Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hòa cùng làn sóng sinh viên biểu tình tại Trung Quốc, sinh viên Trung Quốc tại nhiều nước trên khắp thế giới, trong đó có Úc, đã đứng lên bày tỏ tiếng nói phản kháng. Các nhà hoạt động dân chủ hy vọng rằng những sự kiện như thế này sẽ kích hoạt hiệu ứng quả cầu tuyết.

“Tập Cận Bình, hãy hạ đài! ĐCSTQ, hãy hạ đài!”, “Tự do hoặc Chết!”.

Đó là những khẩu hiệu của hơn 100 sinh viên Trung Quốc - những bạn trẻ dũng cảm tập trung trước Tòa thị chính, Sydney, Úc vào tối ngày 28/11 để phản đối chính sách cực đoan zero-COVID và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) độc tài.

Bức xúc trước cái chết của ít nhất 10 người trong tòa chung cư gặp hỏa hoạn ở Urumqi (Tân Cương), các cuộc biểu tình rầm rộ đã nổ ra trên khắp Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra nước ngoài. Nhiều người Trung Quốc ở mọi tầng lớp xã hội nói rằng đây là cảnh tượng chưa từng thấy kể từ cuộc biểu tình do sinh viên tổ chức ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989.

Ngày 28/11, các sinh viên Trung Quốc ở Sydney đã tổ chức thắp nến tưởng nhớ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi - nơi lính cứu hỏa không thể tiếp cận do đường phố và toàn bộ khu chung cư bị phong tỏa.

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Hơn 100 sinh viên Trung Quốc tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-COVID và ĐCSTQ độc tài, tại Tòa thị chính, Sydney, Úc, ngày 28/11/2022. (Ảnh: Ling Xiao/ Epoch Times)

Một số sinh viên hóa trang thành gấu Pooh (Winnie the Pooh) để chế nhạo ông Tập Cận Bình - nhà lãnh đạo ĐCSTQ; trong khi những người khác phát giấy trắng - mô phỏng cuộc cách mạng giấy trắng ở Trung Quốc - và khẩu hiệu cho người qua đường.

Các khẩu hiệu phản đối rất đa dạng, từ “Tập Cận Bình, hãy hạ đài”, “ĐCSTQ, hãy hạ đến”, “tự do báo chí, tự do ngôn luận”, “thả tất cả công dân bị bắt giữ”, đến “đóng cửa các trại tập trung Tân Cương”, “trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ", “giải phóng Hong Kong, giải phóng Thượng Hải, giải phóng Bắc Kinh, giải phóng Trung Quốc”. Đám đông cũng hát vang bài hát “Có nghe chăng người dân hát” (Do you hear the people sing).

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Hơn 100 sinh viên Trung Quốc tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-COVID và ĐCSTQ độc tài, tại Tòa thị chính, Sydney, Úc, ngày 28/11/2022. (Ảnh: Ling Xiao/ Epoch Times)

Sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài: ĐCSTQ hoàn toàn dối trá

Một sinh viên Trung Quốc tham dự cuộc biểu tình với hóa danh Baishun nói rằng anh ấy bị sốc bởi vụ cháy chung cư ở Urumqi; tại đó, chính sách của chính quyền đã tạo ra một thảm họa nhân tạo mà lẽ ra có thể tránh được. Sự việc này, cùng với việc một phụ nữ mang thai ở thành phố Tây An bị sảy thai, đã khiến anh nhận thức rõ hơn về bản chất của ĐCSTQ.

“ĐCSTQ đang sử dụng con virus này [virus corona chủng mới] để kiểm soát người dân của chính họ và người dân thế giới. [Virus] chỉ là một công cụ”, anh nói với The Epoch Times. “ĐCSTQ hoàn toàn dối trá, họ bức hại tất cả những người tốt và để yên cho tất cả những người xấu. Tôi thực sự thất vọng với Đảng. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó đất nước chúng tôi sẽ dân chủ và tự do”.

"Tôi yêu đất nước tôi. Tôi yêu Trung Quốc. Tôi hy vọng ĐCSTQ sẽ sụp đổ càng sớm càng tốt”.

Anh Baishun nói rằng anh ấy đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Anh ấy cảm ơn The Epoch Times đã cung cấp một nền tảng để anh ấy bày tỏ cảm xúc của mình.

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Một người biểu tình giơ cao khẩu hiệu. (Ảnh: Ling Xiao/ Epoch Times)

Một sinh viên Trung Quốc khác, Jack, nói với The Epoch Times rằng ĐCSTQ là một chính phủ độc tài; Đảng này sẽ sụp đổ và vụ hỏa hoạn ở Urumqi chỉ là ngòi nổ. Bản thân Jack là người ủng hộ dân chủ kể từ phong trào chống dự luật dẫn độ tại Hong Kong năm 2019.

