Tài phiệt tài chính Mỹ từng hết lòng tài trợ cho Hitler và giờ là Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Câu chuyện thành công của Trung Quốc hiện đại có nét tương đồng với thành công của chế độ Đức quốc xã gần 100 năm trước; đằng sau các thể chế độc tài, gây ra tội ác đẫm máu này là dòng tiền tài trợ của các tài phiệt tài chính Mỹ.

Lịch sử là khoa học chính xác, đó là lý do chúng ta không được phép quên đi lịch sử, chỉ có như vậy chúng ta mới nhận thức được đầy đủ thế giới mà chúng ta đang sống…

Tài phiệt tài chính Mỹ hỗ trợ chế độ Đức quốc xã như thế nào?

Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc năm 1918, Đức đã thất bại thảm hại và chịu khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ. Tuy nhiên, nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Vì đâu là một nước Đức “suy kiệt” về kinh tế lại có thể “quật khởi” trở lại sau một khoảng thời gian ngắn và từng bước củng cố tiềm lực về kinh tế để kích động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II?

Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Ngày 1/9/1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nghĩa là họ chỉ mất 6 năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Một điều ít ai biết rằng, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn.

Theo Global Research, các tổ chức tài chính trung ương của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ như là Ngân hàng Anh, Hệ thống dự trữ liên bang (FRS), cũng như các tổ chức tài chính và công nghiệp khác đã đặt ra mục tiêu thiết lập sự kiểm soát tuyệt đối đối với hệ thống tài chính của Đức, để kiểm soát các quá trình chính trị ở Trung Âu. Để thực hiện chiến lược này, các nhà tài phiệt đã hợp tác tài chính với chính phủ Đức Quốc xã và hỗ trợ cho chính sách đối ngoại bành trướng của chính quyền này, nhằm chuẩn bị và mở ra một Thế chiến mới.

Sau thế chiến thứ nhất và trước thế chiến hai, nước Đức sẽ không nhanh chóng trở lại mạnh mẽ như vậy, nếu không có sự hậu thuẫn cực lớn từ phía sau của các nhà tài phiệt ngân hàng phố Wall.

Vào mùa hè năm 1924, một dự án được gọi là “kế hoạch Daw Dawes” (Giám đốc của một trong những ngân hàng thuộc nhóm tài phiệt Morgan) đã cấp cho Đức một khoản vay lớn 200 triệu USD, một nửa trong số đó được hạch toán bởi JP Morgan (dưới sự chỉ dẫn của người đứng đầu Ngân hàng Anh là Montagu Norman). Trong khi các ngân hàng Anh-Mỹ giành được quyền kiểm soát không chỉ đối với việc chuyển các khoản thanh toán của Đức, mà còn đối với ngân sách, hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống tín dụng của nước này.

Tổng số tiền đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Đức trong giai đoạn 1924-1929 lên tới gần 63 tỷ Mác (trong đó 30 tỷ Mác được hạch toán bằng các khoản vay) và thanh toán tiền bồi thường chiến tranh 10 tỷ Mác. 70% doanh thu được cung cấp bởi các chủ ngân hàng từ Hoa Kỳ (hầu hết là từ JP Morgan). Kết quả là vào năm 1929, ngành công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới, nhưng phần lớn nằm trong tay các tập đoàn tài chính-công nghiệp hàng đầu của Mỹ.

Nhà cung cấp chính của cỗ máy chiến tranh Đức, đã tài trợ 45% cho chiến dịch bầu cử của Hitler vào năm 1930, và nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn Rockefeller. Còn tập đoàn Morgan thông qua công ty điện tử General Electric, đã điều khiển ngành công nghiệp điện và vô tuyến của Đức, và thông qua công ty viễn thông ITT đã chiếm giữ 40% mạng điện thoại nước Đức.

Sự hợp tác của các “ông lớn” Mỹ với tổ hợp công nghiệp quân sự Đức rất mãnh liệt và có sức lan tỏa, cho đến năm 1933, các ngành chủ chốt của ngành công nghiệp Đức và các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Ngân hàng Netherdner... đều nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính Mỹ.

Cựu Thủ tướng Đức Heinrich Brüning (cầm quyền năm 1930-1932) đã viết trong hồi ký của mình rằng kể từ năm 1923, Hitler đã nhận được một khoản tiền lớn từ nước ngoài. Vào tháng 5 năm 1933, các chủ ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall đã phân bổ cho Đức khoản vay mới với tổng trị giá 1 tỷ USD. Vào tháng 6/1933, Đức quốc xã lại có được 2 tỷ USD từ ngân hàng Anh.

