Romania hủy thỏa thuận với công ty điện hạt nhân Trung Quốc trong danh sách đen của Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính phủ Romania yêu cầu công ty năng lượng nhà nước Nuclearelectrica chấm dứt hợp tác 5 năm với Tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN) sau khi Hoa Kỳ liệt CGN vào danh sách đen vào tháng 8/2019.

Chính phủ Romania yêu cầu công ty năng lượng nhà nước Nuclearelectrica chấm dứt hợp tác 5 năm với Tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN). Romania dự định xây dựng hai lò phản ứng mới có công suất 700 megawatt tại nhà máy điện hạt nhân của nước này ở Cernavoda.

Theo một tuyên bố của công ty, cổ đông chính là Bộ Kinh tế và Năng lượng Romania sở hữu 82,49% vốn cổ phần, chính thức yêu cầu các cổ đông bãi bỏ chiến lược hiện tại về việc mở rộng nhà máy hạt nhân Cernavoda.

Bộ này đã ủy quyền cho ban quản lý công ty, chấm dứt đàm phán với CGN và chấm dứt tuân thủ biên bản ghi nhớ và thỏa thuận của nhà đầu tư với CGN, theo tuyên bố của công ty.

Bộ này cũng yêu cầu Ban quản lý công ty nghiên cứu và đưa ra giải pháp thay thế cho việc xây dựng hai lò phản ứng mới tại Cernavoda.

Năm 2015, Nuclearelectrica và CGN đã ký một biên bản ghi nhớ về việc xây dựng hai tổ máy mới (tổ máy 3 và 4) tại Nhà máy điện hạt nhân Cernavoda, đã được các cổ đông chấp thuận, theo thông cáo báo chí của Nuclearelectrica.

Thỏa thuận do Bộ trưởng Năng lượng lúc bấy giờ ký. Ông từng làm việc trong chính phủ Dân chủ Xã hội (PSD) trước đây do Thủ tướng Viorica Dancila lãnh đạo vốn bị lật đổ vào tháng 10/2019.

Tổng chi phí của dự án được CGN ước tính vào khoảng 7,2 tỷ euro vào năm 2016, theo Profit.ro.

Chính phủ mới do Ludovic Orban của Đảng Tự do Quốc gia (PNL) lãnh đạo chỉ trích thỏa thuận với CGN hồi tháng 1.

Balkan Insight cho biết, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Romania Virgil Popescu cho biết vào tháng 1/2020 rằng Nuclearelectrica có thể tự xây dựng một lò phản ứng mới, nhưng một lựa chọn khả thi hơn đó là hợp tác với một đồng minh NATO.

Thỏa thuận hạt nhân với công ty Trung Quốc bị soi xét

Hoa Kỳ cáo buộc CGN làm gián điệp vào năm 2016 nhưng CGN vẫn đạt được thỏa thuận với công ty của Romania.

Thỏa thuận này đã được xem xét kỹ lưỡng sau khi Hoa Kỳ liệt CGN vào danh sách đen vào tháng 8/2019 do công ty này đã cố gắng lấy cắp công nghệ hạt nhân tiên tiến của Hoa Kỳ.

Ông Ludovic Orban cho biết không có diễn biến lớn nào trong năm năm qua và vào tháng 1/2020, chính phủ có thể rút khỏi thỏa thuận với công ty Trung Quốc.

Một số quan chức Romania quan ngại về các điều khoản đầu tư của Trung Quốc và sự tin cậy đối với Trung Quốc. Andreea Brînză, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Romania-Châu Á Thái Bình Dương, cho biết trong một báo cáo của bà được đăng trên tờ The Diplomat.

Liên minh Châu Âu muốn hạn chế đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng quan trọng của châu Âu, vậy nên liên mình này có quan ngại với khoản đầu tư của Trung Quốc vào Cernavoda, bà Andreea BrînzăBrnză cho biết.

Việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ở Cernavoda bắt đầu từ những năm 1980. Nhưng lò phản ứng đầu tiên được đưa vào hoạt động từ năm 1996 và lò thứ hai vào năm 2007. Cả hai lò phản ứng do Cơ quan Năng lượng nguyên tử Canada cung cấp (hiện tại có tên là Năng lượng Candu).

Nhà máy điện Cernavoda cung cấp 18% điện cho toàn Romania.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Romania hủy thỏa thuận với công ty điện hạt nhân Trung Quốc trong danh sách đen của Mỹ