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Sinh viên Trung Quốc Jack (hóa danh) cầm khẩu hiệu. (Ảnh: Ling Xiao/ Epoch Times)

Người Úc gốc Hoa: Thay đổi quan điểm về sinh viên Trung Quốc

Công dân Úc gốc Hoa, Daxiong, nói rằng đây là lần đầu tiên anh chứng kiến nhiều sinh viên Trung Quốc như vậy tập trung phản đối và dám chỉ thẳng tay, trực tiếp buộc tội ĐCSTQ.

“Tôi từng nghĩ người Trung Quốc hèn nhát, không có lòng tự trọng, nhưng bây giờ dường như họ có đôi chút”, anh nói.

Anh Andy Cai - một cư dân Úc đến từ Trung Quốc đại lục, từng sống ở Hong Kong trong nhiều năm - cho biết: “Đây là lần đầu tiên kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, tôi mới có thể thấy nhiều sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài đứng lên chống lại chế độ chuyên chế và độc tài”.

“Tôi nghĩ họ rất dũng cảm. Trước đây, [những người tham dự] các hoạt động này đều là doanh nhân ở Hong Kong, hoặc một số nhóm đơn lẻ, chẳng hạn như các nhóm Pháp Luân Công hoặc người Tây Tạng, nhưng lần này, nhiều bạn trẻ đã tiến lên, điều này thật cảm động”.

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Anh Andy Cai, một cư dân Úc đến từ Trung Quốc đại lục, cầm một khẩu hiệu. (Ảnh: Li Zhaohui/The Epoch Times)

Các nhà hoạt động dân chủ: Vui mừng khi thấy sinh viên đứng lên

Ông Robert, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu ở Sydney, cho biết các cuộc biểu tình ở Trung Quốc lần này là do chính sách zero-COVID gây ra, khác với cuộc biểu tình ngày 04/06/1989 khi sinh viên lần đầu tiên kêu gọi dân chủ và tự do.

Tuy nhiên, ông nhận thấy, trong quá trình này, người dân Trung Quốc đã dần dần nhận ra tầm quan trọng của dân chủ.

“Lần này, người dân đã thức tỉnh rằng nếu không có dân chủ thì chính quyền muốn làm gì thì làm. Họ không cần nói chuyện với bạn trước khi khiến bạn im lặng”, ông Robert nói với The Epoch Times.

“Mọi người không hiểu điều này trước đây. Họ nghĩ rằng dân chủ không phải là thứ gì đó thiết thực mà có thể nuôi dưỡng được. Tuy nhiên, lần này, có vẻ như nền dân chủ thực sự trở thành một thứ gì đó để nuôi dưỡng”.

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Một người biểu tình hóa trang thành gấu Pooh (Winnie the Pooh) để chế nhạo ông Tập Cận Bình. (Ảnh: Ling Xiao/ Epoch Times)

Nhà văn Sun Baoqiang đến từ Trung tâm Văn bút Độc lập Trung Quốc, đã phát biểu tại cuộc biểu tình. Bà nói rằng ĐCSTQ đã đi đến mức điên rồ.

“Thật khủng khiếp khi một nhóm nhỏ kiểm soát cuộc sống của hơn một tỷ người. Người dân Trung Quốc thực sự là những con cừu chờ bị giết thịt”, bà nói. “Nếu quý vị không lên tiếng trước sự chuyên chế như vậy, thì quý vị không có lương tâm”.

Bà Sun, người đã đứng lên chống lại Bắc Kinh trong nhiều năm, nói rằng nhiều sinh viên Trung Quốc ngày nay không biết gì về vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, nguyên nhân là chính quyền Trung Quốc phong tỏa thông tin vô cùng khắt khe.

“Nhưng hôm nay thực sự là một dấu hiệu tốt cho thấy sinh viên đã đứng lên”, bà nói. “Tôi hy vọng nó có thể kích hoạt hiệu ứng quả cầu tuyết”.

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Một người biểu tình hóa trang thành nhân viên phòng chống dịch bệnh ở Trung Quốc. (Ảnh: Li Zhaohui/The Epoch Times)
Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà, Cảnh sát Trung Quốc ráo riết tìm kiếm người biểu tình, biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Những người biểu tình đã tổ chức một đêm cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ cháy Urumqi. (Ảnh: Ling Xiao/ Epoch Times)

Xuân Hoa

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Sinh viên Trung Quốc tập trung trước Tòa thị chính Sydney để ủng hộ biểu tình ở quê nhà