Từ “bàn đạp kinh tế” này, Hitler đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới lần thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước đó cộng lại.

Tài phiệt tài chính Mỹ từng hết lòng tài trợ cho Hitler và giờ là Trung Quốc
“Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh. (Good Free Photos)

Với dòng tiền khổng lồ ồ ạt chảy vào, Hitler không chỉ có tiền để vận hành cỗ máy chiến tranh và diệt chủng người Do Thái, ông ta còn được ca tụng không ngừng bởi truyền thông đương thời. Nhờ đó, tội ác diệt chủng người Do thái của chế độ Nazis cũng trở thành câu chuyện không trọng yếu, nhiều người Đức thậm chí không tin rằng chính quyền Đức quốc xã đang diệt chủng 6 triệu người Do Thái. Sức mạnh của tiền và truyền thông luôn khiến sự thật phải biến mất. Một điều tương tự đang xảy ra tại Trung Quốc ngày nay.

Không còn Nazis, JP Morgan lựa chọn Bắc Kinh

JP Morgan, cũng giống như gần 100 năm trước, đổ tiền vào chế độ Hitler, hiện họ cũng nhiệt tình xuất hiện tại Mỹ. JP Morgan là định chế tài chính quốc tế đầu tiên nhận được giấy phép hoạt động 100% vốn nước ngoài tại Trung Quốc. Một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ thắm thiết giữa chế độ Bắc Kinh với tài phiệt đình đám nhất của Phố Wall.

Công ty chứng khoán J.P. Morgan Securities (China) và Công ty hợp đồng tương lai J.P. Morgan Futures của Tập đoàn JP Morgan đều là các công ty thuộc sở hữu hoàn toàn nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc.

Đối với lĩnh vực ngân hàng thương mại, J.P. Morgan đã mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp quy mô vừa của Trung Quốc, giúp họ thâm nhập thị trường quốc tế.

Nhờ có nhiều giấy phép hơn, J.P. Morgan sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm và nền tảng xuyên biên giới hơn đến Trung Quốc, đồng thời phát triển nhiều dịch vụ và hỗ trợ bản địa hóa hơn cho khách hàng.

Và lần này, không chỉ JP Morgan và các siêu ngân hàng phố Wall, sự nhiệt tình lớn nhất với Trung Quốc còn đến từ Quỹ đầu tư tài chính lớn nhất toàn cầu của Mỹ: Black Rock.

Cùng với JP Morgan, Blackrock đổ tiền cho Trung Quốc

Với tư cách là công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới và là doanh nghiệp đầu tiên nắm giữ khối tài sản trị giá hơn 10 nghìn tỷ USD, sức ảnh hưởng của Blackrock là không hề nhỏ, không chỉ trong nước mà ở nước ngoài cũng phải chịu sức ảnh hưởng của nó. Trong một bài viết gần đây, cựu nghị sĩ Úc kêu gọi thủ tướng đứng lên chống lại Blackrock như đã làm với Trung Quốc.

Theo WSJ đưa tin, trong một lá thư gửi cổ đông vào tháng 03/2020, CEO của Blackrock, ông Laurence Douglas Fink cho biết ông tiếp tục “tin chắc rằng Trung Quốc sẽ là một trong những cơ hội lớn nhất cho BlackRock trong dài hạn, cho cả các nhà quản lý tài sản và nhà đầu tư". BlackRock liên tiếp kêu gọi Phố Wall đổ tiền vào Trung Quốc.

Lời kêu gọi lạc quan mới nhất của BlackRock đối với Trung Quốc theo sau một báo cáo nghiên cứu mà họ phát hành vào tháng Năm, cũng cho rằng việc cơ cấu phân bổ cho cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc trong các chỉ số chuẩn toàn cầu là quá thấp. Trong báo cáo đó, BlackRock nói rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang ngày càng trở nên lưỡng cực, dẫn đầu là Hoa Kỳ và Trung Quốc ở hai đầu của quang phổ đó và các nhà đầu tư cần phân bổ đầu tư với cả hai cực theo các quy mô gần như ngang nhau.

Ông Fink đã cố gắng vun đắp mối quan hệ bền chặt với Bắc Kinh trong nhiều năm. Vào tháng Sáu, BlackRock đã trở thành nhà quản lý tài sản đầu tiên của Hoa Kỳ nhận được sự chấp thuận thành lập một doanh nghiệp quỹ tương hỗ ở Trung Quốc, một vị trí mà “chúng tôi rất vinh dự khi được đảm nhận”, ông Fink cho biết trong một tuyên bố vào thời điểm đó.

