Tại sao truyền thông nhà nước Trung Quốc công kích cá nhân tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc truyền thông nhà nước Trung Quốc công kích cá nhân tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho thấy chính quyền ông Biden đang đi đúng hướng, đặc biệt là sau khi Hạ viện Mỹ thành lập 'Ủy ban Đặc biệt về Cạnh tranh Chiến lược Mỹ - Trung' do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Ủy ban này sẽ giúp Mỹ giám sát và chống lại những hành động của ĐCSTQ - đã và đang gây tổn hại cho lợi ích của người dân Mỹ.

Giới quan sát Trung Quốc hiểu rằng, những nỗ lực tuyên truyền không ngừng của các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc Nhật báoTân Hoa Xã hầu như đều là sai sự thật. Do đó, khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc lên án gay gắt một động thái nào đó của Quốc hội Mỹ, thì trên thực tế hẳn là người Mỹ đã vượt quá được mục tiêu và nên tiếp tục hành động. Tất nhiên, mục tiêu đó chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong trường hợp này, cơn thịnh nộ của ĐCSTQ nhắm vào việc Mỹ thành lập "Ủy ban Đặc biệt về Cạnh tranh Chiến lược Mỹ - Trung" do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Và điều đó có nghĩa là Ủy ban mới này chính xác là phương hướng hành động để Mỹ giám sát và chống lại những hành động của ĐCSTQ - đã và đang gây tổn hại cho lợi ích của người dân Mỹ.

Những phản ứng quyết liệt của chính phủ Mỹ đến từ các hành vi của chính quyền Trung Quốc trong những năm gần đây, bao gồm:

  • Đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ trên quy mô lớn;
  • Xâm nhập triệt để vào giới học thuật Hoa Kỳ (bao gồm cả vụ bê bối nổ ra tại Trung tâm Penn Biden của Đại học Pennsylvania);
  • Vạch mặt các nhân viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ có liên hệ với ĐCSTQ;
  • Hoạt động gián điệp không ngừng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ;
  • Quá trình chuyển dịch hoạt động sản xuất của Mỹ sang Trung Quốc kéo dài hàng thập kỷ;
  • Sự hiếu chiến của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) trên biển;
  • Tuồn fentanyl và các tiền chất của nó vào nước Mỹ;
  • Hỗ trợ trực tiếp về ý thức hệ và tài chính cho nhóm Black Lives Matter;
  • Việc Mỹ gia tăng sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc làm nổi bật các lỗ hổng an ninh quốc gia của Hoa Kỳ…

Thật ngạc nhiên khi Ủy ban này không được thành lập từ nhiều năm về trước!

Liệu từ phẫn nộ (được định nghĩa là "cơn thịnh nộ dữ dội và thường được thể hiện công khai") có đủ gay gắt để mô tả phản ứng của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đối với Ủy ban mới này không?

Dưới đây là một số trích đoạn chọn lọc từ bài chỉ trích của tờ Global Times vào ngày 12/1:

  • “Ông Kevin McCarthy … đã thổi bùng lên một ngọn lửa [trong lòng người dân] Trung Quốc".
  • “Ở Washington, một số ủy ban, cơ quan hoặc nhóm nhằm vào Trung Quốc gần như đã trở nên 'cũ rích'. Về cơ bản, chúng được tạo ra để giải quyết mối quan ngại và thậm chí là sợ hãi của Hoa Kỳ trước sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc".
  • “Ủy ban này chắc chắn sẽ gây rắc rối bằng mọi giá từ con số không để phóng đại những vấn đề nhỏ nhặt và tìm mọi cơ hội để gây ồn ào trong quan hệ Mỹ - Trung".

Nhưng luận điệu cay độc cuối cùng của tờ Global Times nhắm trực tiếp vào tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Chính quyền Trung Quốc quy kết ông là “người tái xuất” của cựu Thượng nghị sĩ Joe McCarthy. Trong những năm 1950, ông là Chủ tịch Ủy ban Thượng viện về Hoạt động của Chính phủ. Cơ quan này đã điều tra và nhổ tận gốc những người thuộc ĐCSTQ trong chính phủ Hoa Kỳ và các cơ quan khác của Hoa Kỳ.

Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc của đảng Cộng hòa tổ chức họp báo về báo cáo cuối cùng về mối đe dọa từ Trung Quốc
Lãnh đạo thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington vào ngày 30/9/2020. Lực lượng Đặc nhiệm Trung Quốc của Đảng Cộng hòa tổ chức một cuộc họp báo về mối đe dọa Trung Quốc. (Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images)

Tờ Global Times tiếp tục: “Cái tên 'McCarthy' đại diện cho một phần lịch sử đen tối của Washington, một cơn gió độc của Chiến tranh Lạnh. … Hai người có cùng họ và cũng có rất nhiều điểm tương đồng về phong cách diễn ngôn, lập trường chính trị, lý luận chống cộng và màu sắc tư tưởng".

Nhưng những người cộng sản, giống như hầu hết những người thuộc phe cánh tả của Mỹ ngày nay, đã hoàn toàn hiểu sai sự tương đồng. Mặc dù bị chỉ trích vì đe dọa các nhân chứng trước ủy ban của mình, "ông McCarthy thực sự đã đánh giá thấp số lượng điệp viên Liên Xô của Mỹ làm việc cho Liên Xô trong chính Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (gọi tắt là FDR)", theo tờ Newsmax.

Phân tích mang tính học thuật về chương trình tuyệt mật Venona (chuyên giải mã điện tín của các nhà ngoại giao Liên Xô từ khắp nơi trên thế giới gửi về Moscow) đã phát hiện ra hơn 500 điệp viên Liên Xô đã được xác nhận, trong khi ông McCarthy dự đoán có 205 người tồn tại vào thời điểm điều trần của Ủy ban. Và con số này chưa tính đến các đặc vụ của ĐCSTQ và những người bạn đồng hành cả trong và ngoài chính phủ Hoa Kỳ trong suốt những năm qua.

