Tân Thủ tướng Anh đưa ra lập trường cứng rắn với Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tân Thủ tướng Anh coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đã chi phối mọi hoạt động thương mại và ngoại giao sau Thế chiến thứ II. Bà cam kết sẽ xây dựng một bức tường thành để chống lại sự bành trướng của ĐCSTQ.

Quan hệ giữa London và Bắc Kinh đã trở nên tồi tệ trong thập kỷ qua khi Anh ngày càng lo ngại rằng việc mở cửa cho đầu tư của Trung Quốc có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia, đồng thời sự quyết đoán về kinh tế và quân sự của Trung Quốc có thể đi ngược lại chương trình thương mại tự do hậu Brexit của nước này.

'Trung Quốc là mối đe dọa đối với trật tự quốc tế'

Tân Thủ tướng Anh Liz Truss nói trong một bài phát biểu cấp cao đầu năm nay: "Các quốc gia phải tuân thủ luật chơi, bao gồm cả Trung Quốc", đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh đang "nhanh chóng xây dựng một quân đội có khả năng can thiệp vào các khu vực có lợi ích chiến lược của châu Âu".

Bà Truss cảnh báo rằng nếu Trung Quốc không tuân theo các quy tắc toàn cầu, họ sẽ vọt lên như một siêu cường và họ nên học hỏi từ phản ứng kinh tế mạnh mẽ của phương Tây đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Bà nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi và phương Tây nên đảm bảo khả năng tự vệ của Đài Loan, mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã gửi lời chúc mừng đến bà Truss. Văn phòng của bà lưu ý rằng trong cuộc tập trận quân sự gần đây của Trung Quốc gần hòn đảo. Bà Truss đã kêu gọi phe dân chủ toàn cầu tiếp tục đảm bảo khả năng tự vệ của Đài Loan.

Thời báo Hoàn cầu Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã gọi bà Truss là một "người theo chủ nghĩa dân túy cấp tiến" và nói rằng bà nên loại bỏ "tâm lý đế quốc lỗi thời".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh hôm thứ Ba cho biết bà hy vọng quan hệ với Anh sẽ "đi đúng hướng".

Ông James Rogers, đồng sáng lập Hội đồng nghiên cứu Geostrategy có trụ sở tại London, cho biết bà Truss sẽ áp đặt nhiều hạn chế hơn đối với việc Trung Quốc mua lại các công ty của Anh và sẽ làm nhiều hơn nữa để ràng buộc các nước với nhau nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ông nói: “Bà ấy hiểu cách những lợi ích kinh tế ngắn hạn sẽ tác động đến chiến lược và chính trị lâu dài như thế nào, đồng thời bà sẽ cố gắng cân bằng những lợi ích đó hiệu quả hơn so với trước đây”.

Kỷ nguyên vàng Anh - Trung đã qua

Dưới thời Thủ tướng David Cameron, Anh và Trung Quốc đã trui rèn cái mà ông gọi là "kỷ nguyên vàng" của mối quan hệ song phương. Vào năm 2015, ông bày tỏ muốn trở thành người bạn thân nhất của Bắc Kinh ở phương Tây.

Nhưng trong bảy năm qua, với ba lần thay đổi thủ tướng cùng với những lời chỉ trích ngày càng tăng đối với các hoạt động thương mại của Bắc Kinh và hàng loạt quyền tự do ở Hồng Kông và Tân Cương, Anh đã chuyển từ vị trí ủng hộ lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu thành một trong những người chỉ trích gay gắt nhất nước này.

Đảng Bảo thủ đã trở nên thù địch hơn với Trung Quốc ngay cả khi ông Johnson tự gọi mình là "người Trung Quốc nhiệt thành".

Chính phủ gần đây đã có động thái hạn chế sự tham gia của Trung Quốc vào lĩnh vực điện hạt nhân của Anh. Bà Truss cũng đã ký hiệp ước quốc phòng cung cấp cho Úc công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân để giúp đẩy lùi sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Năm ngoái với tư cách là Bộ trưởng Thương mại, bà Truss cảnh báo rằng phương Tây có thể mất quyền kiểm soát thương mại toàn cầu trừ khi họ cứng rắn với Bắc Kinh và thúc đẩy cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới.

Bà nói: “Nếu chúng ta không hành động, thì chúng ta có nguy cơ bị phân mảnh thương mại toàn cầu dưới sự thống trị của kẻ lớn nhất".

Cuối năm 2021, bà đã thuyết phục các ngoại trưởng G7 đưa một dòng vào thông cáo kết thúc của họ lên án các chính sách kinh tế của Trung Quốc - ám chỉ chính sách đầu tư toàn cầu của Bắc Kinh mà các nhà phê bình cho rằng có thể khiến các nước nghèo hơn mắc vào bẫy nợ.

Ông Charles Parton, một cựu quan chức ngoại giao Vương quốc Anh, người đã dành 22 năm phân tích Trung Quốc và hiện là đồng sự tại Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute), cho biết mặc dù Trung Quốc có khả năng đưa ra lời đe dọa về việc rút đầu tư nhưng điều này khó có thể xảy ra.

"Trung Quốc không phải là một tổ chức từ thiện. Nước này không đầu tư vì họ thích màu mắt của chúng ta. Họ làm điều đó với những lý do rất cụ thể", ông nói. "Bắc Kinh sẽ tiếp tục đầu tư, và công việc của chúng ta là xem liệu khoản đầu tư đó có còn phù hợp với lợi ích của chúng ta hay không".

Tân Thủ tướng Anh cam kết cùng Mỹ chống lại Nga

Tân Thủ tướng Anh Liz Truss mong muốn "hợp tác chặt chẽ cùng Tổng thống Joe Biden với tư cách lãnh đạo của các nền dân chủ tự do để giải quyết những thách thức chung, đặc biệt là các vấn đề kinh tế cực đoan do cuộc chiến của ông Putin gây ra", tuyên bố ngày 6/9 của Văn phòng Thủ tướng Anh cho hay, đề cập Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong cuộc điện đàm chúc mừng tân Thủ tướng Anh, Tổng thống Biden cũng mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước.

"Tôi muốn thắt chặt quan hệ đặc biệt giữa hai nước chúng ta và hợp tác chặt chẽ trong các thách thức toàn cầu, trong đó có tiếp tục hỗ trợ Ukraine chống lại chiến dịch quân sự của Nga", ông Biden đăng Twitter sau đó.

Một quan chức Mỹ cho biết Nhà Trắng rất mong đợi ông Biden và bà Truss có thể tiếp tục liên minh để chống lại chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, cũng như chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Bà Truss đã chiến thắng trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh ngày 5/9 và nhậm chức thủ tướng một ngày sau đó. Trong bối cảnh Anh đối mặt loạt thách thức lớn nhất trong nhiều thập kỷ, bà Truss lạc quan tuyên bố sẽ đưa đất nước vượt qua cơn bão và trở thành "quốc gia đầy khát vọng".

Lam Giang



BÀI CHỌN LỌC

Tân Thủ tướng Anh đưa ra lập trường cứng rắn với Trung Quốc