BlackRock cũng có một trong những danh sách lớn nhất của các quỹ đầu tư có phân bổ vào Trung Quốc, bao gồm các quỹ dành riêng cho Trung Quốc, cũng như các quỹ Á Châu và thị trường mới nổi có phân bổ vào Trung Quốc.

Theo tài liệu, các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc bao gồm:

  • 646 tỷ USD vào các công ty có ứng dụng bị cấm, chẳng hạn như Alibaba, Tencent và Ant Group.
  • hơn 220,9 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo
  • 88,9 tỷ USD vào ngân hàng
  • 50,4 tỷ USD vào công nghệ sinh học
  • 44,8 tỷ USD vào các công ty dữ liệu
  • 42,7 tỷ USD vào viễn thông
  • 31 tỷ USD vào dược phẩm
  • 20,8 tỷ USD vào chất bán dẫn
  • 6,1 tỷ USD trong công nghệ thông tin
  • 3,8 tỷ USD vào hoạt động giám sát
  • 1,3 tỷ USD vào công nghệ robot
  • 1,2 tỷ USD vào hàng không vũ trụ và quốc phòng.

20 nhà đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ tại các tổ chức của Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong) được thể hiện trong Bảng 1. Blackrock là nhà đầu tư lớn nhất theo phân tích của chính phủ, đã đầu tư hơn 155 tỷ USD vào hơn 1.500 mã chứng khoán. JPMorgan Chase & Co. có hơn 140 tỷ USD đầu tư vào các công ty Trung Quốc, và Vanguard Group đã đầu tư hơn 130 tỷ vào thị trường này. Những cái tên nổi tiếng khác trong danh sách top 20 bao gồm Citigroup, Morgan Stanley và Goldman Sachs.

Bảng 1: 20 nhà đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ ở Trung Quốc và Hồng Kông
Bảng 1: 20 nhà đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ ở Trung Quốc và Hồng Kông

Ông Christopher Moritz, người từng làm việc tại Thượng Hải cho một ngân hàng đầu tư lớn và hiện đang điều hành một công ty tư vấn đầu tư, đã chỉ ra xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa một số quan chức ở Washington. Ông viết: "Vị thế của Blackrock trong thị trường chứng khoán Trung Quốc thật đáng kinh ngạc, và càng rắc rối hơn nữa khi Blackrock cũng có mối quan hệ sâu sắc với Chính phủ Biden và Đảng Dân chủ".

Ông viết: “Cựu Giám đốc Đầu tư Bền vững Toàn cầu của Blackrock là lãnh đạo Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Biden. Cựu Tham mưu trưởng của ông Larry Fink cũng là Phó Thư ký Bộ Tài chính. Cựu chiến lược gia đầu tư toàn cầu của Blackrock là cố vấn kinh tế chính cho bà Kamala Harris. Chưa hết, trong khi ông Larry Fink của Blackrock ưu tiên đầu tư theo tiêu chuẩn ESG (viết tắt của Môi trường, Xã hội, Quản trị) và các hoạt động xã hội, thì Blackrock vẫn đầu tư lớn vào các thực thể bất chính của Trung Quốc bao gồm China Merchant Bank và Hikvision”. Ông Moritz nói rằng cả hai khoản đầu tư này đều nằm trong danh sách đen của chính phủ.

Quỹ BlackRock China Fund hàng đầu của công ty Blackrock, có sở hữu trong Tencent, China Merchant Bank và nhà sản xuất xe điện Xpeng, có tài sản được quản lý hơn 1.5 tỷ USD (số liệu cập nhật vào ngày 20/08/2021). BlackRock cũng điều hành một quỹ trái phiếu Trung Quốc, quỹ này đầu tư vào nhiều loại trái phiếu khác nhau của Trung Quốc, bao gồm trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ trong nước và ngoài nước, cũng như trái phiếu quốc tế phát hành bằng USD.

BlackRock Inc (BLK.N) có kế hoạch tung ra sản phẩm đầu tiên của mình trên thị trường quỹ giao dịch trên đất liền (ETF) trị giá 220 tỷ USD của Trung Quốc vào cuối năm nay (2022) và đã bắt đầu thuê nhân viên tương ứng, hai người có kiến ​​thức trực tiếp của vấn đề nói với Reuters.

Công ty quản lý tiền lớn nhất thế giới, phát triển mạnh nhờ sự gia tăng của đầu tư thụ động với 70% danh mục đầu tư toàn cầu trị giá 10 nghìn tỷ đô la của mình trong các quỹ ETF và quỹ chỉ số, sẽ là nhà quản lý quỹ nước ngoài đầu tiên thuộc sở hữu toàn bộ khai thác thị trường ETF nội địa Trung Quốc.