Nói tóm lại, ông “Bomber Joe” McCarthy đã đúng, và những người chỉ trích ông đã sai về sự thâm nhập sâu rộng vào chính phủ Hoa Kỳ của các đặc vụ của ĐCSTQ. Thật vậy, có bao nhiêu đặc vụ của ĐCSTQ vẫn đang hoạt động trong bộ máy quan liêu liên bang và các tổ chức khác của Mỹ vào năm 2023?

Ủy ban mới đã được thông qua với tỷ lệ 365 - 65 (365 phiếu thuận và 65 phiếu chống). Chỉ có những người ngoại đạo thuộc phe cánh tả như The Squad và một số người trong nhóm Congressional Progressive Caucus (một nhóm cấp tiến gồm các thành viên Quốc hội Mỹ) mới bỏ phiếu chống lại việc thành lập Ủy ban này, bất chấp cuộc chiến hỗn hợp không ngừng của ĐCSTQ chống lại Hoa Kỳ rõ như ban ngày trong nhiều năm (như đã lưu ý ở đây, ở đâyở đây).

Phải chăng 65 người bỏ phiếu chống bằng cách nào đó đã “quên” lời tuyên thệ nhậm chức của họ, trong đó có điều khoản, “Tôi long trọng tuyên thệ (hoặc khẳng định) rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ chống lại mọi kẻ thù, trong và ngoài nước”? Vì nếu ĐCSTQ không phải là kẻ thù nước ngoài của Hoa Kỳ và Hiến pháp của Hoa Kỳ, thì không có sự việc như vậy tồn tại!

Có lẽ một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Ủy ban mới này là điều tra các tài khoản ngân hàng của 65 người này để xác định xem, họ có bất kỳ mối liên hệ nào với ĐCSTQ hay không.

Sự ủng hộ đáng kể của lưỡng đảng Mỹ dành cho Ủy ban này chắc chắn đã gây sốc cho ĐCSTQ - những người đã dốc không ít tâm sức vào việc thâu tóm giới tinh hoa ở Hoa Kỳ, bao gồm cả gia đình ông Biden (như ông Scott Powell của Viện Discovery đã nhấn mạnh vào tháng 11/2022) và những người có khả năngmong đợi lợi tức đầu tư cao hơn - hoặc ít nhất là có nhiều cuộc tranh luận hơn tại Hạ viện và nhiều bài xã luận ủng hộ Trung Quốc hơn trên các phương tiện truyền thông cũ.

Việc công kích ông Kevin McCarthy cả về phương diện cá nhân và công khai trong tuần đầu tiên của ông với tư cách là tân Chủ tịch của Hạ viện Mỹ có lẽ là một sai lầm của ĐCSTQ. Ông McCarthy hẳn sẽ trở nên cứng rắn hơn trước những lời lăng mạ từ ĐCSTQ.

Có phải ĐCSTQ mong đợi rằng, những người ủng hộ họ trong tổ hợp truyền thông của Đảng Dân chủ sẽ dồn ép và cáo buộc ông McCarthy vì đã thành lập Ủy ban mới? Chắc chắn, một số người đã cố chơi “con bài phân biệt chủng tộc” ngụ ý rằng, Ủy ban mới sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng chủng tộc giữa những người Mỹ gốc Á.

Hạ nghị sĩ Judy Chu (D-Calif.), Chủ tịch Nhóm Quốc hội Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương và là người "không bỏ phiếu," đã nhắc nhở các thành viên ủy ban "rằng ủy ban này không nên được sử dụng như một lời mời mở cho giao thông bài ngoại trắng trợn, chống Trung Quốc mà chúng tôi biết sẽ dẫn đến bạo lực thể xác đối với người Mỹ gốc Á," theo CNSNews.

Dân biểu Judy Chu - Chủ tịch của Nhóm nghị sĩ Quốc hội Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương (AAPI) và là người “không bỏ phiếu” - đã nhắc nhở nghiêm túc các thành viên của Ủy ban rằng: "Ủy ban này không nên được sử dụng để tuyên truyền các luận điệu bài ngoại, chống Trung Quốc một cách trắng trợn - điều mà chúng tôi biết là sẽ dẫn đến bạo lực thể chất đối với người Mỹ gốc Á”, theo hãng thông tấn CNSNews.

Tuy nhiên cũng xin lưu ý rằng, Ủy ban này nhắm mục tiêu chính xác vào ĐCSTQ theo đúng tên gọi của nó, chứ không phải nhắm vào những người dân Trung Quốc vốn đã bị ĐCSTQ đàn áp và vây hãm từ lâu.

Kết luận

Người Mỹ đang theo dõi rất sát sao từng động thái của tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy. Ông ấy sẽ tuân thủ hay không tuân thủ các thỏa thuận đã đạt được với những người thuộc phái bảo tồn truyền thống trong Hạ viện Mỹ - những người đã ủng hộ để ông ấy có thể đắc cử chức Chủ tịch Hạ viện?

Việc một trong những động thái đầu tiên của ông liên quan đến việc thành lập “Ủy ban Đặc biệt về Cạnh tranh Chiến lược Mỹ - Trung” là một bước khởi đầu tuyệt vời theo đúng hướng. Do đó, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc mới không khỏi thất vọng và viện đến các cuộc công kích cá nhân nhắm vào tân Chủ tịch mới của Hạ viện Mỹ. Đó là tin tốt lành đối với nước Mỹ.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch

Tác giả Stu Cvrk là Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông đã giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do - điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao truyền thông nhà nước Trung Quốc công kích cá nhân tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ?