Sự thất bại trong cuộc ứng phó của WHO đã vượt khỏi những vấn đề về cơ cấu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với ‘tập quán' nói dối, che dấu và tuyên truyền thông tin sai lệch đã làm chậm trễ những phản ứng cần có ngay từ ban đầu, dẫn đến bùng phát dịch bệnh tại địa phương.

Chính quyền Trung Quốc đã khiến sự lây lan của dịch coronavirus trầm trọng thêm vì không chịu lắng nghe, đồng thời bịt miệng các bác sĩ tuyến đầu tại các bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, như bác sĩ quá cố Lý Văn Lượng.

Chỉ đến hiện tại sau khi bị dư luận phẫn nộ và báo chí lên án, chế độ chuyên chế này mới cho phép Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gửi “đội ngũ tiên phong” của họ đến Trung Quốc để đối phó với cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

Về phần mình, WHO đã khiến những nỗ lực ứng phó của họ và sự che đậy của ĐCSTQ càng tệ hại hơn. Vì đã không chuẩn bị những thỏa thuận với các quốc gia hàng đầu trong đàm phán tại Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức khác, WHO không có kế hoạch được chuẩn bị sẵn để có thể đương đầu với sự bùng phát dịch bệnh trong một xã hội khép kín như tại Trung Quốc. Đó là một thất bại về khả năng lãnh đạo và tầm nhìn xa của WHO.

Kể từ năm 2009, WHO đã tuyên bố 6 trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu: dịch cúm lợn (2009); dịch bệnh bại liệt hoang dã (2012); đại dịch virus Ebola ở Tây Phi (2014); dịch Zika (2016), Ebola 2.0 ở Congo và hiện giờ là đại dịch COVID-19 ( 2020).

Ai cũng sẽ nghĩ rằng một tổ chức toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la, với kinh nghiệm lâu nay về các tuyên bố khẩn cấp, đương nhiên sẽ có kế hoạch về cách đối phó với đợt bùng phát tiếp theo. Không! Tiếc thay mọi việc đã không như mong đợi. Điều này quá rõ ràng đối với người viết bài này và nhiều tổ chức truyền thông, WHO đã không trang bị đủ để có thể ứng phó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Thất vọng hơn nữa là WHO đã tài trợ 675 triệu đô la để tăng cường năng lực và cung cấp vật tư y tế cho 60 quốc gia có hoàn cảnh khó khăn, giống như một tổ chức xã hội chủ nghĩa phân phối lại của cải xã hội. WHO đã đánh giá sai các nguồn lực của mình khi đối phó với những “thông tin sai lệch” về coronavirus mới.

Thật tệ khi Giám đốc WHO Tedros Adhanom cũng đã dùng truyền thông che giấu sự mờ ám và thất bại của Bắc Kinh trước cuộc khủng hoảng, thay vì định hướng và minh bạch. Hành động đó khiến Adhanom không xứng đáng với vị thế người lãnh đạo của WHO; đã có một vận động kiến ​​nghị trên trang Change.org kêu gọi ông từ chức.

Mọi việc nên tiến hành ra sao?

Với kinh nghiệm từ 5 lần tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trước khi bùng phát dịch virus mới lần này, WHO nên tham gia ngay vào vụ việc cùng Trung Quốc, đòi hỏi tính minh bạch và hợp tác để xác định rõ nguồn gốc của bệnh truyền nhiễm, theo dõi những người thuộc nhóm bệnh nhân đầu tiên và nỗ lực xác định xem ổ dịch đã bắt đầu bùng phát như thế nào và vào thời điểm nào.

Ngay lập tức, Trung Quốc nên cung cấp cho WHO các mẫu virus lấy từ các bệnh nhân ở tâm chấn của vụ dịch và chia sẻ nguồn dữ liệu thô về bộ gen của virus với các nhà khoa học quốc tế. Từ đó, WHO sẽ phân phối ba đến năm mẫu cho các phòng thí nghiệm độc lập bên ngoài Trung Quốc để nghiên cứu virus, song song với các nhà khoa học của WHO.

Sau đó họ sẽ cùng chia sẻ kết quả phân tích của họ, công bố và cho phép các nhà khoa học và nhà nghiên cứu khắp nơi cùng kiểm tra, chứng thực và đặt câu hỏi cho những kết quả này. Tiếc thay không có hành động nào trong những bước liệt kê bên trên được thực hiện. WHO đã bỏ lỡ cơ hội vàng vì chỉ quan tâm dập tắt thông tin sai lệch. Họ tạo ra tình trạng tồi tệ này khi không có khả năng huy động và ứng phó với đại dịch một cách nhanh chóng.