Quỹ hưu trí của người Mỹ đang tài trợ mạnh mẽ cho Bắc Kinh

Các tổ chức đầu tư lớn khác vào chứng khoán Trung Quốc bao gồm các tiểu bang và các quỹ hưu trí, như trong Bảng 2.

Các nhà đầu tư lớn nhất trong danh sách này là Bang California, với hơn 8,4 tỷ USD đầu tư, cùng với Alaska Permanent Fund Corp với hơn 2 tỷ USD, và Hệ thống hưu trí giáo viên Texas với hơn 1,1 tỷ USD. Các tiểu bang khác của Mỹ có các khoản đầu tư lớn vào Trung Quốc, theo thứ tự mức độ, bao gồm New York, New Jersey, Colorado, Wisconsin, Kentucky, Ohio, Pennsylvania, Florida, North Carolina, Utah, Oregon và Illinois.

Bảng 2: Các khoản đầu tư lớn nhất của các Quỹ hưu trí và tiểu bang ở Trung Quốc và Hồng Kông
Bảng 2: Các khoản đầu tư lớn nhất của các Quỹ hưu trí và tiểu bang ở Trung Quốc và Hồng Kông

Ông Moritz viết: “Điều này cho thấy một thực tế đáng lo ngại về việc các tổ chức tài chính và các tổ chức chính phủ Mỹ thực sự bảo lãnh cho tham vọng bá quyền của Trung Quốc bằng tiền lương hưu của người dân”. Trong số 8,4 tỷ USD nắm giữ của các thực thể Trung Quốc của Bang California, hơn 850 triệu USD là của các Doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các ngân hàng tham gia tài trợ cho chương trình BRI [Sáng kiến ​​Vành đai & Con đường] của Trung Quốc và cả các công ty viễn thông, ở vị trí hàng đầu trong danh sách các thực thể do nhà nước Trung Quốc giám sát. Cho đến năm 2019, giám đốc đầu tư của CalPERS (California Public Employees Retirement System - Quỹ hưu trí công cộng Califonia) là Yu Ben Meng, người trước đó đã giữ chức vụ phó giám đốc đầu tư của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc”.

Ủy viên Wessel viết: “Tốc độ rót vốn của các nhà đầu tư Mỹ vào Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng lên [,] làm suy yếu khả năng chống lại các mối đe dọa mà các chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc gây ra cho đất nước và các giá trị của chúng ta. Đã đến lúc áp đặt các biện pháp hạn chế toàn diện đối với dòng tiền và kiềm chế các hoạt động làm thuê của Phố Wall, giới đầu tư tư nhân và các tổ chức đầu tư khác”.

Vì sao tài phiệt tài chính lại thích nuôi dưỡng các chế độ độc tài?

Các chế độ độc tài là nguồn gốc của xung đột và họ là người luôn tạo ra chiến tranh, chạy đua vũ trang trên khắp toàn cầu. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy các tài phiệt kiếm bộn tiền từ chiến tranh. Cách kiếm tiền của họ là tài trợ cho các hãng vũ khí (mà họ có thể là chủ sở hữu luôn) và đồng thời cho chính phủ các nước vay nợ. Sau mỗi cuộc chiến, các chính phủ dù ở phe thắng hay bại đều chìm trong nợ nần vì các khoản chi tiêu khổng lồ cho chiến tranh, sau đó là chi tiêu lớn hơn nữa cho công cuộc tái thiết. Các chính phủ vay tiền từ ai để phục vụ chiến tranh? Chắc không phải từ các hãng sản xuất vũ khí siêu lợi nhuận mà là từ các siêu ngân hàng toàn cầu.

Các siêu ngân hàng toàn cầu này lại cũng chính là người tài trợ, thậm chí là nằm trong hội đồng quản trị của các hãng sản xuất vũ khí.

Là kẻ vừa cho vay để thúc đẩy chiến tranh, vừa hưởng lợi từ buôn bán vũ khí, vừa trở thành kẻ có quyền lực chính trị với các chính phủ nợ nần, suy yếu sau chiến tranh, lúc này ‘trùm cuối’ của các cuộc chiến không thể là ai khác ngoài chính các tài phiệt tài chính, hay gọi theo cách khác là các siêu ngân hàng toàn cầu, rộng hơn cũng có thể coi đó là nhóm gia tộc sở hữu các ngân hàng toàn cầu này. Dù gọi là gì thì cũng đúng, vì họ chính là kẻ hưởng lợi lớn nhất sau mỗi cuộc chiến, xung đột, và chết chóc trong vài trăm năm nay.

