên sau khi áp dụng lệnh cấm. (Ảnh: Pixabay)

Lầm tưởng 3: “Bạo lực liên quan đến súng đang tăng vọt”.

Việc truyền thông liên tục đưa tin về các vụ xả súng khiến người ta lầm tưởng như vậy. Nhưng trên thực tế, số liệu thống kê về bạo lực liên quan đến súng đạn cho thấy tỷ lệ này giảm mạnh.

Một nghiên cứu năm 2013 từ Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy bạo lực liên quan đến súng đạn đã giảm gần 50% kể từ đỉnh điểm năm 1993:

Một phân tích năm 2014 từ Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho thấy tội phạm bạo lực đã giảm đáng kể trong 5 năm:

Số liệu vào năm 2013, năm gần nhất mà dữ liệu đầy đủ có sẵn, cho thấy tổng số vụ giết người có liên quan đến súng là 8.454, giảm 12% so với số vụ giết người bằng súng vào năm 2003. Từ năm 1994 đến năm 2003 số này giảm 41%.

Như vậy có thể thấy rằng số vụ giết người bằng súng ở Hoa Kỳ đã giảm gần 50% trong hai thập kỷ qua. Và thật sai lầm khi khẳng định khi nói rằng bạo lực liên quan đến súng đạn ở Hoa Kỳ đang tăng vọt.

Tuy là quyền hiến định, nhưng một số các chính trị gia vẫn muốn kiểm soát súng và tước quyền này. Vậy đâu là nguyên nhân?

Nguyên nhân muốn kiểm soát súng của đảng Dân chủ

Nếu bạn mở xem thông tin trên những báo dòng chính, một trong những tin tức mà bạn nhận được trong những ngày lễ là; Các vụ xả súng gia tăng trong ngày Quốc khánh, Tuần đẫm máu tại Chicago ...Và những thông tin đại loại liên quan đến bạo lực liên quan đến súng ống.

Chưa kể những vụ xả súng hàng loạt sẽ được đưa tin với tần suất liên tục. Tất nhiên, nhiệm vụ của truyền thông là đưa tải thông tin cho độc giả. Và sau đó ở mục Ý Kiến Bình Luận trên những kênh truyền thông cánh tả ủng hộ đảng Dân chủ như CNN, NBC, MSNBC, ABC... sẽ có những lời kêu gọi kiểm soát súng từ các chính trị gia hoặc những nhà hoạt động ủng hộ kiểm soát súng.

Tuy vậy họ không nêu một thực tế rằng, từ khi có phong trào Cắt ngân sách Ngành cảnh sát (Defund the Police), đã khiến bạo lực bùng phát tại những thành phố do đảng Dân chủ kiểm soát, những nơi mà luôn tích cực thúc đẩy chương trình này.

Hầu hết chính trị gia thuộc đảng Dân chủ muốn kiểm soát súng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đảng Dân chủ ủng hộ kiểm soát súng?

Lập luận của họ là có nhiều súng thì sẽ có nhiều vụ tội phạm liên quan đến súng đạn.

Số liệu thống kê ở trên cho kết quả hoàn toàn ngược lại. Ngoài ra, trong cuốn sách More Guns, Less Crime (Tạm dịch: Có nhiều Súng, sẽ có ít Tội phạm hơn) của tác giả John Lott đã chứng minh kết quả giống như tựa đề của cuốn sách

Câu trả lời là Chương trình nghị sự của đảng Dân chủ là muốn xây dựng một chính phủ lớn. Chính phủ lớn là chính phủ có chủ trương kiểm soát nhiều thứ, khiến người dân phải phụ thuộc vào chính phủ. Và Súng là một trong những yếu tố quan trọng mà họ muốn kiểm soát.

Kiểm soát súng là một chương trình nghị sự quan trọng của đảng Dân chủ và cũng là điểm khác biệt lớn giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Vì quyền sở hữu được ghi vào Hiến Pháp nên việc bãi bỏ là gần như không thể, do vậy nhánh Hành pháp thường sử dụng sắc lệnh hành pháp để hạn chế quyền này. Hồi tháng 4, chính quyền Biden đã ký 6 sắc lệnh hành pháp hạn chế việc sở hữu súng.

Việc sở hữu súng vẫn sẽ luôn là một vấn đề gây tranh luận tại Hoa Kỳ. Thomas Jefferson, tác giả Hiến Pháp và là Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ đã có câu nói nổi tiếng như sau:

“Làm sao mà một quốc gia có thể bảo tồn được sự tự do của mình nếu như những kẻ nắm quyền không luôn được cảnh báo rằng người dân có tinh thần phản kháng. Hãy để người dân được cầm vũ khí”.

Minh Dũng

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.



BÀI CHỌN LỌC

Quyền sở hữu vũ khí: Công cụ chặn đứng độc tài