Do đó, ai có thể đổ lỗi cho các nhà nghiên cứu, điều tra viên và nhà báo trực tuyến rằng: Viện Virus học Vũ Hán, trong đó có một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học cấp 4, cách khu chợ hải sản 20 dặm. Hoặc một nhà khoa học Trung Quốc đã bị trục xuất khỏi Canada vào tháng 8 năm 2019 vì cố gắng đánh cắp các mẫu của coronavirus. Hay là tập đoàn do Gates Foundation lãnh đạo, đã tiến hành mô phỏng một loại coronavirus hàng tuần trước khi dịch bệnh bùng phát.

Kết quả là, 40 ngày sau đại dịch, câu hỏi vẫn còn. Có phải virus xuất hiện tự nhiên từ một ổ chứa động vật kỳ lạ? Hay nó đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của viện nghiên cứu? Chúng ta vẫn không biết nguồn gốc của virus.

Trong khi chúng tôi chờ đợi các nhà khoa học độc lập thực hiện các công việc mất nhiều thời gian và công sức của WHO trong việc phân tích các mẫu virus từ bên ngoài Trung Quốc, thông tin, có hay không sự giả tạo hay không chính xác, sẽ tiếp tục. Đây là lỗi của WHO. Ngoài ra, không ai biết liệu bộ gen của virus do Trung Quốc công bố là chính xác hay sự thiếu thông tin của ĐCSTQ vẫn không chia sẻ siêu dữ liệu về coronavirus. Quá nhiều sự “hợp tác đôi bên cùng có lợi” của chế độ này.

Các vấn đề khác với Trung Quốc

Vượt ra ngoài phòng thí nghiệm, các nhà khoa học của Viện Virus học Vũ Hán đã thao túng virus Bat-SARS-CoV trong quá khứ. Để hiểu được điều gì làm cho virus tấn công và trở nên gây chết người, các nhà khoa học triển khai các phương pháp để nghiên cứu một số đặc điểm nhất định bằng cách tạo ra một pseudovirus và thay thế nó bằng cách cải biến virus với các “chimeric”. Họ đã làm điều đó để thay đổi kiểu gen của virus trong nghiên cứu của Viện năm 2007, “sự khác biệt về cách sử dụng Receptor giữa coronavirus gây hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và coronavirus giống SARS có nguồn gốc từ dơi”.

Do những sửa đổi nhân tạo như vậy đối với các hoán vị trước đó của virus SARS-CoV đã xảy ra trong phòng thí nghiệm Vũ Hán, nên người ta có thể hiểu được quá trình suy nghĩ của phản ứng ban đầu của ĐCSTQ đối với căn bệnh này.

Trong thời gian COVID-19 âm thầm diễn tiến, không ai ở Vũ Hán biết họ đang đối diện với cái gì vào tháng 12 năm 2019. Khi các nhà khoa học xác định virus mới và các thuộc tính ủ bệnh kéo dài của nó, sao chép hàng loạt và thụ thể bám vào các tế bào của vật chủ, ĐCSTQ vẫn không biết những gì họ có trong tay: một loại virus tự nhiên hoặc nhân tạo, cho dù nó bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay được nuôi dưỡng bởi một kẻ phá hoại.

Vì vậy, thật hợp lý khi nghĩ rằng ĐCSTQ nắm giữ tất cả các thông tin quan trọng trong tay họ, không quan tâm để chia sẻ, có lẽ vì sợ hoặc sợ virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, và sau đó bị đổ lỗi khi mọi người bị nhiễm bệnh và chết.

Nếu Trung Quốc không phải là một người chơi toàn cầu tốt hơn, cởi mở hơn dưới thời ĐCSTQ, thì chế độ này sẽ bị loại ra khỏi sân khấu thế giới. Và nếu WHO không có khả năng có kế hoạch để nhanh chóng xác định nguồn gốc của sự lây nhiễm tiếp theo một cách nhanh chóng, minh bạch, thì cơ quan y tế nên hoàn trả lại tất cả các hỗ trợ vốn đến từ người nộp thuế ở Hoa Kỳ.

Trong đại dịch tiếp theo, thế giới không thể giữ bí mật, che đậy và thất bại trong kế hoạch đối phó nhanh chóng. Đó sẽ là cách duy nhất để ngăn chặn “nạn dịch thông tin” bị giảm nhẹ bởi Adhanom của WHO và Thời báo New York.

Thiếu thông tin là một vấn đề. Sự tin tưởng và minh bạch là những điểm ma sát đã thất bại trong việc ngăn chặn mối đe dọa ngày càng tăng của đại dịch.

James Grundvig là người đóng góp cho The Epoch Times và là tác giả của Man Master Manipulator: Câu chuyện chân thực bùng nổ về gian lận, tham ô và phản bội chính phủ tại CDC. Ông sống và làm việc tại thành phố New York.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Thùy Trang



BÀI CHỌN LỌC

Sự thất bại trong cuộc ứng phó của WHO đã vượt khỏi những vấn đề về cơ cấu