Quốc gia nợ nần sau chiến tranh

Sau Thế chiến I, nợ quốc gia của Mỹ tăng gấp 25 lần trước chiến tranh, nợ quốc gia của Vương quốc Anh tăng gấp 12 lần. Nước Đức thậm chí còn bị trả giá cay đắng hơn tất cả các quốc gia khác khi bị đổ lỗi đã khởi động cuộc chiến và buộc phải đền bù sau chiến tranh. Bên cạnh 3 triệu người Đức (tương đương với 15% dân số) bị chết trong Thế chiến I, nước Đức buộc phải đền bù 132 tỷ đồng mark vàng (đồng tiền nội tệ của Đức), tương đương khoảng 269 tỷ USD ngày nay, số tiền này gấp 3 lần GDP của Đức khi đó. Khoản đền bù chiến tranh này nước Đức sau gần một thế kỷ mới trả hết, khoản nợ cuối cùng được trả vào ngày 3/10/2010.

Tài phiệt tài chính Mỹ từng hết lòng tài trợ cho Hitler và giờ là Trung Quốc
Nợ của nước Mỹ sau Thế chiến I, Đại khủng hoảng, và Thế chiến II. (Nguồn: Cục ngân sách Quốc hội Mỹ).

Sau Thế chiến II, nợ quốc gia Mỹ so với GDP tăng gấp 4 lần so với thời kỳ sau Thế chiến I, và gấp 3 lần so với thời kỳ Đại khủng hoảng (1929-1933). Năm 1946, nợ quốc gia của Mỹ là 241,86 tỷ USD (tương đương với 2,87 nghìn tỷ USD hiện nay). Trong khi đó, Mỹ là bên chiến thắng trong cả hai Thế chiến.

Ai tài trợ và đứng sau các hãng vũ khí lớn nhất thế giới hiện nay?

Boeing, không chỉ chế tạo máy bay dân sự, máy bay quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa, thông tin liên lạc vũ trụ, mà còn là nhà sản xuất vũ khí lớn thứ 2 toàn cầu (theo danh sách trên). Hơn 30 ngân hàng ở Bắc Mỹ, châu Âu, và châu Á-Thái Bình Dương tài trợ tài chính cho hãng này.

Northrop Grumman, làm ăn hoàn toàn trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng, được tài trợ bởi Bank of America, JPMorgan Chase, Deutsche Bank (đứng thứ 27), Credit Suisse First Boston (đứng thứ 31), Lehman Brothers Holding (đứng thứ 83), và những nhà băng khác.

Lockheed Martin, nhờ có nhiều mối quan hệ có ảnh hưởng với chính phủ, đã trở thành nhà thầu số 1 của các hợp đồng quốc phòng. Lockheed chế tạo F-16 và các loại máy bay chiến đấu, tên lửa Patriot, vệ tinh, và các hệ thống khác. Một trong những kẻ bảo lãnh và là đại diện thân thuộc của Lockheed Martin là JP Morgan Chase.

Công ty Raytheon, một nhà sản xuất quân sự lớn khác, được giúp đỡ bởi Citigroup, Bank of America, Credit Suisse First Boston, và JP Morgan Chase.

General Dynamics, sản xuất xe bọc thép Stryker, xe tăng M1 Abrams, và gần đây là MRAP (Mine Resistant Ambush Protected), nhận dịch vụ chủ yếu từ Bank of America và JPMorgan Chase.

Đây là lý do các tài phiệt tài chính toàn cầu luôn là bạn đồng hành cho các chế độ độc tài, họ lờ đi các tội ác của chế độ này, kiếm tiền từ kinh doanh trên các thị trường độc tài nhờ ưu ái chính sách của chính quyền độc tài, sau đó lại kiếm tiền nhờ cho vay chính phủ độc tài và tạo chiến tranh. Có một nguyên lý là ngay cả khi chế độ độc tài bị đánh đổ thì chính quyền kế cận vẫn phải trả khoản nợ của chính phủ cũ. Đó là lý do, các định chế tài chính khổng lồ lờ đi mọi vấn đề đạo đức, nhân quyền và tội ác chống lại loài ngoài để làm đầy túi tiền của họ. Họ không bao giờ thất bại, họ luôn là kẻ chiến thắng cuối cùng. Nhân loại càng thống khổ, đạo đức càng bại hoại, nguồn thu lợi của họ càng lớn hơn.

Minh Đăng - Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Tài phiệt tài chính Mỹ từng hết lòng tài trợ cho Hitler và giờ là Trung Quốc